Văn hóa “lấy con người làm trung tâm” tại nơi làm việc

Theo Báo cáo đào tạo tại nơi làm việc 2023 (2023 Workplace Learning Report), 83% các tổ chức mong muốn xây dựng văn hóa “lấy con người làm trung tâm”. Hơn 81% doanh nghiệp mong muốn bộ phận L&D giúp họ phát triển văn hóa này.

Vậy “con người làm trung tâm” là gì? Làm thế nào để văn hóa lấy con người làm trung tâm được đề cao?

Bài viết này đề cập tới một số mô hình được các chuyên gia xây dựng văn hóa tích cực tại nơi làm việc hướng dẫn. Những nền văn hóa thành công nhất và thực sự lấy con người làm trung tâm có xu hướng động viên nhân viên, dựa trên giá trị, hướng tới nhân viên, định hướng hành vi, nhất quán, tập trung vào việc học.

Thúc đẩy nhân viên đi đầu

Đầu tiên, nếu bạn muốn tạo ra văn hóa làm việc “lấy con người làm trung tâm”, bạn cần hiểu loại văn hóa nào sẽ phù hợp với doanh nghiệp. Chuyên gia lãnh đạo, chiến lược Sara Canaday chỉ ra cách nhận biết:

“Để tạo ra nền văn hóa phù hợp, bạn cần bắt đầu từ trải nghiệm tích cực của nhân viên. Bạn cần đối xử với nhân viên như cách đối xử với khách hàng. Hãy cố gắng tìm hiểu suy nghĩ, sở thích, nhu cầu của họ và tìm cách đáp ứng chúng. Phát triển nền văn hóa con người cần nhiều nỗ lực để hiểu người lao động, họ thích gì, điều gì khiến họ chú ý, điều gì thúc đẩy họ.”

Để đánh giá hiện trạng văn hóa doanh nghiệp, Canaday gợi ý “Bạn cần nhận phản hồi trực tiếp từ những người đang trải nghiệm văn hóa đó. Bạn có thể nói chuyện với nhân viên ở mọi cấp độ trong mọi bộ phận; Sử dụng khảo sát, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm hay dùng bất kỳ công cụ phản hồi nào mang lại cho bạn cái nhìn chính xác về văn hóa hiện tại. Mục tiêu của bạn là tìm ra điều gì quan trọng đối với nhân viên.”

Một khi bạn hiểu rõ những mong muốn của nhân viên đối với văn hóa doanh nghiệp, hãy bắt tay vào điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp.

Tập trung vào các giá trị

Trong “Tạo ra nền văn hóa truyền cảm hứng cho nhân viên” (Creating a Culture that Inspires Your Employees), chuyên gia lãnh đạo Aaron Marshall giải thích “Việc xây dựng văn hóa công ty tuyệt vời phụ thuộc rất nhiều vào việc giúp nhóm xác định, áp dụng và duy trì sự hiểu biết chung về các giá trị của tổ chức”.

Marshall sử dụng phép ẩn dụ “Nếu bạn đã từng nhiều lần đi bộ đường dài, bạn có thể đã nhìn thấy những tảng đá xếp chồng lên nhau dọc theo con đường mòn. Những khối đá này được xây dựng cẩn thận để đánh dấu con đường. Các giá trị của tổ chức cũng giống những tảng đá đó. Xác định, áp dụng và duy trì sự hiểu biết chung về những giá trị cũng giống như việc đánh dấu dấu vết trên đường đi.”

“Đầu tiên, bạn phải “nhặt đá” để xác định giá trị của mình. Trò chuyện với cả nhóm về từng giá trị chính là cách bạn chuyền các viên đá cho mọi người xung quanh và đảm bảo họ đều đồng ý xếp chồng chúng lên nhau. Sau đó mọi người tiến hành xếp đá lại. Nhóm của bạn cũng phải xem xét về tính phù hợp của các giá trị. Sau đó, bạn hãy xác nhận sự đồng thuận xung quanh môi trường làm việc mà bạn muốn có. Cuối cùng, bạn sẽ phải thực hiện bảo trì đường đi bằng cách kiểm tra các giá trị của mình. Thời gian và doanh thu sẽ tác động tới văn hóa tổ chức. Do đó, bạn cần bỏ ra rất nhiều nỗ lực để duy trì nền văn hóa như mong muốn.”

Nhân viên là người thúc đẩy văn hóa

Bạn là người bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa làm việc tích cực, nhưng để những giá trị được phát huy và định hướng cho các hoạt động văn hóa thì nhân viên phải là người thực hiện và thúc đẩy chúng.

Tư vấn viên về văn hóa Catherine Mattice giải thích trong “Tạo môi trường làm việc tích cực và lành mạnh” (Creating a Positive and Healthy Work Environment) rằng “Nhân viên cần cảm nhận được đánh giá cao từ đồng nghiệp và quản lý. Họ cần cảm thấy rằng ý tưởng của họ được lắng nghe, được đánh giá cao và được tin tưởng để hoàn thành công việc. Họ cần phải cảm thấy được kết nối với sứ mệnh công ty.”

Để giúp nhân viên kết nối với sứ mệnh công ty, Mattice khuyên nên bổ nhiệm những “nhà lãnh đạo văn hóa”, thành lập nên ủy ban văn hóa.

Mattice cho rằng “Dù các nhà quản lý xây dựng văn hóa, nhưng họ không nên làm điều đó một mình. Bạn cần ủy ban văn hóa đứng về phía mình. Ủy ban sẽ ủng hộ sự thay đổi, lan truyền những tin đồn tích cực về những việc họ đang thực hiện, phát triển các kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Họ cần là người cổ vũ cho các hoạt động doanh nghiệp.”

Asia businesspeople discussing business brainstorm meeting together share data and write on acrylic partition stand back in new normal office. Lifestyle social distancing and work after coronavirus.

Kết nối giá trị với hành vi

Các giá trị hướng đến nhân viên là điều cần thiết để tạo ra văn hóa “lấy con người làm trung tâm” tại nơi làm việc. Nhưng chỉ riêng các giá trị thì chưa đủ. Theo Marshall, cách tốt nhất là kết nối giá trị với từng hành vi cụ thể.

Marshall cho rằng “Bạn cần chuyển từng giá trị thành một danh sách hành vi. Việc này cần đến trí tưởng tượng. Hãy dành thời gian để xác định các hành vi mà bạn hy vọng nhân viên sẽ thực hiện”.

“Tuy nhiên, biết các hành vi cũng chưa đủ. Bạn cần áp dụng chúng vào môi trường làm việc. Để làm được điều này, bạn cần trả lời các câu hỏi: Chúng ta cần những quy trình nào để khuyến khích, đảm bảo những hành vi này xuất hiện thường xuyên hơn? Bạn cần thực hành quy trình này thường xuyên để nhóm hiểu rõ các giá trị doanh nghiệp là gì, chúng có ảnh hưởng gì đối với nơi làm việc.”

Millennial group of young businesspeople Asia businessman and businesswoman celebrate giving five after dealing feeling happy and signing contract or agreement at meeting room in small modern office.

Xây dựng văn hóa làm việc nhất quán

Canaday chia sẻ rằng “Sự thay đổi có ý nghĩa sẽ không xảy ra nếu bạn không theo dõi và hỗ trợ nó. Tính nhất quán là bắt buộc. Các giá trị của văn hóa mới phải nằm trong mọi việc bạn làm, người bạn thuê, cách nhân viên được động viên, khen thưởng cũng như cách người giám sát tương tác với nhóm của họ.”

“Từ sổ tay hướng dẫn nhân viên đến chính sách nhân sự, lời văn đều cần xoay quanh một thông điệp gắn kết. Khi bạn sử dụng một kế hoạch được xác định rõ, bao gồm các hoạt động giao tiếp và thực hành nhất quán hỗ trợ văn hóa, bạn sẽ giúp cho văn hóa doanh nghiệp phát triển.”

Cheerful business people. Job is done. Group of office workers happy to hit their own records and being successful.

Biến học tập thành nền tảng văn hóa doanh nghiệp

Các chuyên gia cho rằng văn hóa lấy con người làm trung tâm tại nơi làm việc chủ yếu là trao quyền cho nhân viên, giúp họ hình dung và xây dựng loại tổ chức mà họ muốn trở thành một phần trong đó. Trao quyền ở đây là trao động lực, nguồn lực và giáo dục: xây dựng văn hóa làm việc tốt, biết những gì bản thân cần và các cách thực hiện chúng.

Một trong những cách tốt nhất để nâng cao văn hóa “lấy con người làm trung tâm” là trao cho nhân viên những cơ hội học tập hiệu quả. Qua đó, nhân viên có được:

  • Động lực: Bằng cách gắn việc phát triển kỹ năng và hành vi với sự phát triển nghề nghiệp của mỗi nhân viên, bạn đang cung cấp một lý do rất thuyết phục để họ áp dụng những hành vi có lợi cho văn hóa “lấy con người làm trung tâm”.
  • Giáo dục: Các khóa đào tạo giúp nhân viên đạt được các kỹ năng và hành vi cần thiết, đồng thời hiểu được giá trị của chúng.
  • Tài nguyên: Đưa ra các cơ hội đào tạo giúp việc phát triển kỹ năng liên tục trở thành một phần quan trọng trong công việc của nhân viên, cung cấp cho họ mọi thứ họ cần để theo đuổi thành công.

Dịch từ Keys to a True People-Centric Culture at Work

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ