Thị trường kinh doanh hiện nay luôn biến động không ngừng và luật chơi khó đoán biết, đòi hỏi chủ doanh nghiệp & các nhà quản lý phải đủ nhanh nhạy để nắm bắt cơ hội để không bỏ lỡ bất kì sân chơi nào trong thị trường này. Và thuật ngữ “B2B” đã không còn xa lạ gì với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Nó dùng để chỉ mô hình ngành thương mại điện tử và các giao dịch buôn bán.
Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn khi các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính. Trong những năm gần đây, tỷ lệ website hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp tăng lên so với website hướng đến người tiêu dùng, với con số từ 76,4% tăng lên 84,4%.
Một điểm đặc trưng của mô hình kinh doanh B2B là các doanh nghiệp luôn có một quy trình mua hàng riêng biệt. Khi các doanh nghiệp lớn đã & đang sử dụng mô hình kinh doanh B2B, thì các doanh nghiệp đã đạt được một số lợi ích sau:
- Giảm chi phí: chi phí quản lý, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí hàng tồn kho, chi phí giao dịch
- Cải thiện chất lượng sản phẩm bằng cách tăng hợp tác giữa người mua & người bán
- Giảm thời gian chu kỳ sản phẩm
- Tăng cơ hội hợp tác
- Minh bạch hơn về giá cả
- Tăng khả năng nhìn (hiển thị), chia sẻ thông tin theo giời gian thực
Theo nhiều chuyên gia đào tạo về tiếp thị & bán hàng “mối quan hệ với khách hàng tiềm năng hiện tại của doanh nghiệp đều có liên hệ mật thiết với nhân viên bán hàng. Đó là mô hình ‘cho / nhận’, & nhân viên bán hàng đóng vai trò rất quan trọng”. Sau đây là một số thống kê về chiến lược bán hàng B2B mà doanh nghiệp nào cũng nên quan tâm:
- Cách truyền tải trực tiếp giá trị của sản phẩm đến khách hàng
- Sử dụng thông tin để thuyết phục khách hàng chọn lựa & mua sản phẩm
- Thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng
- Sử dụng công nghệ hiện đại trong việc tiếp thị & bán hàng
- Kết nối với khách hàng bằng cảm xúc
Ngày nay việc liên kết bán hàng và tiếp thị (hay còn gọi là chiến lược bán hàng) là điều cần thiết, vì bán hàng là một lĩnh vực năng động không ngừng phát triển. Tư duy bán hàng B2B là một trong những khóa học có khả năng sinh lợi và bổ ích nhất trong tất cả các khóa học bán hàng hiện nay. Tự do, linh hoạt, kiểm soát, kết quả có thể đo lường được, rất hấp dẫn, đó là tất cả là tư duy chiến lược bán hàng B2B.
Sau đây là cuộc khảo sát trải nghiệm khách hàng B2B của một số tập đoàn lớn:
Hãy hình dung bạn là người mua hàng có kinh nghiệm và từng tiếp xúc với hàng trăm nhân viên bán hàng trong kênh kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B). Có bao nhiêu phần trăm trong số người mua hàng ấy đánh giá các nhân viên bán hàng này xuất sắc, tốt, trung bình hay tồi?
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business – mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.
Về phương thức giao dịch, mô hình giao dịch bán hàng B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng website thương mại điện tử. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua hai năm, thì tỷ lệ website hướng tới đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng trong những năm gần đây. Hướng đi của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới, lấy phương thức bán hàng B2B làm động lực phát triển cho thương mại điện tử và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khóa học “Tư duy chiến lược bán hàng B2B” giúp cho người bán hàng hoặc chủ doanh nghiệp & người quản lý có thể thiết lập mục tiêu, hiểu đối thủ cạnh tranh, & viết một kế hoạch tiếp thị B2B hiệu quả. Sau đây là 5 bí quyết tạo nên sự thành công cho khóa học này:
- Tính thống nhất: Bán hàng B2B và chiến lược bán hàng B2B phải theo một cách nhất định và có quy trình.
- Phối hợp: Mọi thứ phải được phối hợp, từ khái quát đến chi tiết, từ sản phẩm đến người bán hàng; mọi thứ cần phải kết hợp tốt với nhau
- Khả năng giao tiếp tốt: Thực hiện giao tiếp với khách hàng và giao tiếp nhiều hơn – nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp nghĩ rằng doanh nghiệp đang cần. Việc này cần phải học tập & thực hành.
- Điều chỉnh thái độ: Cả tiếp thị và bán hàng đều phải từ bỏ thái độ và đổ lỗi về những gì mỗi bên đang làm hoặc không làm. Niềm tin chung về sự thành công của doanh nghiệp là một thành phần quan trọng ở đây.
- Quyết định dựa trên thông tin doanh nghiệp: Thông tin doanh nghiệp chính xác, rõ ràng là chìa khóa của chiến lược B2B và nhóm tiếp thị phải chú ý đến thông tin tiếp thị và bán hàng, cũng như những gì mà doanh nghiệp đã đạt được & chưa đạt được.