Bài học cho các giám đốc điều hành công nghệ tầm trung

Khi ngành công nghệ bước vào mùa hè năm 2024, một câu chuyện về hai chiến lược nổi lên giữa các doanh nghiệp công nghệ vừa và lớn. Trong khi các giám đốc điều hành tại cả hai loại công ty đều lạc quan về tương lai, thì những người ở các công ty công nghệ vừa (những công ty có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đô la Mỹ đến 5 tỷ đô la Mỹ) có xu hướng lo lắng nhiều hơn về bối cảnh cạnh tranh và đang ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hiệu quả hoạt động của họ. Điều đó trái ngược với các nhà lãnh đạo tại các công ty công nghệ lớn (doanh thu hàng năm từ 5 tỷ đô la Mỹ trở lên), những người ít bị gánh nặng bởi các cân nhắc hoạt động tức thời và lo ngại về cạnh tranh, có thể tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy đổi mới và điều hướng các bất ổn về kinh tế vĩ mô và quy định.

Khi nỗ lực cạnh tranh, các giám đốc điều hành tại các công ty công nghệ có thể học được gì từ các đồng nghiệp báo cáo tăng trưởng nhanh? Hai cuộc khảo sát riêng biệt của Deloitte2 đã chỉ ra một số ý tưởng cần cân nhắc.

Deloitte đã tiến hành một cuộc khảo sát các công ty công nghệ vừa và lớn để hiểu rõ hơn về triển vọng tăng trưởng, ưu tiên đầu tư và thách thức của họ. Một cuộc khảo sát thứ hai đã xem xét những công ty công nghệ tầm trung đang phát triển nhanh đang làm gì khác biệt so với các công ty cùng ngành và các bước mà các công ty công nghệ tầm trung khác có thể cân nhắc để sao chép thành công của họ. Những công ty này có thể đóng vai trò là ngọn hải đăng cho phần còn lại của nhóm tầm trung: Đầu tư vào công nghệ và tài năng, và bạn có thể sẽ chuẩn bị tốt hơn cho một thị trường đang thay đổi.

Tâm lý thị trường: Doanh nghiệp vừa và lớn

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong hai năm qua, các nhà phân tích dự đoán rằng lĩnh vực công nghệ có thể mong đợi sự phục hồi khiêm tốn vào năm 2024. Nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều này: Triển Vọng Công Nghệ Năm 2024 của Deloitte cho thấy các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ lạc quan về sức khỏe của ngành và các công ty của họ. Trong một cuộc khảo sát với 122 nhà lãnh đạo công nghệ được thực hiện vào quý IV năm 2023, phần lớn (55%) cảm thấy ngành hiện đang “khỏe mạnh” hoặc “rất khỏe mạnh”, thậm chí nhiều người (62%) mong đợi họ sẽ cảm thấy như vậy sau tháng 6.

Để tìm hiểu xem các công vừa có những trải nghiệm, triển vọng và kế hoạch khác nhau hay không, chúng tôi đã phân tích các phản hồi của các nhà lãnh đạo và so sánh 86 phản hồi từ các công ty vừa và 36 từ các công ty lớn.

47% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ quy mô vừa cho biết tình hình hiện tại của ngành là “khỏe mạnh” hoặc “rất khỏe mạnh” – và 41% khác coi là “khá khỏe mạnh”. Khi được hỏi là họ có dự đoán gì sau 6 tháng nữa, 58% trong số những lãnh đạo này cho biết ngành công nghệ sẽ “khỏe mạnh” hoặc “rất khỏe mạnh”, trong khi 3% trung lập hoặc tiêu cực. Nhóm có giá trị hơn 5 tỷ đô la Mỹ có quan điểm thậm chí còn lạc quan hơn, với 75% các nhà lãnh đạo coi ngành công nghệ hiện đang “khỏe mạnh” hoặc “rất khỏe mạnh”.

Các nhà lãnh đạo công nghệ có nhiều khả năng cảm nhận được sự thay đổi. Khi được yêu cầu chọn một mô tả tốt nhất cho ngành công nghệ hiện nay, những người từ doanh nghiệp vừa có nhiều khả năng chọn “phát triển” (34%) và “sáng tạo” (33%). Điều này có thể do họ cảm thấy có sự thay đổi nhanh chóng và áp lực cạnh tranh gia tăng. Đối với các giám đốc điều hành tại các công ty lớn, 28% chọn “sáng tạo” nhưng chỉ có 17% chọn “phát triển”. Họ có thể cảm thấy chắc chắn hơn về vị trí hiện tại trên thị trường. Khi được yêu cầu suy nghĩ cụ thể về công ty của mình, 59% các nhà lãnh đạo tầm trung cho biết sức khỏe của tổ chức đang ở mức “khỏe mạnh” hoặc “rất khỏe mạnh” (so với 78% các nhà lãnh đạo công ty lớn) và 58% cho rằng đây là thời điểm tốt để công ty họ chấp nhận rủi ro lớn hơn.

Các công ty công nghệ tầm trung ưu tiên an ninh mạng, các tổ chức lớn đặt cược và generative AI (AI tạo sinh)

Cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và lớn được khảo sát đều cho rằng động lực tăng trưởng lớn nhất cho ngành công nghệ trong 12 tháng tới sẽ đến từ trí tuệ nhân tạo và đám mây (Hình 1). Động lực lớn thứ 3 mới là điều tạo nên sự khác biệt. Đối với các công ty vừa, an ninh mạng đứng thứ 3, tiếp theo là kết nối tiên tiến, trong khi các nhà lãnh đạo công ty lớn thì generative AI đứng vị trí thứ 3 và theo sau là an ninh mạng. Với nguồn lực lớn hơn, những công ty lớn có vẻ lạc quan hơn về khả năng tận dụng AI trong thời gian tới, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển dường như vẫn tập trung nhiều hơn vào tiềm năng tăng trưởng ngắn hạn của mạng và bảo mật.

Ghi chú: Người ra quyết định trong nền công nghệ Hoa Kỳ; N (doanh thu từ 100 triệu – 5 tỷ USD) = 86; N (doanh thu trên 5 tỷ) = 36.
Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Deloitte, khảo sát lãnh đạo công nghệ trong lĩnh vực Truyền thông và Viễn thông, Tháng 10 -11 năm 2023.

Các công ty công nghệ tầm trung cân bằng hiệu quả ngắn hạn với mục tiêu tăng trưởng dài hạn

Đối với các sáng kiến nội bộ, những người từ công ty tầm trung dường như tập trung vào hiệu quả dưới hình thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng (hình 2). Khi được hỏi về mục tiêu chính của công ty, “hiệu quả” và “năng suất” được hơn một nửa số lãnh đạo công ty công nghệ tầm trung lựa chọn, trong khi 34% chọn “đổi mới” và “tăng trưởng”. Ngược lại, đối với các nhà lãnh đạo công ty công nghệ lớn, “đổi mới” và “tăng trưởng” đứng đầu (56%), trong khi “hiệu quả” và “năng suất” chiếm 28%. Có vẻ như những công ty tầm trung vẫn đang nỗ lực để điều chỉnh quy mô cơ sở hạ tầng và hoạt động trong thời gian tới, bắt kịp các tổ chức lớn và tạo tiền đề cho tăng trưởng và đổi mới vào năm 2025 trở đi.

Thật vậy, các nhà lãnh đạo được khảo sát tại các doanh nghiệp công nghệ tầm trung nhấn mạnh vào đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, mở rộng quy mô công ty, nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tích hợp AI trên toàn doanh nghiệp và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh hiện tại của họ là 5 sáng kiến chiến lược hàng đầu hiện nay (hình 2). Những nhà lãnh đạo này cho biết họ đang hướng đến điện toán đám mây để hiện đại hóa và mở rộng quy mô, cũng như các công cụ AI để hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động hàng ngày.

Ghi chú: Người ra quyết định trong nền công nghệ Hoa Kỳ; N (doanh thu từ 100 triệu – 5 tỷ USD) = 86
Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Deloitte, khảo sát lãnh đạo công nghệ trong lĩnh vực Truyền thông và Viễn thông, Tháng 10 -11 năm 2023.

Nhìn lại 12 – 24 tháng trước, các nhà lãnh đạo công ty vừa dự kiến sẽ tập trung nhiều hơn vào mở rộng quy mô, nuôi dưỡng lòng tin, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và phát triển thông qua các vụ sáp nhập và mua lại, liên doanh và quan hệ đối tác, trong khi ít chụ trọng hơn vào hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ và trải nghiệm khách hàng. Có nhể họ cảm thấy cấp thiết phải đạt được các mục tiêu ngắn hạn trong năm trước khi chuyển sang các chiến lược tăng trưởng và đổi mới đầy tham vọng hơn.

Những trở ngại tiềm ẩn để đạt được các mục tiêu này bao gồm những lo ngại về áp lực cạnh tranh và khả năng đổi mới, với 27% các nhà lãnh đạo tầm trung chọn là 3 cân nhắc hàng đầu (hình 3). “Năng suất, hiệu quả và quản lý chi phí” đứng thứ hai (22% lựa chọn). Những lo lắng về cạnh tranh có thể giúp giải thích lý do tại sao các nhà lãnh đạo chọn “tiến hóa” để mô tả ngành. Họ có vẻ không chắc chắn về vị thế thị trường của mình khi so với các nhà lãnh đạo công ty công nghệ lớn. Trên thực tế, chỉ có 14% và 11% trong số người lãnh đạo công ty lớn chia sẻ mối quan tâm về năng suất, hiệu quả và quản lý chi phí, nhưng họ cũng quan tâm đến sự bất ổn về kinh tế vĩ mô và quy định. Các phản hồi cho thấy lo lắng về các yếu tố bên ngoài này, cũng như sự bất ổn về địa chính trị, ở mức độ mạnh hơn so với các nhà lãnh đạo tầm trung.

Ghi chú: Người ra quyết định trong nền công nghệ Hoa Kỳ; N (doanh thu từ 100 triệu – 5 tỷ USD) = 86; N (doanh thu trên 5 tỷ) = 36.
Nguồn: Trung Tâm Công Nghệ Deloitte, khảo sát lãnh đạo công nghệ trong lĩnh vực Truyền thông và Viễn thông, Tháng 10 -11 năm 2023.

Các công ty công nghệ tầm trung phát triển nhanh có chung 3 đặc điểm chính

Phân tích một nghiên cứu khác – Báo Cáo Xu Hướng Công Nghệ Thị Trường Tầm Trung Năm 2023 của Deloitte – làm sáng tỏ các yếu tố có thể góp phần vào sự tăng trưởng lớn cho các công ty công nghệ tầm trung. Định nghĩa về “tầm trung” trong nghiên cứu cụ thể này bao gồm các công ty có doanh thu hàng năm khoảng 250 triệu đến 1 tỷ USD. Xem xét quan điểm của những nhà lãnh đạo này, đặc biệt là những công ty có doanh thu tăng hơn 20% so với năm trước và những công ty có doanh thu tĩnh hoặc tăng trưởng chậm hơn đã cho thấy một số điểm khác biệt:

  • Đầu tư công nghệ liên tục: Để mở rộng và duy trì khả năng cạnh tranh, các công ty công nghệ phát triển nhanh ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sẵn sàng khi có cơ hội. 66% các công ty công nghệ tầm trung tăng trưởng nhanh cho biết họ chi hơn 5% doanh thu hàng năm cho công nghệ – so với 46% các đối tác tăng trưởng chậm hơn. Hơn nữa, gần một nửa (47%) trong nhóm tăng trưởng nhanh báo cáo rằng chi tiêu cho công nghệ của họ đã tăng hơn 20% trong năm qua. Chỉ có 7% nhóm tăng trưởng chậm báo cáo mức chi tiêu này. Mục tiêu công nghệ hàng đầu của các công ty tăng trưởng nhanh trong năm qua là cải thiện an ninh mạng (bao gồm khả năng phục hồi kinh doanh và khả năng tuân thủ quy định), tiếp theo là hiện đại hóa các hệ thống cũ để tăng tính linh hoạt và mở rộng quy mô. Ở vị trí thứ ba là “cho phép tăng trưởng kinh doanh (mở rộng sang các thị trường, phân khúc hay địa lý mới)” và “tối ưu hóa hoạt động và quy trình kinh doanh để tiết kiệm chi phí và hiệu quả”. Điều này cho thấy các công ty công nghệ tầm trung tăng trưởng nhanh chú trọng vào việc mở rộng như cách họ làm về tối ưu hóa.
  • Thực hiện tốt với các mục tiêu công nghệ: Các công ty tăng trưởng nhanh có nhiều khả năng cảm thấy công ty của họ đã “rất thành công” khi thực hiện đối với nhiều mục tiêu công nghệ trong năm qua (hình 4). Các công ty tầm trung tăng trưởng nhanh báo cáo rằng họ đã rất thành công khi sử dụng công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cao gấp đôi (47% so với 23%) và có khả năng gần gấp đôi trong thành công khi sử dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh của mình. Họ cũng báo cáo mức độ thành công cao hơn trong việc thu hút và giữ chân nhóm nhân tài công nghệ đa dạng.
  • Phát triển cùng AI: Gần một nửa (47%) các công ty tăng trưởng nhanh báo cáo rằng họ đã có các giải pháp AI đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh so với 28% các đối tác tăng trưởng chậm hơn. Các công ty này đã ưu tiên chất lượng và quản lý dữ liệu để hỗ trợ AI. 58% số người trả lời là “hoàn toàn đồng ý” rằng quản lý dữ liệu của công ty họ đủ để áp dụng AI và doanh nghiệp (so với 36% người từ công ty tăng trưởng chậm hơn) và 30% hoàn toàn đồng ý rằng chất lượng dữ liệu của họ đủ để áp dụng AI (so với 21%). Về quan điểm quản trị, phần lớn (56%) số người trả lời tăng trưởng nhanh hơn muốn hội đồng quản trị công ty của họ tập trung vào các rủi ro và cơ hội tiềm ẩn của AI (so với 44%). Thực hiện công việc nền tảng cần thiết để tận dụng AI cũng có thể giúp áp dụng gen AI.
Ghi chú: Người ra quyết định trong nền công nghệ Hoa Kỳ từ các công ty tầm trung với doanh thu hàng năm từ 250 triệu đến 1 tỷ USD; N (>20% doanh thu tăng trưởng trong năm qua) = 68; N (<=20% doanh thu tăng trưởng trong năm qua) = 110.
Nguồn: Báo cáo xu hướng công nghệ tầm trung năm 2023 của Deloitte

Những cân nhắc dành cho các doanh nghiệp công nghệ tầm trung

Theo khảo sát đầu tiên, các nhà lãnh đạo công nghệ tầm trung tỏ ra lạc quan về tương lai của ngành này và công ty của họ. Họ coi AI, cloud, an ninh mạng và kết nối tiên tiến là những động lực tăng trưởng chính. Mặc dù họ chủ yếu tập trung vào hiệu quả, năng suất và quản lý chi phí trong tương lai gần, nhưng đổi mới và tăng trưởng luôn là mối quan tâm. Khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tầm trung chuyển sang đổi mới và tăng trưởng, họ có thể lấy cảm hứng và cân nhắc từ nhóm thị trường tầm trung đang phát triển nhanh được nêu trong khảo sát thứ hai.

  • Tăng cường đầu tư chiến lược vào công nghệ. Công ty có đang tuyển dụng và đào tạo đúng các nhân tài công nghệ để hỗ trợ tăng trưởng nhanh hơn không? Công nghệ có đang được tối đa hóa để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và cho phép mở rộng sang các thị trường hoặc khu vực địa lý mới không? Đã đến lúc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển chưa?
  • Tăng cường AI. Công ty có dành đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng dữ liệu và quản lý dữ liệu đủ để áp dụng AI trên toàn doanh nghiệp không? Các nhà lãnh đạo có chiến lược về cách họ có thể sử dụng AI, bao gồm generative AI để nâng cao năng suất hoạt động và cải thiện sản phẩm, dịch vụ cung cấp không?
  • Tối đa hóa giá trị của mối quan hệ đối tác. Khi suy ngẫm về sự chuẩn bị về mặt tổ chức, công nghệ và nhà cung cấp hoặc đối tác để thực hiện mở rộng ra ngoài ngành hoặc lĩnh vực, các nhà lãnh đạo thị trường tầm trung tăng trưởng nhanh nói rằng họ “chuẩn bị rất tốt” ở mọi khía cạnh so với đối tác tăng trưởng chậm hơn. Công ty có tận dụng tối đa các mối quan hệ với các nhà cung cấp và đối tác của mình không? Các quan hệ đối tác mới hoặc được tăng cường có thể mở rộng phạm vi công nghệ và nhân tài, hỗ trợ công ty đạt được tham vọng tăng trưởng không?

Dịch từ Lessons for middle market tech executives to consider from their fast-growing peers

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ