Xây dựng văn hóa học tập trong 6 bước

Mỗi tổ chức đều có văn hóa học tập, chỉ có điều khác nhau là văn hóa này có được biểu hiện rõ không, và bạn có nhận ra được nó hay không. Con người luôn có khả năng học tập và học tập liên tục, qua nhiều khía cạnh khác nhau. Nên việc học tập luôn diễn ra hàng ngày tại nơi làm việc.

Học tập là điều cần thiết để tồn tại. Đó là bản năng tự nhiên của con người. Chúng ta liên tục tiếp thu thông tin, xác định điều gì là quan trọng và quyết định cách hành động.

Việc học luôn diễn ra xung quanh, nhưng bạn đã nắm bắt và điều khiển nó chưa, hay bạn chỉ đang để nó tự xảy ra?

Bài viết này hướng dẫn bạn 6 bước tạo văn hóa học tập cho doanh nghiệp của mình.

NHÂN VIÊN MONG MUỐN ĐIỀU GÌ?

Nhân viên thường có mong muốn tìm hiểu về vị trí, kỹ năng công việc, chính sách và cách làm việc của bản thân cũng như của đồng nghiệp. Họ cũng tìm hiểu xem ai là người có quyền lực và ảnh hưởng, liệu các nhà lãnh đạo có đáng tin cậy hay không, chấp nhận rủi ro ở mức nào, và các hành vi quấy rối sẽ bị xử lý ra sao. Nói cách khác, họ tìm hiểu về các giá trị thực sự của doanh nghiệp chứ không phải những điều chỉ được đăng trên website.

HỌC TẬP CHUYỂN HÓA

Học tập chuyển hóa là quá trình mở rộng tư duy thông qua chuyển đổi thế giới quan và năng lực của bản thân. Đó là một hành động thay đổi cách chúng ta nhìn nhận và làm mọi việc.

Học hỏi nhằm giúp tối đa tiềm năng của tất cả nhân viên, qua đó tối đa hóa tiềm năng của tổ chức. Theo các nhà nghiên cứu, học tập chuyển hóa có 3 khía cạnh:

  • Tâm lý – thay đổi nhận thức: Kiến thức, thông tin, mô hình và học thuyết giúp thay đổi các hiểu biết của người học và giải thích nguyên nhân.
  • Hành vi – thay đổi hành động: Người học sử dụng quan sát, vận dụng và kinh nghiệm để thực hiện một vấn đề.
  • Niềm tin – thay đổi hệ thống niềm tin: Người học thường xuyên thay đổi quan điểm và cách nhìn, thông qua các khoảnh khắc “Aha!” hay insight.

Lợi ích của học tập chuyển hóa

Gắn kết nhân viên:

Theo nghiên cứu của Gallup, BlessingWhite, Bersin và McLean and Company, mức độ gắn kết nhân viên tăng lên ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, khả năng giữ chân nhân viên và sự hài lòng của khách hàng.

Tăng trưởng tư duy:

Tư duy tăng trưởng từ gốc rễ mang lại hiệu suất cao cho nhân viên. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Carol Dweck, những người có tư duy phát triển sẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm và tích cực tìm kiếm những thử thách mới.

Sáng tạo và đổi mới:

Học tập giúp thúc đẩy tính sáng tạo và đổi mới của cá nhân và nhóm. Nghiên cứu của Tiến sĩ Brené Brown về tính dễ bị tổn thương và xấu hổ cho thấy chấp nhận rủi ro từ những thất bại sẽ mang lại những bài học quý giá.

Tăng động lực cho nhân viên:

Theo cuốn sách “Sự thật đáng ngạc nhiên về những điều tạo động lực cho chúng ta” (Drive: The Surprising Truth About What Motivates Us) của Dan Pink, các nghiên cứu cho thấy rằng con người được thúc đẩy nhiều nhất bởi quyền tự chủ, khả năng làm chủ và các mục tiêu có ý nghĩa. Việc học mang lại cả ba điều đó.

Kỹ năng về công nghệ mới:

Những kỹ năng ngày càng dễ đạt được hơn. Nhân viên cần được đào tạo thường xuyên về các thiết bị, ứng dụng phần mềm và công cụ truyền thông xã hội. Học theo yêu cầu không chỉ tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà còn giúp người học tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề bản thân.

Nâng cao năng lực lãnh đạo:

Các chương trình về lãnh đạo được ưu tiên. Các kỹ năng làm việc với con người như lãnh đạo, tự chủ, đồng cảm, giao tiếp, giải quyết xung đột và văn hóa ngày càng quan trọng đối với sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Những kỹ năng này có thể được học và mài giũa thông qua trải nghiệm học tập.

6 BƯỚC TẠO RA VĂN HÓA HỌC TẬP

Bước 1: Tôn vinh bản năng học tập

Đừng coi việc học là một nhiệm vụ cần hoàn thành. Đó là nguồn tài nguyên không giới hạn bởi đó là bản năng của con người, luôn tồn tại trong người chúng ta. Do đó, hãy nuôi dưỡng tiềm năng này để gia tăng hiệu suất.

Tip: Cung cấp các sự kiện học tập sôi động cho mọi nhân viên – theo yêu cầu hay theo cá nhân.

Bước 2: Học tập là con đường dẫn đến sự thành thạo

Rủi ro và sai lầm cần được chấp nhận trong doanh nghiệp. Các khoảnh khắc “Aha!” càng nhiều thì hiệu quả làm việc càng cao. Không khuyến khích thất bại, không có sự đổi mới.

Bước 3: Làm cho việc học dễ dàng tiếp cận

Trao quyền cho nhân viên để họ tự tìm ra câu trả lời. Các nhà khoa học thần kinh nói rằng con người sẽ nhớ lâu hơn khi tự tìm ra câu trả lời thay vì được chỉ bảo phải làm gì. Hãy sẵn sàng hỗ trợ học viên tự tìm kiếm câu trả lời cho bản thân khi họ cần sự giúp đỡ.

Bước 4: Sử dụng kết hợp các phương pháp học tập để tối đa hóa các lựa chọn

Bạn cần xem xét mọi người và mọi tình huống. Học tập trực tiếp cho phép nhân viên ứng dụng và cộng tác với nhau. Học tập theo yêu cầu mang lại sự linh hoạt và trao quyền cho nhân viên được học theo tốc độ riêng. Nếu kết hợp cả hai phương pháp này sẽ đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả hơn.

Bước 5: Hướng dẫn các nhà quản lý cách coaching

Xây dựng năng lực và sự tự tin cho nhân viên bằng cách coaching là phương pháp học tập tốt. Hãy đảm bảo rằng quản lý biết cách đặt câu hỏi giúp nhân viên trau dồi trí tuệ và sự tự tin của chính họ.

Bước 6: Đánh giá hiệu suất dựa trên học tập

Đo lường việc học cùng với hiệu suất giúp thúc đẩy cả hai yếu tố. Khen thưởng cho sự tăng trưởng, nhận ra sự khao khát học tập của nhân viên và đáp ứng nó là cách để nâng cao cả về hiệu suất và năng suất làm việc.

Toàn bộ doanh nghiệp cũng như mọi nhân viên đều có khả năng chưa được khai thác một cách tối đa. Cách hiệu quả nhất để nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng nhân viên là xây dựng văn hóa học tập chuyển hóa. Qua đó, bạn có thể giúp doanh nghiệp đạt được những tầm cao mới và giúp nhân viên đạt được thành tựu đáng kể.

Dịch từ Creating a Culture of Learning in 6 Steps

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ