Giáo viên lớp 4 có ảnh hưởng lớn đến việc học tập của tôi hơn bất kỳ giáo sư nào tôi học ở trường đại học hoặc cao học.
Làm thế nào mà cô ấy có được sự khác biệt này? Cô ấy dạy tôi cách học. Bằng cách tuân theo những quy tắc đơn giản của cô ấy, trong nhiều năm, tôi có thể tiếp thu và ghi ghi nhớ những khối thông tin lớn và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.
Người học ở mọi lứa tuổi, kể cả những nhân viên mướn nắm vững các kỹ năng mới, đều có thể hưởng lợi từ các thủ thuật tâm lý giúp rèn luyện trí não của bạn, giúp học tập hiệu quả hơn. Người lớn có xu hướng học chậm hơn trẻ em. Nhưng bằng cách sử dụng các kỹ thuật học tập hữu ích, họ vẫn có thể khơi dậy khả năng học tập của mình.
Sau đây là 5 bí quyết nghiên cứu mà các chuyên gia L&D và chuyên gia học tập có thể chia sẻ với nhân viên để đảm bảo họ tận dụng tối đa các cơ hội nâng cao kỹ năng tại nơi làm việc.
1. Nghỉ giải lao
Điều nào tốt hơn trong a) học không ngừng nghỉ và b) nghỉ giải lao định kỳ? Nếu câu trả lời là b, bạn đang có một khởi đầu tốt.
Học sinh thường nhồi nhét bài ôn kiểm tra vào cận giờ, nhưng đó không phải là điều tốt. Nghiên cứu cho thấy rằng sắp xếp việc học qua nhiều buổi học sẽ giúp bạn ghi nhớ được những gì đã học.
Điều đó có nghĩa là tập trung vào một chủ đề trong một giờ mỗi ngày, trong ba ngày sẽ tốt hơn là ngồi đọc sách liên tục trong ba giờ. Hãy nhớ rằng, chiến lược này đòi hỏi phải lập kế hoạch trước để đảm bảo bạn có đủ thời gian để tiếp thu những tài liệu cần thiết để nắm vững một chủ đề.
Nghỉ giải lao ngắn cũng là một phương pháp đáng giá khác, đặc biệt là đối với nhân viên đang học các kỹ năng mới. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia (NIH) tiến hành đã theo dõi những tình nguyện viên học một mã mới có khoảng nghỉ ngơi 10 giây thường xuyên. Trong những khoảng dừng này, não của họ phát lại thông tin vừa học nhanh gấp 20 lần so với lúc họ tiếp thu. Hoạt động não đó dường như giúp tăng trí nhớ và cải thiện khả năng học hỏi của họ.
2. Học nhiều môn trong một lần
Chúng ta thường được dạy rằng để đạt được mục tiêu, điều quan trọng là tập trung vào từng việc một. Khi nói đến học tập thành công, điều này lại không phù hợp.
Trên thực tế, khi nghiên cứu một số chủ đề liên quan trong một buổi học, khái niệm “xen kẽ” lại là cách tiếp cận thông minh hơn. Ví dụ, một nhân viên tham gia nhiều khóa học có thể dành ra một giờ mỗi ngày để xem lại tất cả các chủ đề đang học.
Các nhà tâm lý học nhận thức tin rằng học xen kẽ các môn sẽ cải thiện khả năng nắm bắt các ý tưởng khác nhau của não và tăng cường trí nhớ. Một phần thưởng bổ sung khác của học xen kẽ là giúp ngăn ngừa tình trạng não mệt mỏi khi phải học cùng một thứ trong một thời gian dài.
3. Tự kiểm tra
Đây là một trong những mẹo học tập yêu thích của giáo viên tôi và nó vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.
Cách làm yêu thích của sinh viên chỉ đơn giản là đọc đi đọc lại tài liệu. Nhưng cách tiếp cận này không nhất thiết giúp bạn ghi nhớ được thông tin, thậm chí còn mang lại cho bạn “cảm giác an toàn sai lầm” rằng bạn đã nắm vứng một chủ đề, theo Ned Johnson – người sáng lập công ty luyện thi Prep Matters. Ông nói, học sinh sẽ học hiệu quả hơn khi họ tự kiểm tra bản thân vì điều đó “buộc họ phải nhớ lại các sự kiện và khái niệm giống như họ phải làm trong các bài kiểm tra”.
Regan Gurung – giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Oregon và đồng tác giả của Study Like A Champ: The Psychology-Based Guide to “Grade A” Study Habits (tạm dịch: Học tập như một nhà vô địch: Hướng dẫn dựa trên Tâm lý học về thói quen học tập “Hạng A”) cho biết một bài tập có giá trị ngay cả khi bạn trả lời sai. Ông nói trong một bài báo do Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ: “Việc cố gắng suy nghĩ sẽ giúp bạn củng cố nó trong trí nhớ của mình”.
Nếu bạn đang thiết kế chương trình học tập cho doanh nghiệp, hãy cân nhắc việc cung cấp các khóa đào tạo bao gồm tự đánh giá hoặc đưa ra các câu hỏi vào tài liệu học tập của bạn.
4. Di chuyển xung quanh
Người Do Thái có một câu nói xưa: “Thay đổi vị trí, thay đổi vận may”. Nó vẫn đúng khi nói đến học tập.
Benedict Carey, tác giả cuốn sách How We Learn: The Surprising Truth About When, Where, and Why It Happens (tạm dịch Cách chúng ta học: Sự thật đáng ngạc nghiên về khi nào, ở đâu và tại sao nó xảy ra) cho biết việc thay đổi khung cảnh thường xuyên có thể nâng cao kỹ năng học tập của bạn.
Di chuyển địa điểm học tập từ nơi này sang nói khác sẽ tối đa hóa số lượng liên tưởng gắn liền với một ký ức nhất định, giúp bạn dễ dàng nhớ lại ký ức đo sau này. Benedict nói với từ The New York Times rằng “Bộ não muốn sự thay đổi. Nó muốn di chuyển, muốn nghỉ ngơi định kỳ”.
5. Ngủ nhiều hơn (và bạn sẽ học được nhiều hơn)
Người ta cho rằng một đêm ngon giấc sẽ dẫn đến năng suất làm việc tốt hơn. Những nhân viên tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng thậm chí còn có nhiều lý do hơn để ngủ quên.
Matthew Walker – nhà khoa học về giấc ngủ tại UC-Berkeley giải thích: Một đêm nghỉ ngơi trước khi học sẽ giúp não bạn hình thành ký ức. Nếu không ngủ đủ giấc, rất có thể bạn sẽ không tập trung vào bài học. Đồng thời, việc nhắm mắt sau khi học rất quan trọng vì nó giúp bạn lưu giữ những bài học trong ngày.
Thời gian ngủ thích hợp để học tập tối ưu là bao nhiêu? NIH khuyến khích là 7-8 giờ. Bất cứ giấc ngủ nào ít hơn 4 giờ đều đồng nghĩa với việc ký ức của bạn sẽ không nhận được những hỗ trợ quan trọng.
Jakke Tamminen, giảng viên Tâm lý học tại Royal Holloway, đại học London cho biết “Giấc ngủ thực sự là một phần quan trọng của quá trình học. Mặc dù bạn không học khi ngủ nhưng bộ não của bạn vẫn đang học.”
Kết luận
Một trong những nhiệm vụ chính của các chuyên gia L&D là tạo ra văn hóa học tập tại doanh nghiệp. Bạn sẽ muốn nhấn mạnh giá trị của việc học kỹ năng mới và làm nó phù hợp với việc tiếp thu của nhân viên.
Hãy cân nhắc những mẹo học tập kỹ năng đơn giản mà chúng tôi đã đề cập ở trên như một món quà cho nhân viên sử dụng hàng ngày để họ tiếp tục học tập hiệu quả trong những năm tới.
Dịch từ 5 Psychological Tricks That Will Make You a Better Learner