Vai Trò Thay Đổi Của Lãnh Đạo Trong Kỷ Nguyên Số Quản Lý Theo OKR

Có thể nói rằng quản lý theo OKR là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng thời gian gần đây nó đã được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp. Vì với mọi tổ chức việc đo lường hiệu quả hoạt động là điều quan trọng. Những thông số này có thể xem xét để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

1. OKR là gì – Tại sao nên quản lý theo OKR

OKR giúp liên kết nội bộ tổ chức bằng việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban cùng mục tiêu cá nhân tới các kết quả cụ thể. 2 đặc điểm chính của phương pháp thiết lập mục tiêu phổ biến này bao gồm:

  • Mục tiêu (Objective): mục tiêu của công ty, của phòng ban hoặc cá nhân
  • Kết quả then chốt (Key Result): những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu.

Hệ thống này được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng.

2. Nguyên lý hoạt động của OKR

Điểm khác biệt của OKR so với các nguyên tắc quản lý mục tiêu khác là dựa trên hệ thống niềm tin sau:

  • Tính tham vọng: Objective luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực
  • Tính đo lường được: Key Result được gắn với các mốc có thể đo lường được.
  • Tính minh bạch: Tất cả thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều có thể theo dõi OKR của tổ chức.
  • Tính hiệu suất: OKR không được dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Trong mô hình OKR mục tiêu phòng ban và cá nhân được kết nối với mục tiêu cấp cao của công ty thông qua kết quả đo lường. Hay nói cách khác mục tiêu của mỗi cấp sẽ được dựa trên Objective và Key result của cấp độ cao hơn.

  • OKR cấp độ công ty luôn được quý trọng nhất.
  • OKR cấp độ bộ phận và phòng ban sẽ là ưu tiên của phòng ban đó.
  • OKR cấp độ cá nhân thể hiện công việc mà cá nhân đó sẽ tập trung hoàn thành.

3. Vai trò thay đổi của nhà lãnh đạo, quản lý theo OKR

Các nhà lãnh đạo, quản lý cần thiết lập 1 hệ thống mục tiêu của công ty theo quý hoặc theo năm với 3-5 mục tiêu cốt lõi. Sau khi chốt các mục tiêu, phòng ban sẽ xác định các kết quả cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Những kết quả then chốt đó sẽ giúp định hướng mục tiêu cho cấp độ tiếp theo của tổ chức.

Mỗi một công ty với kiểu quy mô khác nhau sẽ có các kiểu theo dõi OKR khác nhau. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn đã chuẩn bị sẵn một quy trình trước khi bắt tay vào OKR nếu không công việc sẽ lộn xộn và không mang lại giá trị khi áp dụng.

  • Xác định Objective và Key Result của doanh nghiệp
  • Xác định hệ thống để tổ chức quản lý OKR
  • Phổ biến với các trưởng phòng ban, bộ phận để cùng nhau phác thảo mục tiêu phòng ban bộ phận
  • Phổ biến OKR tới toàn doanh nghiệp
  • Trưởng phòng ban bộ phạn làm việc với các thành viên để phác thảo mục tiêu cá nhân
  • Kết nối phân tầng và trình bày OKR
  • Theo dõi và quản lý OKR cá nhân

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về OKR. Bạn cũng nên nhớ rằng đây là phương thức giúp thức đẩy gắn kết nhân viên. Tăng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và giao quyền trong tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ