Nỗi sợ hãi lớn nhất trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI) là lo lắng về việc nó sẽ cướp đi công việc của chúng ta. Nếu cứ tập trung vào nỗi sợ này, chúng ta có thể tự khiến mình trở nên lỗi thời. AI không cướp việc làm của chúng ta, nó biến đổi chúng. Áp dụng công nghệ AI là một bước đi thông minh, cần thiết cho sự sống còn của chúng ta trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay.
Bằng cách tích hợp AI vào các chương trình đào tạo và quy trình làm việc, chúng ta có thể cách mạng hóa cách làm việc bằng cách nâng cao hiệu quả, hợp lý hóa các quy trình và trao quyền cho nhóm thích ứng và phát triển. Thay vì sợ hãi những điều chưa biết, hãy nắm bắt cơ hội. Hãy ủng hộ cách tiếp cận chủ động tập trung vào các sáng kiến nâng cao và đào tạo lại kỹ năng. Bằng cách đó, chúng ta có thể đảm bảo lực lượng lao động phù hợp, kiên cường và sẵn sàng cho bất kỳ điều gì trong tương lai.
Điều hướng thế giới AI với ranh giới rõ ràng
Là người dẫn đầu học tập và phát triển (L&D) thì việc điều hướng thế giới AI đòi hỏi phải thiết lập các ranh giới rõ ràng. Trước khi bắt đầu áp dụng AI, điều quan trọng là phải lùi lại một bước và xác định các giới hạn mà AI sẽ hoạt động.
Cách tiếp cận hợp lý là đánh giá các mục tiêu và nhiệm vụ của nhóm, xác định các lĩnh vực mà AI có thể mang lại lợi ích và đặt ra các ranh giới tương ứng. Ví dụ như bạn có thể sử dụng AI để hỗ trợ tạo nội dung cho khóa học sắp tới. Tuy nhiên, cần phải đặt ra ranh giới là tất cả nội dung do AI tạo ra phải được nhân viên L&D xem xét và phê duyệt.
Khi tìm hiểu sâu hơn về AI, bạn có thể cần phải điều chỉnh hoặc mở rộng các ranh giới này. Tính linh hoạt không chỉ thể hiện ở việc chấp nhận mà cần thường xuyên đo lường khả năng phát triển của AI. Tuy nhiên, thiết lập các nguyên tắc ban đầu sẽ giúp làm rõ vai trò của nhóm và cung cấp điểm khởi đầu vững chắc cho hành trình.

Hiểu những vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết
Một trong những bước đầu tiên khi sử dụng AI trong L&D là tìm ra vấn đề cần giải quyết. Thông thường, AI cung cấp các giải pháp để xử lý những phần lặp đi lặp lại hoặc tốn thời gian trong công việc. Vì vậy, hãy tìm ra điều gì đang làm bạn chậm lại và ghi chú những lĩnh vực mà sẽ tạo ra tác động lớn khi được tăng tốc. Bằng cách xác định chính xác các vấn đề muốn giải quyết, bạn sẽ chuẩn bị hành trình AI suôn sẻ hơn. Sự rõ ràng này giúp bạn đi đúng hướng khi đi sâu vào nghiên cứu, khiến bạn ít có khả năng bị lạc trong quá trình làm việc.
Hiểu rõ cơ bản
AI là gì?
Khi lần đầu nghe về AI, chúng ta có thể liên tưởng đến quản gia robot hay xe không gian. Đối với những người ít hiểu biết về công nghệ, ý tưởng về việc AI ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội có thể hơi đáng sợ. Hãy dành thời gian để phân tích AI và giảm bớt nỗi sợ đó.
Tốt nhất bạn nên thật sự hiểu về nó. Vì vậy tôi đã yêu cầu ChatGPT – công cụ GenAI – mô tả AI cho người mới. Đây là phản hồi của nó:
“Về cốt lõi, trí tuệ nhân tạo là làm cho máy tính thực hiện những công việc cần trí thông minh của con người. Nó bao gồm các nhiệm vụ như hiểu lời nói, nhận dạng khuôn mặc và giải quyết vấn đề. AI học từ dữ liệu và sử dụng chúng để đưa ra quyết định hoặc dự đoán. Hãy nghĩ về nó như dạy máy tính suy nghĩ và học hỏi như con người, nhưng sử dụng các con số và thuật toán thay vì bộ não và suy nghĩ”
Về cơ bản, AI là công nghệ được sử dụng để giúp hoàn thành công việc của con người. Mặc dù công nghệ này có những ứng dụng rất tiến bộ, nhưng chuyên gia L&D không cần phải hiểu AI ở mức độ phức tạp như vậy. Mọi chủ đề và lĩnh vực đều có những cấp độ kinh nghiệm nâng cao có thể khiến người mới làm quen nản lòng và sợ hãi. Đừng lo lắng nếu bạn không phải là chuyên gia AI. Giống như việc bạn không cần biết cách phẫu thuật để đeo băng cá nhân, bạn không cần biết tất cả chi tiết về AI để sử dụng nó.

Có thể bạn đã sử dụng nó
Thậm chí nếu bạn không giỏi về công nghệ, bạn có thể đã từng sử dụng AI mà không nhận ra. Dưới đây là một vài ví dụ về cách công nghệ có mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta:
- Ứng dụng điều hướng: các ứng dụng như Google Maps hay Waze sử dụng AI để phân tích tình trạng giao thông và đề xuất các tuyến đường lái xe, đi bộ nhanh nhất.
- Công cụ tìm kiếm: Google và những công cụ tìm kiếm khác sử dụng thuật toán AI để hiểu từ khóa và đưa ra các kết quả gần nhất một cách nhanh chóng
- Mạng xã hội: Nền tảng mạnh xã hội sử dụng AI để cá nhân hóa suy nghĩ, gợi ý quảng cáo liên quan, khám phá và lọc những nội dung không phù hợp. Thuật toán phân tích hoạt động của bạn để điều chỉnh trải nghiệm và thu hút sự chú ý vào nền tảng.
- Đề xuất dịch vụ trực tuyến: Nền tảng như Netflix và Spotify sử dụng AI để phân tích lịch sử xem và nghe để đề xuất phim, chương trình truyền hình và danh sách nhạc phù hợp với mối quan tâm của bạn.
- Trợ lý âm thanh: Trợ lý thực tế ảo như Siri, Google Assistant và Alexa sử dụng AI để hiểu và phản hồi các yêu cầu về âm thanh, như đưa ra lời nhắc, trả lời câu hỏi hay mở nhạc.
Tuy nhiên, để tranh luận, giả sử bạn có ác cảm với công nghệ. Bạn có thể khẳng định rằng bạn chưa từng sử dụng bất kỳ công cụ AI nào được nêu trên. Ngay cả khi bạn không sử dụng chúng thì phần còn lại của xã hội đều đã dùng. Điều đó có nghĩa là bạn có thể gặp phải AI mà không nhận ra. AI thâm nhập vào nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội, ngay cả khi bạn không tương tác trực tiếp với công nghệ.
- Ngân hàng và tài chính: Rất nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng thuật toán AI để phát hiện gian lận nhằm bảo vệ tài khoản của khách hàng, ngay cả khi khách hàng không trực tiếp sử dụng công nghệ.
- Dịch vụ khách hàng: Nếu bạn không tương tác với chatbot trực tuyến hoặc trợ lý ảo, các công ty cũng sẽ dùng AI để cải thiện phản hồi và hiệu quả của các dịch vụ khách hàng
- Dịch vụ khẩn cấp: AI được sử dụng trong hệ thống phản hồi khẩn cấp nhằm ưu tiên cuộc gọi, điều động tài nguyên và phân tích tình huống thực tế. Nó ảnh hưởng đến những ai liên hệ với cảnh sát, cứu hỏa hay cấp cứu.
- Chăm sóc sức khỏe: Bệnh viện và cơ sở y tế có thể sử dụng công cụ chẩn đoán được hỗ trợ bởi AI hoặc hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử để cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và đẩy nhanh nhiệm vụ hành chính.
- An ninh: Các hệ thống giám sát được hỗ trợ bởi AI được sử dụng trong không gian công cộng, sân bay và các cơ sở khác để tăng cường an ninh và an toàn, mang lại lợi ích cho mọi người trong những khu vực đó.
Hy vọng rằng sau khi đọc những công dụng của AI, bạn sẽ bớt sợ hãi nó. Có cả AI cơ bản và nâng cao đang tồn tại trong xã hội của chúng ta. Bên cạnh đó bạn cũng không cần trở thành chuyên gia AI để học hỏi và tận dụng nó để tạo ra các chương trình đào tạo có tác động.

Tôi sẽ làm gì?
Làm quen với các công cụ phổ biến trong lĩnh vực
Bây giờ khi đã hiểu cơ bản về AI, bạn có thể cân nhắc có thể sử dụng nó như thế nào để mang lại lợi ích cho bản thân. Việc tìm hiểu công dụng phổ biến của nó trong lĩnh vực đào tạo là cách bắt đầu để xác định tiềm năng sử dụng. Một số công cụ/ cách sử dụng phổ biến là:
- Sáng tạo nội dung và Công cụ tạo tác: Các công cụ hỗ trợ AI tự động hóa việc tạo nội dung học tập, câu hỏi, đánh giá và mô phỏng tương tác, tiết kiệm thời gian cho giảng viên và nhà thiết kế giảng dạy
- Bảng thông tin phân tích dữ liệu: Bảng thông tin phân tích được hỗ trợ bởi AI cung cấp cho giảng viên các thông tin chi tiết về hành vi người học, số liệu tương tác và kết quả học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định dựa trên dữ liệu
- Nền tảng trò chơi: Nền tảng trò chơi được hỗ trợ bởi AI tận dụng các yếu tố và cơ chế trò chơi để tăng mức độ tương tác, động lực và khả năng ghi nhớ kiến thức
- Lộ trình học tập được cá nhân hóa: Thuật toán AI tạo ra lộ trình học tập được cá nhân hóa dựa trên mục tiêu và sở thích học tập của người học, tối ưu hóa kết quả học tập của họ.
- Giải pháp học tập thực tế ảo và tăng cường (VR/AR): Các công cụ VR và AR được tăng cường bởi AI mang lại trải nghiệm học tập phong phú, mô phỏng và đào tạo thực hành về nhiều chủ đề khác nhau.
Bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là một số công cụ được đưa vào lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng là điểm khởi đầu tuyệt vời nếu bạn muốn bắt đầu dấn thân vào thế giới AI.
Tiếp tục học tập
AI luôn thay đổi, đừng ngại học hỏi liên tục. Đi sâu vào các bài viết, nghe podcast và xem các hội thảo trên web có liên quan. Bạn biết càng nhiều thì càng trang bị tốt để giải quyết các vấn đề liên quan đến AI. Hãy nhớ rằng, bạn có thể học hỏi không ngừng. Trở thành người học hỏi suốt đời là chìa khóa để luôn đi đầu trong đổi mới.
Dịch từ L&D in the Age of AI: A Beginner’s Guide to AI-Powered Learning