Rất nhiều hoạt động học tập về công việc và kỹ năng diễn ra trong thời gian thực thông qua ứng dụng thực tế và dưới sự giám sát của quản lý hoặc lãnh đạo, nhưng có rất nhiều rủi ro liên quan đến kiểu học tập này. Ví dụ như nỗi sợ hãi về những hậu quả tiêu cực có thể tạo ra môi trường học tập hạn chế giao tiếp cởi mở giữa các nhân viên. Nó cũng có thể làm giảm sự tự tin cần thiết để thử nghiệm và đổi mới. Trong một số trường hợp, nó có thể thúc đẩy sự cạnh tranh trong hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
Theo nghiên cứu của McKinsey, “an toàn tâm lý không phải là điều hiển nhiên và nó không phải là tiêu chuẩn ở hầu hết các đội.” Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những lợi ích đáng kể của an toàn tâm lý. “Tác động của nó vượt xa kỹ năng mềm: nó góp phần đáng kể vào hiệu quả của nhóm, học tập, giữ chân nhân viên và quan trọng nhất là đưa ra các quyết định tốt hơn, hiệu suất tốt hơn”.
Tại sao an toàn tâm lý lại quan trọng?
Để có thêm nhiều tổ chức đạt được sự an toàn về tâm lý và thu được lợi ích, cần có sự thay đổi đáng kể về văn hóa, cách nhân viên học hỏi và đào tạo. Sự thay đổi này cần có thời gian và không thể hoàn thành trong chớp mắt. Như nghiên cứu của McKinsey, an toàn tâm lý không phải là tiêu chuẩn ở hầu hết các nhóm. Họ cần xem xét các giải pháp đào tạo thay thế để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong tổ chức.
Giải pháp thay thế hiệu quả bao gồm tìm ra cách mới cho phép nhân viên học tập theo thời gian riêng của họ mà vẫn nhận được phản hồi mang tính xây dựng. Nhân viên cần được trao quyền để học hỏi từ những sai lầm của mình để tiến bộ mà không sợ bị “trông xấu đi” trong mắt người đánh giá hiệu suất hoặc cảm thấy xấu hổ trước mặt đồng nghiệp. Mọi người cần có khả năng nhận ra giá trị của mình và tin tưởng vào tiềm năng của chính mình trong các tình huống thực tế.
An toàn tâm lý trong học tập – trò chơi đóng vai
Một ví dụ điển hình về kịch bản học tập có thể gặp vấn đề trong một nhóm không có văn hóa hỗ trợ an toàn tâm lý là học tập đóng vai. Ngay cả trò chơi nhập vai được thiết kế tốt nhất cũng sẽ phản tác dụng nếu mọi người gặp trở ngại do sợ bị lộ, sợ thất bại và cảm thấy lạc lõng đến mức họ nhận được rất ít giá trị từ buổi học. Nhiều người quá tập trung vào việc hoàn thành lượt của mình.
Một lợi thế lớn đối với những nhà tuyển dụng hiện đại và các chuyên gia L&D là họ có những giải pháp công nghệ mang tính thay đổi, giúp nhân viên đào tạo và thất bại trong môi trường an toàn. Mô phỏng và đào tạo dựa trên trò chơi cho phép bạn thất bại trong thế giới ảo mà không phải chịu bất kỳ hậu quả nào trong thế giới thực. Chúng được thiết kế để giúp bạn tiến về phía trước và tận hưởng niềm vui trong quá trình này.
Bạn làm sai điều gì, bạn mất mạng và được thử lại. Bạn có thể làm điều này nhiều lần cho đến khi tiến bộ đủ để thành công. Bạn nâng cao kỹ năng đủ để đạt đến vị trí cao hơn. Bạn có thể thất bại ở lần đầu tiên, lần thứ hai hoặc thậm chí là lần thứ ba để đánh bại boss và cuối cùng đạt được thành công.
Cơ chế trò chơi thúc đẩy sự lặp lại và mong muốn cải thiện để thành công có thể được thực hiện trên quy mô lớn. Điều này rất thuận lợi khi so với đào tạo trực tiếp – đòi hỏi phải đi lại tốn kém, số lượng có hạn và nguồn lực hạn chế.
Tuy nhiên, công nghệ không bao giờ là giải pháp đáp ứng được mọi thứ. Nếu một tổ chức không đạt được sự an toàn về mặt tâm lý tại nơi làm việc thì các giải pháp đào tạo mang lại môi trường đào tạo an toàn không phát huy được hiệu quả của nó.
Quản lý và lãnh đạo trong môi trường an toàn về tâm lý
Có một cách khác để giải quyết vấn đề này là đảm bảo rằng an toàn tâm lý là ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý và lãnh đạo trong chiến lược phát triển tổ chức của họ. Để giải quyết các thách thức trong việc tạo điều điện cho nhân viên học hỏi và thất bại trong các hoạt động hàng ngày mà không sợ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng cá nhân, các tổ chức cần cung cấp chương trình đào tạo khả năng lãnh đạo để có thể mở rộng nhằm thúc đẩy văn hóa này ở mọi cấp độ, bao gồm cả cấp cao nhất. Điều này đòi hỏi sự đào tạo chu đào từ đồng nghiệp và quản lý để giúp nhân viên cảm thấy an toàn khi bị tổn thương và giao tiếp cởi mở.
Các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an toàn tâm lý bằng cách trang bị cho các nhà lãnh đạo những kỹ năng tạo ra cuộc đối thoại cởi mở và giúp mỗi cá nhân thành công. Các nhà lãnh đạo cũng cần phải thành thật về những điểm yếu của mình và thể hiện sự khiêm tốn. Đó là một sự thay đổi văn hóa khó đạt được nhưng có tác động rất lớn một khi nó xảy ra. Nó đòi hỏi phải đào tạo và thừa nhận các lỗ hổng để đạt được điều đó.
Các giải pháp đào tạo khuyến khích các cuộc trò chuyện cởi mở với quản lý và đồng nghiệp về các chiến lược nhằm thực hiện những cải tiến có lợi. Bằng cách thúc đẩy sự an toàn tâm lý ở cấp độ cá nhân, theo thời gian chúng ta có thể giúp đẩy mạnh văn hóa an toàn tâm lý rộng rãi hơn trong tổ chức.
Kết luận
Tóm lại, đào điều kiện cho nhân viên học hỏi và thất bại mà không ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng cá nhân đòi hỏi nỗ lực phối hợp để tạo ra một môi trường an toàn về mặt tâm lý tại nơi làm việc. Điều này liên quan đến các chương trình phát triển khả năng lãnh đạo, các phương pháp đào tạo thay thế và thay đổi văn hóa theo hướng chấp nhận thất bại như một phần của quá trình học tập. Bằng cách ưu tiên an toàn tâm lý, các tổ chức có thể phát huy tiềm năng của nhân viên và nuôi dưỡng văn hóa học hỏi, đổi mới liên tục.
Dịch từ Psychological Safety: How Employees Can Learn (and Fail) Without Risk to Personal Brand