Kỹ năng là yếu tố duy nhất có thể quyết định một doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược kinh doanh và đạt được các mục tiêu của mình hay không. Nhân viên có những kỹ năng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cá nhân và doanh nghiệp không? Ngày càng có nhiều công ty bắt đầu hiểu được giá trị của nền kinh tế dựa trên kỹ năng và phát triển để trở thành các tổ chức dựa trên kỹ năng. Đây là chủ đề chính mà Báo cáo Xu hướng Kỹ năng và Học tập Toàn cầu năm 2024 của Udemy đề cập tới.
Nền kinh tế dựa trên kỹ năng
Các xu hướng dưới đây là cốt lõi cho tương lai của nghề nghiệp. Các doanh nghiệp và lãnh đạo của họ phải:
- Hiểu cách điều hướng bối cảnh kỹ năng và lý do tại sao việc đánh giá, xác định và phát triển các kỹ năng đã có, chưa có và cần có là điều cần thiết để duy trì tính đổi mới và cạnh tranh.
- Thích ứng với sự phát triển của AI, bao gồm cả việc AI và tự động hóa tạo ra thay đổi cách chúng ta làm việc và vai trò trong việc hỗ trợ chuyển sang cách tiếp cận dựa trên kỹ năng.
- Phát triển những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những người có thể lãnh đạo thông qua sự thay đổi và khả năng phục hồi của các thành viên trong nhóm.
Trong Báo cáo Xu hướng Kỹ năng và Học tập Toàn cầu 2024 của Udemy, chúng tôi đi sâu vào 3 lĩnh vực chính này để các nhà lãnh đạo tập trung coi chúng như một phần của chiến lược tại nơi làm việc hiện tại và tương lai.
Điều hướng bối cảnh kỹ năng
Thu hẹp khoảng cách, thúc đẩy đổi mới và dẫn đầu từ phía trước là cách các nhà nhân sự điều hướng bối cảnh kỹ năng trong doanh nghiệp hiện nay.
Theo báo cáo, để đạt được thành công, doanh nghiệp phải nắm bắt được cơ hội do cách tiếp cận dựa trên kỹ năng mang lại. Tập trung vào các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc không chỉ tạo ra một nơi làm việc công bằng hơn, mà còn mở ra những con đường mới cho sự phát triển của nhân viên, khả năng luân chuyển nhân tài và khả năng mở rộng kinh doanh.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ khác về vòng đời của nhân viên. Họ làm điều đó qua tuyển dụng, thu hút, khen thưởng, phát triển và quản lý nhân tài.
Ví dụ, trong một doanh nghiệp phát triển dựa trên kỹ năng, bằng cấp hay chứng chỉ có thể áp dụng cho một số chức năng công việc. Trong một số tổ chức khác, trọng tâm mà họ cần lại tập trung nhiều hơn vào các kỹ năng và kinh nghiệm mà một cá nhân thể hiện. Nói cách khác, đó là sự chuyển đổi từ “Chúng tôi cần những người có thể đảm nhận những công việc này” sang “Chúng tôi cần những người có những kỹ năng này”.
HBR nhận định rằng “Các tiến bộ công nghệ đang thay đổi nhu cầu kỹ năng với tốc độ ngày càng nhanh chóng”.
Trên nền tảng Udemy, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng trong việc học kỹ năng, với số lượng đăng ký khóa học và số người học tăng lên hàng năm. Hiện có hơn 64 triệu người học trên nền tảng này. Theo Deloitte, 85% giám đốc điều hành nhân sự đang lập kế hoạch hay cân nhắc thiết kế lại cách tổ chức công việc để kỹ năng có thể vận dụng linh hoạt trong 3 năm tới.
Sự thay đổi tương tự có thể đúng ở góc độ cơ cấu tổ chức. Ví dụ như có thể ít tập trung hơn vào các bộ phận chức năng và phân cấp. Thay vào đó tập trung nhiều hơn vào các nhóm kỹ năng cần thiết để hoàn thành các dự án cụ thể.
Công nghệ đang thúc đẩy sự thay đổi trong cách các tổ chức quản lý nhân tài và cơ cấu hoạt động. Theo Deloitte, 3 trong số 5 giám đốc điều dành cho biết các công nghệ mới – chẳng hạn như AI và tự động hóa – sẽ là động lực chính giúp doanh nghiệp áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa trên kỹ năng. Còn theo Eric Dingler, Giám đốc Đào tạo của Deloitte US, khách hàng của Udemy Business cho biết: Một yếu tố khác thúc đẩy quá trình chuyển đổi với tốc độ chưa từng thấy là “tốc độ thay đổi theo cấp số nhân của công nghệ”.
Các doanh nghiệp luôn đổi mới và định vị bản thân để phát triển mạnh trong tương lai là những tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng dựa trên kỹ năng để theo kịp tốc độ thay đổi.
Việc học kỹ năng đang được chú trọng
Gartner ước tính rằng số lượng kỹ năng cần thiết cho một công việc đang tăng 10% qua mỗi năm, và hơn 30% kỹ năng cần thiết 3 năm trước sẽ sớm không còn phù hợp. Udemy cũng nhận thấy bằng chứng về sự phát triển của các kỹ năng cần thiết và nhu cầu học thêm kỹ năng mỗi ngày qua nền tảng học trực tuyến.
Với gần 10 triệu học viên mới toàn cầu trong năm vừa qua, 134 triệu lượt đăng ký khóa học, nhu cầu về kỹ năng chưa bao giờ cao hơn thế. Những học viên và tổ chức biết rằng cách để theo kịp những thay đổi đang diễn ra là phải linh hoạt, thích ứng và theo kịp sự cạnh tranh.
Để thực hiện thành công cách tiếp cận dựa trên kỹ năng, các doanh nghiệp và cá nhân đều cần được tiếp cận với nhiều kỹ năng. Nó bao gồm các kỹ năng kinh doanh có thể áp dụng trong công việc (đôi khi được gọi là kỹ năng dựa trên vai trò), kỹ năng chuyên môn hoặc kinh doanh như giao tiếp, cộng tác, lãnh đạo hay kỹ năng về kỹ thuật.
Các cá nhân không có kỹ năng phù hợp sẽ gặp nhiều hạn chế trên con đường sự nghiệp. Các tổ chức không có khả năng phát triển nhân viên sẽ ngày càng bị tụt lại phía sau.
Mặc dù không có giải pháp hoàn hảo nhưng công nghệ sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu sắc để xác định các kỹ năng và khoảng cách kỹ năng hiện có. “AI là trái tim của cấu trúc hạ tầng dựa trên kỹ năng”, theo Brenda Sugrue, Giám đốc đào tạo của EY, người coi việc chuyển sang phương pháp tiếp cận kỹ năng được hỗ trợ bởi AI là chìa khóa cho phép các tổ chức tận dụng nhân tài giữa các nhóm hiệu quả hơn và phát triển với tốc độ thay đổi. Các nhóm công nghệ tích hợp tốt hơn giữa các chức năng cũng đang biến cách tiếp cận tổ chức dựa trên kỹ năng thành hiện thực.
Các công ty không thể thuê người để giải quyết rắc rối
Làn sóng nhân công mới có tay nghề cao sẽ không đến. Thay vào đó, chúng ta cần tác động nhiều hơn đến các nhân tài hiện có. Theo Korn Ferry, đến năm 2030 chúng ta sẽ thiếu hụt hơn 85 triệu nhân tài. Con đường duy nhất là nâng cao và đào tạo lại kỹ năng, tiếp tục tập trung vào mở rộng các kỹ năng cho nhân viên.
Nhưng nói thì dễ hơn làm. Bối cảnh kỹ năng rất phức tạp và luôn thay đổi khiến việc hiểu nhân viên đã có kỹ năng nào, khoảng trống kỹ năng nào còn tồn tại và làm thế nào để giải quyết những khoảng trống đó.
Báo cáo Tương lai Việc làm năm 2023 của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy cứ 10 nhân viên sẽ có 6 nhân viên cần được đào tạo kỹ năng trước năng 2027. Một nửa trong số đó không có đủ nguồn lực để thực hiện đào tạo. Thêm vào đó, Deloitte nhận thấy rằng chỉ có 5% giám đốc điều hành tin tưởng họ đang đầu tư đủ để giúp nhóm nhân viên học các kỹ năng mới cần thiết để theo kịp sự thay đổi của thế giới công việc. Điều này có khả năng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho nhiều công ty và các nhà lãnh đạo theo thời gian.
Khi khoảng cách về kỹ năng đã được đánh giá và xác định, bước tiếp theo là phát triển và xác nhận kỹ năng
Nhiều nhà lãnh đạo hiện đang phải đối mặt với thách thức là không thể đánh giá và xác nhận một cách có hệ thống và hiệu quả các kỹ năng mà nhóm của họ nắm vững theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn của ngành. Đây là lúc việc xác nhận kỹ năng được công nhận dưới hình thức đánh giá và chứng nhận đóng vai trò quan trọng. Tại Udemy, chúng tôi giúp các công ty và cá nhân tham gia vào hàng trăm khóa học có chứng chỉ và chứng nhận các kỹ năng được thông qua và công nhận từ bên thứ ba. Điều này đáp ứng nhu cầu của những người mới có được kỹ năng và thể hiện sự thành thạo kỹ năng của họ.
Trên thực tế qua từng năm, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong hoạt động học tập nhằm lấy chứng chỉ. Udemy đã chứng kiến 10 triệu lượt đăng ký luyện thi chứng chỉ IT trên nền tảng trong 12 tháng qua, cho cả người học là doanh nghiệp và cá nhân. Nhiều chứng chỉ và chứng nhận xác nhận kỹ năng, kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ các xu hướng kinh doanh chính như DevOps, tiếp tục áp dụng đám mây, lập trình hiện đại và an ninh mạng. Trong số các học viên có nền tảng kinh doanh, đứng đầu là khóa học lấy chứng chỉ Kỹ sư Cloud DevOps chuyên nghiệp cho Google Cloud, tăng 1.454% so với cùng kỳ năm trước.
Một cách tiếp cận phát triển kỹ năng liên tục là xác nhận kỹ năng mang lại lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp của họ.
Nhân viên nhận ra và mong muốn tiếp thu kỹ năng mới. 77% người lao động toàn cầu cho biết họ sẵn sàng học các kỹ năng mới hoặc được đào tạo lại hoàn toàn. Đối với nhiều nhân viên, sự nghiệp của họ giờ đây kéo dài hơn so với trước đây. Đó là một lý do khiến họ cần thường xuyên đổi mới bản thân và các kỹ năng của mình.
Điều quan trọng là các tổ chức, giám đốc đào tạo và nhân viên phải thể hiện và đo lường kết quả của loại hình học tập dựa trên kỹ năng này. Bằng cách hiểu rõ hơn về các kỹ năng đang học và hiểu được kỹ năng nào cần thiết để giải quyết các khoảng trống, các chương trình học tập có thể hỗ trợ dễ dàng hơn cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Đổi lại, nhân viên có thể nộp đơn xin tham gia các dự án và nắm bắt các cơ hội mà trước đây họ không được xem là “đủ tiêu chuẩn”, thăng tiến nghề nghiệp hoặc thậm chí thay đổi con đường sự nghiệp của họ.
Thích ứng với sự trỗi dậy của AI sáng tạo
AI đang phá vỡ cách chúng ta làm việc và hỗ trợ tổ chức dựa trên kỹ năng như thế nào
Thời đại tự động hóa đã đén. AI, đặc biệt là AI sáng tạo đang cách mạng hóa cách chúng ta nghĩ về công việc và cách chúng ta làm việc.
Theo Goldman Sachs, McKinsey ước tính rằng có tới 30% số giờ làm việc tại Mỹ có thể được tự động hóa vào năm 2030. Phần lớn là nhờ vào AI có khả năng tự động hóa ít nhất một phần tới 300 triệu việc làm.
Tuy nhiên, PricewaterhouseCooper đồng thời báo cáo rằng “AI, robot và các hình thức tự động hóa thông minh khác có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế lớn, đóng góp 15 nghìn tỷ USD vào GDP toàn cầu vào năm 2030.”
Lịch sử củng cố thông điệp về tính hai mặt này. Khi một số loại công việc trở nên lỗi thời thì những việc làm mới sẽ được tạo ra. Đây là những hình thức việc làm có ý nghĩa và sáng tạo hơn, cải thiện trải nghiệm làm việc của con người thay vì thay thế nó.
Gần như mọi công việc đều có khả năng bị ảnh hưởng bởi AI sáng tạo
82% các nhà lãnh đạo toàn cầu được Microsoft khảo sát nói rằng nhân viên sẽ cần những kỹ năng mới để chuẩn bị cho sự phát triển của AI.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải phát triển lợi thế dẫn đầu bằng cách giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mới cần thiết để tận dụng AI mang lại lợi ích và lợi thế cho họ.
Tác động của AI đã gây ra sự gián đoạn đối với lực lượng lao động và sắp có sự gián đoạn nhiều hơn. Tuy nhiên, nó lại có một số tác động tích cực. Công nghệ luôn hỗ trợ, thậm chí thúc đẩy mọi người suy nghĩ và làm việc khác nhau. Nó cho phép họ định hình lại những gì đã làm và cách họ làm việc. Công nghệ sẽ tiếp tục giúp các công ty phát triển theo hướng tiếp cận dựa trên kỹ năng, mở rộng quy trình nhân sự cốt lõi một cách chu đáo hơn các việc tuyển dụng, lập kế hoạch lực lượng lao động, phát triển và cải thiện khả năng luân chuyển nội bộ.
AI giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn trong các công việc đòi hỏi tư duy khái niệm.
Bằng cách tự động hóa các công việc lặp đi lặp lại, tốn nhiều thời gian, nhân viên có thể dành thời gian tập trung vào các công việc sáng tạo và chiến lược. Tuy nghiên để làm tốt điều này, các doanh nghiệp phải tăng cường hiểu biết về các kỹ năng họ cần để theo kịp tốc độ thay đổi công nghê. HBR lấy ví dụ về gã khổng lồ ngành dược phẩm Novartis, họ đã “triển khai một thị trường nhân tài nội bộ được hỗ trợ bởi AI để dự đoán, kết hợp và đưa ra các vai trò, dự án liên quan đến kỹ năng và mục tiêu của nhân viên”.
Các tổ chức đã triển khai các chiến lược nâng cao và đào tạo lại kỹ năng một cách mạnh mẽ và nhất quán hơn trong vài năm qua.
Sự phát triển của nhân viên vẫn là nguyên nhân cốt lõi cho sự thay đổi này. Nhưng nhu cầu đảm bảo doanh nghiệp luôn dẫn đầu các đối thủ cạnh tranh và thúc đẩy cuộc cách mạng AI đang trở thành lý do quan trọng hơn để củng cố chiến lược kỹ năng.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của HBR, chỉ nâng cao kỹ năng thôi là chưa đủ. “Trong những thập kỷ tới, hàng triệu nhân viên có thể cần phải được đào tạo lại hoàn toàn kỹ năng. Đây là một thách thức xã hội cực kỳ phức tạp, đòi hỏi người lao động không chỉ có các kỹ năng mới mà còn phải còn phải học, sử dụng chúng để thay đổi nghề nghiệp”.
Trong trường hợp có AI sáng tạo, nhân viên cần có các kỹ năng cần thiết để tận dụng và làm việc với công nghệ mới này một cách hiệu quả. Đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong việc học các kỹ năng liên quan đến AI trên Udemy Business trong năm qua: tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức độ sử dụng ChatGPT tại Mỹ đã tăng 5.226% chỉ trong quý 1 năm 2023. Điều này cho thấy người học rất khao khát, cảm thấy cấp thiết phải có được những kỹ năng này.
Chìa khóa để sử dụng thành công AI tại nơi làm việc là áp dụng phương pháp tiếp cận trí tuệ hợp tác.
Trí tuệ hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của con người và trí tuệ nhân tạo với nhau để nâng cao hiệu quả và kết quả học tập.
Ví dụ như AI có khả năng tự động hóa việc xác định và lập bản đồ các kỹ năng cần thiết cho các kỹ năng sẵn có trong tổ chức thông qua phân tích khoảng cách kỹ năng thông minh. Sau đó, nhân viên sẽ tận dụng “con người trong vòng lặp” để xác minh rằng những kỹ năng này phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp cũng như để kích hoạt các kỹ năng tại nơi làm việc. .
Tương tự, AI có thể giúp một cá nhân xác định những kỹ năng họ nên học tiếp.
Tuy nhiên, việc áp dụng cách học đó và việc tiếp thu các kỹ năng diễn ra thông qua cả công nghệ và tương tác giữa con người, tận dụng các phương thức học tập khác nhau từ học tập thích ứng đên học tập vi mô, học tập theo nhóm và huấn luyện.
Kết hợp trí tuệ nhân tạo cùng trí tuệ con người cùng với cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa có thể giúp đội nhóm phát triển kỹ năng hiệu quả hơn, qua đó tác động tích cực đến doanh nghiệp. Theo Eric Lawson, Giám đốc cấp cao của Công nghệ và Đào tạo, “Học tập được hỗ trợ bởi AI là điều cần thiết đối với khách hàng khi quyết định triển khai giải pháp doanh nghiệp cho toàn công ty.”
Với những cơ hội lớn này, không thể không kể đến sự gián đoạn trong vai trò của nhân viên, cách thức thực hiện công việc và bản chất của công việc. Do đó, quản lý thay đổi là điều cần thiết. Các nhà lãnh đạo có thể giúp đội nhóm điều hướng sự thay đổi và xây dựng khả năng phục hồi có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.
Phát triển các nhà lãnh đạo ưu việt
Chuẩn bị các nhà lãnh đạo hiện tại và tương lai
Những thay đổi trong cách chúng ta làm việc đòi hỏi thay đổi trong cách lãnh đạo. Định nghĩa truyền thống về lãnh đạo cho phép các tổ chức đạt được sự nhất quán trong quy trình kinh doanh đang được thay thế bằng người lãnh đạo có khả năng học hỏi tốt. Họ có thể giúp các nhóm thích ứng, đổi mới, mở rộng công việc và thu hút các đối tác. Khi công nghệ đẩy nhanh tốc độ thay đổi, chúng ta phải hỗ trợ các nhà lãnh đạo phát triển các kỹ năng mới cần thiết để đón đầu sự thay đổi đó.
Trong những năm gần đây, những thay đổi tại nơi làm việc ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân đến từ làm việc đa nhiệm và từ xa, sự phát triển của AI và tự động hóa, môi trường kinh tế vĩ mô đầy thách thức cùng những thay đổi mạnh mẽ trên thị trường nhân tài. Tỷ lệ nghỉ việc cao và suy giảm sức khỏe của nhân viên là hậu quả. Gallup nhận thấy hơn một nửa số nhân viên toàn cầu đang phải vật lộn với tình trạng kiệt sức, những cảm xúc tiêu cực hàng ngày và cảm giác ít được quan tâm đến sức khỏe.
Các doanh nghiệp phải đầu tư vào lãnh đạo, các lãnh đạo phải đầu tư và đội nhóm để giúp họ điều hướng tất cả thay đổi trong khi vẫn duy trì năng suất và tránh tình trạng kiệt sức về tinh thần, thể chất.
Hơn thế nữa, họ phải hỗ trợ đội nhóm của mình phát triển tốt hơn với các kỹ năng mới, mức độ gắn kết và cam kết cao hơn cũng như khả năng phục hồi và linh hoạt để giải quyết các thách thức tiếp theo.
- Tăng 177% việc học các kỹ năng huấn luyện hàng năm
- Tăng 150% việc học các kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm hàng năm
- Tăng 136% việc học các kỹ năng thấu cảm qua từng năm
- Tăng 101% việc học các kỹ năng phục hồi qua từng năm
Các nhà lãnh đạo đang nắm bắt một loạt kỹ năng mới để quản lý tất cả những điều này. Một nghiên cứu mang tính đột phá được thực hiện bởi The Conference Board và Udemy Business đã xác định “4C” – 4 kỹ năng quan trọng dành cho các nhà lãnh đạo hiện đại thành công:
- Connecting – Kết nối: Kỹ năng giao tiếp cá nhân và trí tuệ cảm xúc, bao gồm sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và tự nhận thức
- Coaching – Huấn luyện: Kỹ năng huấn luyện và phản hồi hiệu quả
- Creating an Inclusive Culture – Tạo dựng nền văn hóa hòa nhập: Thúc đẩy môi trường hòa nhập
- Collaborating Through Technology – Hợp tác thông qua công nghệ: Tận dụng công nghệ để kết nối và hợp tác
Việc trang bị cho các nhà lãnh đạo những kỹ năng này vượt xa bộ kỹ năng của quản lý cấp cao.
Những quản lý mới và quản lý tuyến đầu đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền cảm hứng cho đội nhóm mỗi ngày. Nếu họ thất bại sẽ có phát sinh chi phí. Nó thường dẫn đến hao hụt nhân viên và giảm tinh thần của nhân viên. Theo Gallup, những nhân viên thiếu gắn kết đã khiến thế giới mất đi 8,8 nghìn tỷ USD năng suất chỉ trong năm 2022.
Khi lực lượng lao động bước vào thời kỳ gián đoạn do sức mạnh của AI, tự động hóa và đổi mới công nghệ, các nhà lãnh đạo cần dẫn dắt nhân viên với nhiều mục đích, tầm nhìn, chiến lược và thấu cảm. Họ phải đảm bảo đội nhóm có quyền truy cập và tham gia các cơ hội đào tạo lại kỹ năng. Đồng thời họ phải liên tục suy nghĩ lại về cách tiếp cận với đối với bối cảnh kỹ năng không ngừng phát triển.
Theo McKinsey, ý thức về mục đích thông qua công việc là động lực hàng đầu cho hiệu suất và năng suất. Khả năng lãnh đạo hiệu quả sẽ giúp nhóm vừa kết nối với mục đích đề ra vừa duy trì kết nối qua các giai đoạn bất ổn.
Chúng tôi nhận thấy rằng một trong 4C đang tạo ra nền văn hóa hòa nhập, khiến việc gặp gỡ nhân viên tại nơi làm việc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nhân viên không chỉ tìm kiếm cơ hội phát triển kỹ năng tại công ty. Trong một cuộc khảo sát của Glassdoor, 76% người tìm việc coi lực lượng lao động đa dạng là yếu tố quan trọng khi đánh giá các công ty và lời mời làm việc.
Cần có một hành động để đáp ứng những nhu cầu này, nhưng làm vậy cũng giúp tạo cảm giác thân thuộc, gắn kết nhân viên với công việc và hỗ trợ công ty đổi mới, sinh lời nhiều hơn. Các nhà lãnh đạo không chỉ đơn giản là đưa ra những cử chỉ ủng hộ sự đa dạng, họ cần làm nhiều hơn. Nếu hành vi của họ không hỗ trợ văn hóa nhóm hòa nhập thì nhân viên sẽ biết điều đó, các tổ chức sẽ không thấy được lợi ích đầy đủ của lực lượng lao động đa dạng.
Podcast hàng đầu của Udemy đã vinh danh Stefanie Johnson, Giám đốc viện Doerr dành cho các nhà lãnh đạo mới tại Đại học Rice, người đã nêu lên giá trị của lực lượng lao động đa dạng. Ông khẳng định rằng “trong nhiều nghiên cứu, bạn chỉ thấy được lợi ích của sự đa dạng khi bạn có sự hòa nhập”.
Khung kỹ năng tích hợp
Con đường hướng tới tương lai
Rất khó đề điều hướng quá trình chuyển đổi sang cách tiếp cận dựa trên kỹ năng. Việc phụ thuộc lẫn nhau rất phức tạp. Trên thực tế, Deloitte nhận thấy rằng 9 trên 10 giám đốc điều hành đang sử dụng các kỹ năng như một công cụ để xác định công việc, triển khai nhân tài và quản lý sự nghiệp. Chỉ một trên 5 người đang áp dụng cách tiệp cận dựa trên kỹ năng ở một mức dộ có ý nghĩa.
Rõ ràng là mọi người đều hiểu rõ “tại sao”, nhưng “làm thế nào” vẫn là một nút thắt khó gỡ. Theo Eric Dingler của Deloitte, tiến hành thay đổi mang lại “cơ hội ngàn năm có một”. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là làm thế nào các tổ chức có thể thực hiện việc chuyển đổi?
Khung kỹ năng tích hợp
Tịa Udemy, chúng tôi tin rằng chuyển đổi thành công sang tương lai dựa trên kỹ năng có nghĩa là thiết lập mô hình thúc đẩy những hiểu biết sâu sắc về kỹ năng một cách có mục tiêu, dẫn đến đột quá kết quả kinh doanh.
Để giúp các công ty hoàn thành quá trình chuyển đổi sang mô hình dựa trên kỹ năng và theo kịp sự đổi mới, Udemy giới thiệu cho bạn Khung kỹ năng tích hợp. Nó cung cấp cách thức để các nhà lãnh đạo hiểu được các thành phần cơ bản của cách tiếp cận dựa trên kỹ năng và đạt được hiểu biết quan trọng về cách phát triển nó trong tổ chức. Bạn có thể đã có một số yếu tố này và đang phát triển những yếu tố khác. Dù bạn đang phát triển để trở thành một doanh nghiệp dựa trên kỹ năng, mục tiêu của chúng tôi là để Khung kỹ năng tích hợp đóng vai trò hướng dẫn.
Có 5 thành phần chính trong Khung kỹ năng tích hợp:
1. Thông tin chi tiết về kỹ năng:
Đây là thời điểm vàng để thu thập những hiểu biết sâu sắc cần thiết, đánh giá thực trạng năng lực nội bộ trong doanh nghiệp. Đội ngũ của bạn cần những kỹ năng gì để đạt được các mục tiêu hiện tại và tương lai của công ty? Những kỹ năng nào đang được chú trọng khi ngành nghề chuyển đổi? Bạn cần giải quyết chiến lược kỹ năng gì để thực hiện chiến lược kinh doanh ở cả hiện tại và tương lai? Hiện nay, Udemy cung cấp thông tin độc quyền và quan điểm sáng suốt để giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình. Chúng tôi cũng cung cấp hướng dẫn kỹ năng và đề xuất nội dung học tập phù hợp với nhu cầu của từng nhóm.
2. Nhận diện kỹ năng:
Đây là quá trình xác định doanh nghiệp đang có và cần có những kỹ năng nào. Nói cách khác, đây là quá trình thiết lập cung và cầu. Có rất nhiều kỹ năng có thể được xác định, từ kỹ năng chuyên môn đến kỹ năng mềm, từ kỹ năng đã được học đến những kỹ năng mà đội nhóm có tiềm năng hoặc cần phát triển
3. Phân tích khoảng cách kỹ năng:
Dựa trên những hiểu biết sâu sắc thu được thông qua phân tích và xác định kỹ năng, bạn có thể đưa ra quyết định chiến lược về những kỹ năng cần thiết nhất cho tổ chức và hiểu được điểm thiếu sót. Điều này khác nhau tùy theo chức năng, nhóm hoặc thậm chí theo quốc gia, khu vực. Các tổ chức có thể chuẩn bị tốt những thay đổi trong tương lai khi họ tiến hành phân tích kỹ năng và nỗ lực dự đoán những khoảng trống có thể có. Điều này cũng hữu ích khi xây dựng con đường sự nghiệp cho đội nhóm.
4. Phát triển kỹ năng:
Bao gồm nâng cao và đào tạo lại kỹ năng nhằm phát triển các kỹ năng chính và thu hẹp khoảng cách. Giải pháp học tập của Udemy dành cho doanh nghiệp có thể cung cấp quyền truy cập cho tất cả học viên, thông qua nhiều phương thức phân phối (tự phục vụ, theo yêu cầu và dựa trên nhóm), các lộ trình học tập phù hợp bao gồm các nội dung chuyên biệt để phát triển khả năng lãnh đạo và vị trí chuyên môn.
5. Xác thực kỹ năng:
Bằng cách hợp thức hóa các kỹ năng đã được phát triển, nhân viên chứng tỏ rằng bản thân biết cách sử dụng các kỹ năng đã có. Các nhà lãnh đạo cũng chứng minh giá trị của các chương trình đào tạo và phát triển trong việc hỗ trợ chiến lược của công ty. Udemy hỗ trợ các thông tin xác thực về kỹ năng, bao gồm huy hiệu, đánh giá kỹ thuật, phòng thí nghiệm và chương trình học. Udemy đã hợp tác với 1EdTech để đưa tiêu chuẩn Huy hiệu mở vào nền tảng. Bằng cách sử dụng tiêu chuẩn này, các tổ chức có thể xác minh các chứng chỉ và kỹ năng mà người học đạt được thông qua các nền tảng chứng chỉ kỹ thuật số hàng đầu như Credly và Accredible.
Các doanh nghiệp đang tìm kiếm một chiến lược thành công có thể giúp họ thu được lợi ích từ việc áp dụng phương pháp học tập dựa trên kỹ năng. Nhưng điều này không thể thực hiện được nếu các doanh nghiệp không nắm bắt cơ hội do AI tạo ra và tập trung chú ý vào phát triển các nhà lãnh đạo để quản lý thay đổi và phát triển.
Dịch từ Udemy business, 2024 Global Learning & Skills Trends Report