Cách xây dựng văn hóa làm việc nơi Gen Z và tất cả thế hệ có thể phát triển

Bất kỳ cuộc trò chuyện nào về tương lai làm việc đều bao gồm Gen Z. Sinh từ năm 1997 đến năm 2012, GenZ là nhóm trẻ nhất trong lực lượng lao động ngày nay. Trong khi tầm ảnh hưởng của Gen Z tiếp tục tăng lên, các nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân họ. Một số nhà tuyển dụng thậm chí còn bị ám ảnh bởi họ trong quá trình nộp đơn.

Không có gì ngạc nhiên khi việc thu hút Gen Z là chủ đề nóng tại Talent Connect. Trong một phiên họp, Liam Walsh, giám đốc cấp cao về thu hút nhân tài tại LinkedIn, đã nói chuyện với Sophie Wade, chuyên gia đổi mới lực lượng lao động của Flexcel Network; Valerie Vadala, cựu giám đốc thu hút nhân tài tại Shutterstock và Nicky Vallelly, giám đốc bộ phận thu hút và gắn kết nhân tài tại Google Deepmind về cách các nhà tuyển dụng có thể làm để thu hút được nhiều nhân tài thế hệ Gen Z và tận dụng thế mạnh của họ trong môi trường nhiều thế hệ.

Dưới đây là 5 bước mà các nhà tuyển dụng có thể xây dựng văn hóa phù hợp với cả Gen Z và các thế hệ khác để họ cảm thấy có giá trị và được thúc đẩy:

1. Khám phá các yếu tố thúc đẩy Gen Z

Rất nhiều dữ liệu chỉ ra cách Gen Z hành động và những gì họ coi trọng. Ví dụ như họ ưu tiên sự đa dạng và hòa nhập, đồng thời khao khát cảm giác thân thuộc. Valrie lưu ý rằng: Trong khi hầu hết mọi người nói rằng họ muốn làm việc trong một tổ chức có văn hóa hỗ trợ lẫn nhau, Gen Z là thế hệ sẽ dễ rời đi nếu nơi làm việc không có văn hóa đó. Họ cũng mong đợi người sử dụng lao động quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

Nhưng để thực sự hiểu Gen Z, bạn nên lùi lại một bước và cân nhắc tại sao những yếu tố đó lại ảnh hưởng đến họ, Nicky nói.

Thứ nhất, họ trưởng thành trong thời kỳ đại dịch toàn cầu nên hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ sức khỏe. “Vì vậy, họ sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp ưu tiên phúc lợi của họ”. Họ cũng học được cách làm việc ở mọi nơi, nên sẽ coi trọng các lựa chọn linh hoạt về nơi làm việc, cách thức và thời gian làm việc.

Quan trọng nhất, “thế hệ này lớn lên trong xã hội đa văn hóa nhất mà chúng ta từng được thấy. Điều này đã nuôi dưỡng trong họ sự đánh giá sâu sắc về sức mạnh của sự đa dạng và tầm quan trọng của việc có những quan điểm đa dạng trong một tổ chức”, theo Nicky.

2. Điều chỉnh lại về danh tiếng khi nhảy việc và cung cấp kỹ năng nâng cao mà họ đang tìm kiếm.

Từ dữ liệu, chúng ta còn biết rằng Gen Z thay đổi công việc nhiều hơn các thế hệ trước. Trong khi một số người coi đó là đặc điểm tiêu cực, Sophie lại có quan điểm khác. Cô ấy cho rằng Gen Z không có công việc đảm bảo, vì vậy duy trình tính cạnh canh và nâng cao kỹ năng để làm điều đó là ưu tiên hàng đầu. Khi họ không thể nâng cao trình độ và thăng tiến trong tổ chức, họ sẽ chuyển đi nơi khác.

Điều đó tạo ra cơ hội cho những nhà tuyển dụng sẵn sàng cung cấp cho Gen Z những cơ hội để nâng cao kỹ năng mà họ muốn. Đối với những người tìm việc đang tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp, một chương trình học tập và phát triển mạnh mẽ là một yếu tố hấp dẫn.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng thời đại đã khác so với các thế hệ trước. Nicky nói rằng “Một công việc suốt đời không còn tồn tại nữa. Ý tưởng về việc trưởng thành, gia nhập lực lượng lao động và ở lại cùng một công ty cho đến khi bạn sẵn sàng nghỉ hưu đã biến mất.”

3. Điều chỉnh chiến lược tuyển dụng để phù hợp với thực tế Gen Z

Giống các nhà tuyển dụng trong những năm trước đây sử dụng báo chí muốn quảng cáo tiếp cận nhân tài, nhà tuyển dụng ngày nay phải tương tác với ứng viên thông qua các phương tiện truyền thông mà họ thấy thoải mái. Nicky nói “Quản vào việc làm của bạn trông như thế nào? Mô tả công việc có dài 10 trang không? Không ai đọc nó trên điện thoại di động. Bạn phải đảm bản nó thân thiện với thiết bị di động.”

Quy trình tuyển dụng kéo dài hàng tuần có thể sẽ phản tác dụng đối với Gen Z. Theo Nicky, “Toàn bộ cuộc sống của Gen Z được điều chỉnh. Họ không phải chờ đợi điều gì cản. Họ có thể xem toàn bộ phần phim truyền hình trong một ngày, sau đó hệ thống sẽ đề xuất nội dung họ nên xem tiếp theo. Họ không phải vất vả tìm kiếm thông tin – chúng được cung cấp một cách dễ dàng, ở định dạng thân thiện với người dùng. Đó là lý do họ sẽ mong đợi điều tương tự khi họ tương tác với tổ chức của bạn.”

4. Trao cho Gen Z cơ hội làm việc có ý nghĩa

Gen Z muốn làm việc trong một môi trường mà họ có thể tạo được tác động nhanh chóng. Valerie chỉ ra rằng nếu bạn yêu cầu Gen Z tạo rao một hoạt động mà không ai sẽ xem xét hoặc đưa ra các khuyến nghị mà không ai sẽ làm, thì họ sẽ không có động lực tiếp tục ở lại trong tổ chức. “Họ không thích làm loại công việc đó. Họ muốn cảm thấy những gì họ đang làm có tác động ở mức độ nào đó mà không chỉ là “công việc bận rộn”.”

Trong khi Baby Boomers hoặc Gen X có thể ngần ngại chia sẻ ý tưởng và phản hồi với những người lãnh đạo cấp cao thì Gen Z lại có xu hướng ít bị hệ thống cấp bậc đe dọa hơn. Họ không tin rằng thâm niên khiến nhân viên có giá trị hơn đối với tổ chức. Đó là lý do tại sao chiến lược ưu tiên kỹ năng lại hấp dẫn đối với họ.

Nicky nói, nếu bạn là một nhà tuyển dụng, “bạn phải thực sự điều chỉnh chính sách tuyển dụng của mình. Chúng ta có thực sự đưa ai đó vào một vai trò phát huy hết thế mạnh của họ không? Chúng ta có đang sử dụng bộ kỹ năng mà họ mang lại không?”

5. Nuôi dưỡng tinh thần cùng nhau sáng tạo

Thế hệ nào cũng có thế mạnh. Khi bạn xây dựng một môi trường làm việc phát huy được tất cả những điểm mạnh đó thì mọi người đều thắng. Valerie nhấn mạnh từ đồng sáng tạo để nói về việc trao cho mọi người cơ hội cùng đóng góp. Boomer hay Gen X có thể chia sẻ những gì họ đã học được qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong khi thế hệ trẻ hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong tiếp cận các công nghệ mới như AI.

Sophie gợi ý rằng có một cách để gắn kết các thế hệ lại với nhau là thông qua các chương trình cố vấn giữa các thế hệ. Những trải nghiệm như vậy mang lại cho nhân viên ở các độ tuổi khác nhau một không gian an toàn để tìm hiểu lẫn nhau, đánh giá cao kiến thức của nhau.

Tạo ra nền văn hóa kết nối các thế hệ

Vào thời điểm các nơi làm việc đang được AI biến đổi, thế hệ Z am hiểu công nghệ sẵn sàng tạo ra tác động to lớn đến các tổ chức sẵn sàng lắng nghe và hiểu nhu cầu của họ. Nhưng đồng thời, các thế hệ lớn tuổi cũng có sự khôn ngoan để truyền đạt những quan điểm độc đáo của riêng họ.

Các nhà tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp hiểu và nói chuyện với Gen Z, đồng thời đảm bảo rằng các thế hệ khác không bị bỏ qua.

Một môi trường ưu tiên kỹ năng cho phép nhân viên tỏa sáng bất kể họ thuộc nhóm tuổi nào hay thời gian làm việc của họ với công ty dài hay ngắn.

Dịch từ How to Create a Workplace Culture Where Gen Z — and All Generations — Can Thrive

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ