Kỹ Năng Kèm Cặp Hướng Dẫn: Mô Hình EDAC

Chúng ta biết rằng hiện tại có rất nhiều mô hình kèm cặp hướng dẫn nhân viên nhưng trong số đó mô hình EDAC là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

1. Thế nào là mô hình EDAC

Mô hình này kèm cặp hướng dẫn nhân viên tập trung vào một kỹ năng hoặc hình thành thói quen với quy trình làm việc chuẩn. Nó là một quy trình làm việc liên tục nhằm phát huy năng lực và hình thành thói quen định hướng cho nhân viên. Với mô hình EDAC người huấn luyện sẽ kèm cặp và hướng dẫn nhân viên kỹ năng và tiến bộ hơn trong công việc.

Mô hình EDAC


Explain – Giải thích

Bước đầu tiên trong mô hình EDAC là bước trao đổi của người huấn luyện với người được huấn luyện nhằm thống nhất mục đích huấn luyện. Phải giải thích, nêu rõ các bước quy trình với người được huấn luyện để thống nhất hoạt động.

Như trong việc huấn luyện đội ngũ nhân viên bán hàng: Người quản lý sẽ trao đổi với nhân viên bán hàng, chỉ ra các điểm yếu , các điểm mạnh của nhân viên và các điểm cần cải thiện. Từ đó trao đổi lấy ý kiến và giải thích các khúc mắc, phản hồi của nhân viên. Sau khi thống nhất được nội dung và mục đích huấn luyện thì người huấn luyện phải nêu được rõ các bước, quy trình và cách thức thực hiện.

Demonstrate – Làm mẫu

Người huấn luyện phải có trách nhiệm làm mẫu và giải thích cách làm từng bước, chỉ ra các điểm cần lưu ý và tiêu chí đánh giá cho người được huấn luyện. Phải giải đáp được những thắc mắc mà người được hướng dẫn đặt ra. Vai trò quan trọng của người huấn luyện ở bước này là quan sát, đánh giá và nhận xét rõ ràng cho người được huấn luyện. Từ các bước của một quy trình chuẩn với những kỹ năng cần đạt được từ đó đưa ra những ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm cho người được huấn luyện.

Apply – Áp dụng

Bước này yêu cầu người được huấn luyện nói ra các bước trước khi thực hành thực tế. Người huấn luyện lưu ý không được can thiệp vào quá trình thực hiện của người được huấn luyện đến khi hoàn thành tất cả các bước.

Consolidate – Đúc kết

Bước cuối cùng trong mô hình EDAC, sau khi người được huấn luyện đã thực hành xong thì người huấn luyện sẽ tiến hành nhận xét. Rồi đúc kết chỉ ra những điểm tốt và những điểm cần cải thiện. Trong quá trình đó người huấn luyện phải ghi nhận những phản hồi của người được huấn luyện, giải thích cũng như chia sẻ những kinh nghiệm. Lúc này lại bắt đầu với bước Giải Thích theo mô hình EDAC.

2. Ý nghĩa của mô hình EDAC

Chúng ta phải biết rằng đây là một chu trình liên tục trong công tác huấn luyện nhân viên. Nhưng kèm theo đó phải có những nguyên tắc trong quá trình hướng dẫn kèm cặp nhân viên, người hướng dẫn có thể làm mẫu 2-3 lần để người được hướng dẫn quan sát và học hỏi sau đó để họ tự thực hiện. Phải có tiêu chí đánh giá, so sánh sự tiến bộ của nhân viên trước và sau khi được kèm cặp và hướng dẫn.

Muốn áp dụng thành công mô hình EDAC trong doanh nghiệp nhất định bạn phải thực hiện qua 4 bước: Giải thích, làm mẫu, áp dụng, đúc kết.

Quá trình đào tạo, hướng dẫn nhân viên của các quản lý chuyên nghiệp là nhằm mục đích quan trọng nhất đó nâng cao năng lực làm việc của nhân viên từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc huấn luyện còn giúp các nhà quản lý giảm bớt áp lực, cùng nhau chia sẻ gánh nặng công việc. Tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện. Nâng cao được năng lực lãnh đạo, dẫn dắt đội nhóm tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao.

Nhân viên sẽ không đạt được kỹ năng mới khi người hướng dẫn chỉ dẫn quá ít hoặc quá nhiều trong một lúc. Hoặc có thể nói mà không minh họa, thiếu kiên nhẫn, không chuẩn bị kỹ, không khuyến khích người được hướng dẫn áp dụng vào công việc và không ghi nhận phản hồi tạo ra không khí căng thẳng giữa cả hai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ