Khi thay đổi diễn ra quá nhanh khiến bạn choáng váng, bạn luôn có 2 lựa chọn. Bạn có thể cuộn tròn trên ghế với một tách trà nóng và cầu mong mọi thứ vẫn như cũ. Hoặc bạn có thể xem sự thay đổi như một cơ hội thú vị để phát triển.
Nhà tương lai học April Rinne, tác giả của Flux: 8 siêu năng lực để phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ thay đổi liên tục hoàn toàn đồng ý với ý kiến thứ 2. Bà nói với khán giả chương trình Talent Connect rằng “Tôi yêu cầu bạn phải yêu thích sự thay đổi. Khi làm điều đó, bạn có thể cải thiện khả năng chịu đựng sự không chắc chắn và khai thác những điều chưa biết để thúc đẩy sự thay đổi tích cực.”
Như mọi người đã biết, nơi làm việc đang trải qua sự không chắc chắn và thay đổi chóng mặt trong những năm này. Chỉ một hoặc hai thế hệ trước, nhân viên thường dành cả đời cho công ty. Nhưng năm 2022, April lưu ý rằng 22% công nhân làm việc chưa đầy 1 năm và 33% làm việc chưa tới 2 năm. LinkedIn đã biến đổi sơ yếu lý lịch bằng giấy. Sau đó là AI sẵn sàng thay đổi mọi thứ.
Dù bạn thích hay ghét, sự thay đổi là không thể tránh khỏi. Vậy tại sao bạn không học cách chấp nhận nó? Dưới đây là 4 tip từ April giúp bạn làm điều đó.
1. Xem khả năng nắm bắt sự thay đổi là một kỹ năng có giá trị
April chia sẻ rằng “Trong một thế giới ưu tiên kỹ năng, nắm bắt sự thay đổi là kỹ năng số 1 mà bạn cần. Nó xuất phát từ bên trong”. Nguyên nhân mọi người lo ngại sự thay đổi là vì có nhiều điều mà họ không thể kiểm soát khiến họ sợ hãi. Khi phải tạo ra sự thay đổi, chúng ta thường xem xét tính khả thi của nó.
Cô ấy nói thêm “Nhưng khi chúng ta đón nhận sự thay đổi, chúng ta sẽ tạo ra sự mới mẻ và tăng trưởng”.
2. Xem xét sự thay đổi với hi vọng thay vì nỗi sợ
Nếu bạn đang trải qua sự thay đổi mà bạn không muốn hoặc không thấy trước, vẫn có nhiều cách để thay đổi quan điểm giúp bạn thoải mái hơn.
April nói với các khán giả rằng “Một trong số nhiều nhân tố quan trọng là thích hoặc ghét sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta đón nhận hay từ chối chúng như cách chúng ta đặt hi vọng hay nỗi sợ vào chúng.” Nỗi sợ kéo chúng ta xuống và gây ra các lo âu. “Ngược lại, hi vọng lại nâng chúng ta lên. Nó mang đến sự sáng tạo và các dấu hiệu cởi mở, sẵn sàng thử điều mới.”
Cô ấy giải thích rằng cô không nói về những “hy vọng ngây thơ” mà là “hy vòng điều đó hoàn thành mong muốn” và biết điều gì đang đe dọa nhưng vẫn tin rằng một thế giới công bằng, bền vững hơn có thể xảy ra.
3. Thể hiện sự tò mò
Nếu hi vọng có vẻ quá khó khăn, April gợi ý hãy thử tò mò; hỏi câu hỏi; tìm hiểu những gì thay đổi. Hãy xem xét nó có thể làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn như thế nào. Nếu nền văn hóa của bạn có truyền thống giúp điều hướng sự không chắc chắn, hãy dựa vào những truyền thống đó. Ở Nhật Bản có khái niệm wabi-sabi, tôn vinh sự vô thường, sự không hoàn hảo và bản chất nhất thời của vạn vật. Những khái niệm như thế giúp mọi người điều hướng sự thay đổi.
“Quan điểm của tôi đơn giản là sự tò mò và văn hóa có thể đi một chặng đường dài hướng tới hy vọng và thúc đẩy sự thay đổi.”
4. Áp dụng “tư duy thay đổi” thay vì “tư duy tăng trưởng”
Năm 2006, chuyên gia tâm lý Carol Dweck tại Stanford đã giới thiệu về “tư duy tăng trưởng”. Nó mô tả về những người tin rằng họ có thể phát triển nhờ làm việc chăm chỉ và đóng góp ý kiến từ người khác.
“Nghiên cứu và ý tưởng của giáo sư Dweck rất phi thường. Nhưng tư duy tăng trưởng không thật sự giải quyết được cách chúng ta đối phó với sự thay đổi liên tục, không ngừng và sự không chắc chắn.”, theo April.
Vì vậy, chúng ta cần “tư duy thay đổi”. Cô ấy mô tả đây là khả năng nhìn thấy mọi thay đổi – tốt, xấu, được mong đợi, bất ngờ và đặc biết là những thứ bạn không thể kiểm soát và ước sẽ biến mất – như một cơ hội để học hỏi, phát triển và cải thiện.
“Tôi đang nói về việc yêu thích sự thay đổi phong phú, phức tạp và phi thường như thế nào. Thực tế là mỗi ngày bạn có thể cải thiện cách bạn chuẩn bị và điều hướng nó tốt hơn.”
Đón nhận sự thay đổi được áp dụng như thế nào trong thế giới công việc
April chỉ vào “nấc thang của sự nghiệp” – sự thăng tiến ổn định, có thể dự đoán được dựa trên kinh nghiệm làm việc – là nơi mà sự thay đổi đang diễn ra. Cô giải thích, trong vài thập kỷ qua, chiếc thang này đã sụp đổ vì người sử dụng lao động đã “xé bỏ hợp đồng xã hội” và người lao động tìm kiếm sự linh hoạt và tự chủ hơn.
Thay vào đó, cô kêu gọi mọi người áp dụng “porfolio”. Chúng bao gồm tất cả kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động, cả những kinh nghiệm và kỹ năng không có trong sơ yếu lý lịch (như nuôi dạy con cái). Đối với người lao động, chúng mang lại sự linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai. Đối với những chuyên gia về tài năng, họ “mở ra rất nhiều nơi bạn tìm kiếm được tài năng”. “Họ giúp bạn tìm thấy những nhân tài nhanh nhẹn, dễ thích nghi và có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và khu vực khác nhau.”
Tất nhiên, tất cả điều này đều liên quan đến sự thay đổi. April kết luận “một thế giới luôn thay đổi sẽ mở ra một thế giới cơ hội mới cho cách chúng ta nhìn nhận bản thân, về nhau, về sự nghiệp và văn hóa. Tư duy thay đổi là nền tảng để bạn thực hiện sự thay đổi.”
Dịch từ Change How You Feel About Change: 4 Tips on How to Embrace It