“Tôi chưa bao giờ cảm thấy được hiểu rõ như vậy”
Đây là phản hồi mà tôi thường xuyên nhận được từ khi xuất bản cuốn sách “Người thành đạt lo lắng” (The Anxious Achiever) vào năm ngoái. Phản hồi này khiến tôi thấy biết ơn, nhưng nó cũng làm tôi tức giận.
Mỗi ngày, hộp thư đến của tôi tràn ngập những câu chuyện khiến bạn bỏng mắt. Gần đây tôi đã thực hiện một cuộc thăm dò không chính thức trên LinkedIn, trong đó 87% trong số 1.228 người được hỏi cho biết đồng nghiệp, khách hàng, sếp hoặc tình huống làm việc căng thẳng là chất xúc tác gây ra các triệu chứng tiêu cực như đau nửa đầu, buồn nôn, rụng tóc, mất ngủ, thay đổi cân nặng, bùng phát bệnh tự miễn dịch và các cơ hoảng loạt.
Và đó không chỉ trong cộng đồng của tôi. Nghiên cứu về Tâm trạng tại Nơi làm việc năm 2024 của Headspace cho thấy căng thẳng trong công việc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất của 77% nhân viên và 71% các mối quan hệ bên ngoài công việc. Một cuộc thăm dò của Gallup và Workhuman vào tháng 5 năm 2023 cho thấy ít hơn một phần tư nhân viên cảm thấy tổ chức của họ đang quan tâm đến sức khỏe nhân viên – gần một nửa người nói như vậy trước Covid-19.
Chuyện gì đang xảy ra? Trong khi các lợi ích và cuộc trò chuyện về sức khỏe tinh thần đã thay đổi, văn hóa làm việc vẫn chưa bắt kịp. Chuyên gia sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc Natasha Bowman cũng chia sẻ rằng mặc dù mức độ đồng cảm và lòng trắc ẩn xuất hiện nhiều trong thời kỳ đại dịch, nhưng cô ấy đang nhận thấy sự thay đổi trở lại các thói quen trước đại dịch, bao gồm giảm DEI và các sáng kiến về sức khỏe. Mọi người không phản ứng tốt. Cô cho rằng “Ngày nay, người lao động không chỉ đòi hỏi tiền lương mà còn muốn sự tôn trọng đối với sức khỏe tinh thần. Đó không chỉ là việc đánh dấu vào các ô mà còn là việc tạo ra nền văn hóa nơi nhân viên cảm thấy được trao quyền để ưu tiên chăm sóc bản thân mà không sợ bị ảnh hưởng.
Tôi hoàn toàn đồng ý. Để giải quyết vấn đề này đối với công ty và nhân viên, tôi muốn chia sẻ tình trạng sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc của mình. Nó được chọn lọc từ những gì tôi học được từ những đồng nghiệp thông thái và từ hàng trăm bài phát biểu và cuộc trò chuyện về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc kể từ khi ra mắt cuốn sách của tôi.

Bắt đầu với công việc
Ngày nay, việc cải thiện sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc liên quan đến giải quyết cách thức, lý do và nơi chúng ta làm việc. Các lời khuyên về việc rời xa điện thoại vào buổi tối hoặc lên lịch gửi email sẽ mang lại cảm giác như năm 2020.
Vì vậy, hãy tìm hiểu cụ thể và tập trung vào sản phẩm của công việc mà bạn cần cũng như cách tốt hơn để bạn có thể hỗ trợ cho nhân viên. Ví dụ như hãy tưởng tượng một hệ thống bệnh viện lớn. Vấn đề sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc của các bác sỹ lâm sáng ER sẽ rất khác so với bộ phận thanh toán vì sản phẩm của công việc hoàn toàn khác nhau. Chuyên gia Cali Yost về nơi làm việc linh hoạt có lời khuyên rằng khi bạn bắt đầu với những việc cần hoàn thành, các nhóm có thể “hình dung lại cách thức, thời gian và địa điểm thực hiện công việc để hoạt động hiệu quả”. Nghiên cứu mới từ JAMA cho thấy tính linh hoạt trong công việc cao hơn có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mệt mỏi tâm lý nghiêm trọng và tỉ lệ lo lắng thấp hơn.
Giống như các yêu cầu quay trở lại làm việc tại văn phòng, các chính sách chung về sức khỏe tinh thần của nhân viên hiếm khi thành công và không thực tế đối với cách làm việc đa dạng của chúng ta ngày nay. Jim Mortensen, chủ tịch của R3 Continuum, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hành vi hàng đầu tại nơi làm việc cho biết “Giống như một bác sỹ đa khoa không thể giải quyết mọi vấn đề sức khỏe thể chất mà một cá nhân gặp phải, giải pháp sức khỏe đơn lẻ sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề mà một cá nhân gặp phải. Bạn vừa phải nhận ra sự đa dạng của các vấn đề trong một công ty, vừa phải hiểu những yếu tố gây căng thẳng cụ thể của tổ chức. Chúng hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn không điều chỉnh các giải pháp cho vấn đề mà mọi người đang gặp phải, bạn sẽ không nhận được kết quả như mong muốn.

Đừng dựa vào người ngoài để thúc đẩy thay đổi hành vi
Thông thường, các công ty dựa vào các chuyên gia bên ngoài hoặc một nhà tư vấn sức khỏe mà không thu hút việc hợp tác của những người đứng đầu là quản lý và lãnh đạo trong các đơn vị kinh doanh. Hoặc một công ty giới hạn công việc trong phạm vi nguồn nhân lực hoặc đội ngũ chăm sóc sức khỏe nội bộ. Dù bằng cách nào, nếu bạn đang yêu cầu các nhóm thay đổi cách họ làm việc để đạt được kết quả tốt hơn, thì bạn cần có sự đồng ý từ những người ra quyết định hàng ngày trong các đơn vị kinh doanh.
Newton Cheng là một ví dụ điển hình về những người ra quyết định kiểu này. Ông là cựu kỹ sư, giữ chức vụ giám đốc sức khỏe và hiệu suất của Google, đồng thời là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất vấn đề cải thiện sức khỏe tinh thần trong các tổ chức lớn và phức tạp. Cheng vừa công khai vấn đề sức khỏe tinh thần của mình. Điều này giúp ông kết nối với nhiều nhân viên hơn, đồng thời nỗ lực thay đổi một hệ thống lớn, giải quyết các vấn đề quan liêu và đáp ứng các mục tiêu kinh doanh.
Trong một cuộc trò chuyện, Cheng đã giải thích về lý do tại sao các hội thảo về sức khỏe tinh thần của ông trên Google lại thành công. “Tôi cũng đang chịu sự kỳ thị chung như họ. Tôi đang mô hình hóa việc lãnh đạo dễ bị tổn thương trong cùng một tổ chức với họ sẽ trông như thế nào. Thực sự rất khó để làm bất cứ điều gì về sức khỏe tinh thần cho đến khi tận mắt nhìn thấy ai đó đang thực hiện.”
Đừng hiểu sai ý tôi, các bác sỹ lâm sàng và bác sỹ bên ngoài giúp các nhà lãnh đạo phát triển kiến thức quan trọng về sức khỏe tinh thần cũng như cách trao đổi và làm gương về các phương pháp thực hành lành mạnh. Nhưng các chuyên gia không hiểu điều đó như các nhà quản lý. Tuy nhiên, Newton là người đầu tiên thừa nhận rằng việc trở thành nhà lãnh đạo này cần có thời gian, rất nhiều thử nghiệm và sai sót, cộng thêm đối đầu với rủi ro. Các tổ chức muốn tạo ra nền văn hóa lành mạnh về mặt tinh thần cần phải tuyển dụng những người thành công, được kính trọng, những người sẵn sàng dấn thân và đi đầu. Và những người khác sẽ làm theo.

Thúc đẩy cuộc trò chuyện giữa các thế hệ và giới tính
Có hai thành kiến lớn nơi công sở cần được giải quyết. Đầu tiên, mọi thế hệ tại nơi làm việc đều phải vật lộn với vấn đề sức khỏe tinh thần của mình. Không chỉ có những người trẻ mới muốn nói về cảm xúc của mình. Thứ hai, nam giới muốn chia sẻ cảm xúc tại nơi làm việc nhưng có thể cảm thấy bị kỳ thị hơn phụ nữ. Làm thế nào để giải quyết những thành kiến này?
Để bắt đầu, hãy nâng cao hiểu biết về sức khỏe tinh thần trong toàn tổ chức. Khi không có ngôn ngữ chung hoặc nền tảng kiến thức, những thành kiến và kỳ thị sẽ nảy sinh. Những người trẻ tuổi hơn có thể nói chuyện cởi mở hơn về sức khỏe tinh thần vì họ lớn lên với chúng. Các thế hệ trước lạm dụng và sử dụng sai các thuật ngữ có thể khiến các ưu tiên này suy giảm và bị bỏ qua. Hãy đầu tư vào đào tạo để mọi người học những kiến thức cơ bản về sức khỏe tinh thần.
Một điều quan trọng khác là đảm bảo cho phái nam có thể bày tỏ. Nếu chương trình sức khỏe tinh thần của bạn nghiêng về phụ nữ quá nhiều, hãy mời nam giới tham gia. Tôi hay nói đùa rằng việc có những “nhà truyền giáo” nói về sức khỏe tinh thần là điều quan trọng để giải mã sự thiên vị về giới tính trong việc bộc lộ cảm xúc tại nơi làm việc.
Cuối cùng, hãy cung cấp cho các thế hệ không gian riêng để chia sẻ. Sức khỏe tinh thần có thể xem là một chủ đề trò chuyện hữu ích nếu cung cấp cho những người chia sẻ kinh nghiệm sống, không gian để kết nối.

Hãy kiên nhẫn và chuẩn bị đầu tư vào những điều quan trọng
Không có ứng dụng kỳ diệu nào có thể giúp mọi người hạnh phúc hơn trong công việc. Trở thành một tổ chức lành mạnh hơn về tinh thần là một cam kết thay đổi các nguyên tắc cơ bản, và nó bắt đầu từ khả năng lãnh đạo. Nhà tâm lý học Emily Anhalt cho rằng các tổ chức phải chấp nhận thực tế. “Đây sẽ không phải là một công việc nhanh chóng và dễ dàng. Đây là một cuộc hành trình mãi mãi mà bạn phải quyết định xem nó có xứng đáng với thời gian của bạn hay không.”
Có 2 khía cạnh chính của cuộc hành trình này mà tôi thấy là quan trọng nhất.
Đầu tiên là nhận ra được công nghệ sẽ không giải quyết các vấn đề sức khỏe tinh thần của chúng ta. Công nghệ là một phần của vấn đề. Mọi cuộc trò chuyện của tôi đều bao gồm cảm giác thất vọng đến vô vọng về việc chúng tôi đã thua trong cuộc chiến với điện thoại và khả năng tập trung. Chu kỳ phản ứng nhanh của việc phải luôn online làm trầm trọng thêm sự lo âu tại nơi làm việc. Chúng ta cần các chiến lược để giải quyết vấn đề sức khỏe tinh thần, trong đó có việc thừa nhận vai trò to lớn của công nghệ trong công việc và những thiệt hại mà nó gây ra đối với sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Điều thứ hai là hãy coi đó là về con người, mà con người thì rất đa dạng và khó khăn. Anhalt lưu ý: “Hầu hết mọi cuộc đấu tranh về sức khỏe tinh thần mà một người đang gặp phải là cuộc đấu tranh giữa các mối quan hệ. Các công ty phải sẵn sàng tham gia và giúp mọi người thực sự cảm thấy được gặp, được nghe, được nhìn thấy và được kết nối.” Đây là điều tuyệt vời nhất. Khi người sử dụng lao động đầu tư thời gian, sự tò mò và chiến lược chu đáo khi phát triển các chương trình sức khỏe tinh thần, mọi người thực sự cảm thấy được gặp gỡ, được lắng nghe, được nhìn thấy và được kết nối. Đó là một chiến thắng.
Cuối cùng, Anhalt đưa ra lời khuyên với những nhà lãnh đạo rằng hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần, cần đầu tư vào cuộc chơi lâu dài này và xây dựng niềm tin với nhân viên theo thời gian. Cách tiếp cận này khó có thể phù hợp với các doanh nghiệp chịu áp lực từ cổ động, nhưng mối quan tâm ngày càng tăng đối với tính bền vững của con người và các mô hình như Khuôn khổ về Sức khỏe Tinh thần tại Nơi làm việc của Tổng Y sỹ Hoa Kỳ. Điều này mang lại niềm hy vọng và cảm giác như chúng ta cần có sự thay đổi tư duy.

Hãy hành động
Sức khỏe tinh thần là cốt lõi của mọi việc chúng ta thực hiện nơi công sở. Bảo vệ nó cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người.
Cho dù bạn ở cấp bậc nào trong công ty, nếu bạn đam mê vấn đề sức khỏe tinh thần, hãy kiên trì. Anhalt lưu ý về lý do tại sao hiện nay có nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần hơn là vì càng có nhiều người đưa ra ý kiến “Tôi sẽ không làm việc ở đây nếu sức khỏe tinh thần không được chú trọng”
Những người quan tâm đến sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc đều mong chờ đến ngày chúng ta không phải cố gắng thuyết phục các tổ chức đầu tư vào lĩnh vực này. Susan Schmitt Winchester, cựu CHRO tại Applied Materials và cũng là tác giả của “Chữa lành tại nơi làm việc” (Healing at Work) cho biết “Điều khiến tôi lo lắng đến mất ngủ là chúng tôi hiện đang trong tình trạng “thúc đẩy” việc thông báo về vấn đề sức khỏe tinh thần giảm sút với các công ty và nhà lãnh đạo. Mong ước của tôi là trong tương lai, các nhà lãnh đạo sẽ tin tưởng và làm theo công việc này vì họ hiểu được mối liên hệ giữa hạnh phúc của lãnh đạo và nhân viên với mọi thứ họ quan tâm – văn hóa, hiệu suất, năng suất, trải nghiệm của nhân viên….
Các nhà lãnh đạo cũng cần phải hiểu được cách cảm xúc của họ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc như thế nào. Họ có sức mạnh to lớn để ảnh hưởng đến các cuộc trò chuyện về sức khỏe tinh thần bằng cách chia sẻ những gì họ đang làm để bảo vệ sức khỏe của mình và điều đó tác động như thế nào.
Nâng cao sức khỏe tinh thần có thể xảy ra ở mọi cấp độ của một tổ chức và một số chiến thuật đơn giản nhất, lấy con người làm trung tâm có thể mang lại sức mạnh vô cùng lớn. Hãy có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với đồng nghiệp. Tìm nhiều sức mạnh hơn bằng cách yêu cầu thay đổi chính sách với đồng nghiệp. Hãy là trưởng nhóm khuyến khích thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi nhìn thấy email lúc nửa đêm từ nhân viên của bạn. Hãy trở thành CEO hoặc phó chủ tịch chia sẻ các câu chuyện cá nhân để những người đang gặp khó khăn có thể cảm nhận được.
Tất cả chúng ta đều có vấn đề cần giải quyết vì chúng ta là con người. Nhưng chúng ta có thể phát triển mạnh trong công việc khi nhu cầu được đáp ứng kịp thời và nhận được sự hỗ trợ mà chúng ta cần và xứng đáng được nhận.
Dịch từ 5 Strategies for Improving Mental Health at Work