Tối Đa Hoá Năng Lực Nhân Viên Dựa Trên Mô Hình MARS

1. Tổng quan về mô hình MARS

Mô hình MARS được thể hiện qua hình vẽ dưới đây là bước khởi đầu khá hữu dụng để tìm hiểu về các động lực của hành vi và tính cách cá nhân. 4 yếu tố tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và tính cách cá nhân của nhân viên và đem lại hiệu quả công việc cao là: Động lực (motivation), năng lực (ability), ý thức công việc (role perception), yếu tố tình huống (situational factors) bốn tác nhân này tạo nên chữ viết tắt MARS của tên mô hình.

Mô hình MARS, được thể hiện qua hình 2, là bước khởi đầu khá hữu dụng để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân và các hệ quả. Theo mô hình ta thấy hành vi cá nhân bị tác động bởi vài biến tố cá nhân khác nhau, trong đó tính cách và các giá trị là các đặc điểm ổn định nhất, các cảm xúc, thái độ và áp lực là các đặc điểm tính cách thiếu ổn định hơn, còn nhận thức cá nhân và học vấn thường nằm giữa 2 thái cực này. Mỗi yếu tố trên liên quan tới mô hình MARS theo các cách khác nhau.

2. Hiểu về bản chất của mô hình MARS và biểu hiện hành vi cá nhân

Mô hình này là bước khởi đầu để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân. Trong mô hình đề cập đến 4 yếu tố ảnh hưởng tới hành vi cá nhân tác động tới hiệu quả công việc.

2.1 Động lực làm việc của nhân viên

Động lực tiêu biểu cho sức mạnh bên trong một con người có ảnh hưởng tới định hướng, nỗ lực và tính bền bỉ của cá nhân đó đối với hành vi tự giác. Động lực cần duy trì trong thời gian nhất định để đạt đến mục đích cuối cùng.

2.2 Năng lực

Năng lực của nhân viên cũng tạo ra sự khác biệt trong hành vi cư xử và việc thực hiện nhiệm vụ. Năng lực bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh và các khả năng đã được học để hoàn thành công việc. Năng khiếu là khả năng bẩm sinh giúp nhân viên tiếp thu các công việc cụ thể nhanh hơn và thực hiện tốt hơn.

Có rất nhiều năng khiếu khác nhau, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và khả năng học tập các kỹ năng của chúng ta bị ảnh hưởng bởi những năng khiếu này. Các khả năng đã học được liên quan tới các kỹ năng và kiến thức bạn đã thực sự giành được. Điều này bao gồm các kỹ năng thể chất và tinh thần bạn có được cũng như các kiến thức bạn đã học, ghi nhớ và áp dụng cho công việc sau này.

2.3 Ý thức công việc

Là nhận thức về công việc, trách nhiệm công việc của mỗi cá nhân. Để có thể nâng cao ý thức công việc phải bảo đảm rằng nhân viên hiểu trách nhiệm bắt buộc của mình và chỉ ra được mối liên quan giữa công việc của nhân viên với mục tiêu của tổ chức. Trong quá trình làm việc nhân viên cũng sẽ xác định được nhiệm vụ cụ thể của mình và nhận được những phản hồi thường xuyên và có ích.

2.4 Các yếu tố tình huống

Cùng với các yếu tố động lực làm việc, khả năng và ý thức công việc, hoàn cảnh mà con người làm việc cũng có ảnh hưởng tới hành vi và hiệu quả công việc. Các yếu tố tình huống bao gồm các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát cuả nhân viên và có thể có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành vi và công việc. Một vài điều kiện từ bên ngoài nhân viên, tổ chức không kiểm soát được như điều kiện kinh tế, văn hóa. Một vài điều kiện như ngân quỹ và các cơ sở vật chất phục vụ cho công việc lại chịu sự điều khiển của những người khác trong tổ chức.

LCT Education hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ học được cách làm chủ và tối đa hóa được năng lực cho nhân viên của mình. Bạn sẽ khám phá ra cách thức xây dựng niềm tin về công việc cho nhân viên cùng như cách tạo động lực cho nhân viên của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ