Bài viết dưới đây đề cập đến các năng lực cần thiết của một giảng viên và người hướng dẫn. Hãy cùng LCT tìm hiểu những năng lực đó là gì nhé!
Các năng lực cần thiết của giảng viên và người hướng dẫn
Giảng viên hoặc người hướng dẫn chia sẻ thông tin và trải nghiệm trực tiếp có cấu trúc để các cá nhân nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng. Họ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật coaching. Họ chuẩn bị cho việc giảng dạy bằng cách xem lại tài liệu khóa học và thực hiện những điều chỉnh nhỏ để phù hợp với đối tượng mục tiêu dự kiến.
Giảng viên có thể sử dụng nhiều phương thức giảng dạy khác nhau, từ đào tạo và huấn luyện từng người một đến giảng dạy ở các lớp học truyền thống, học từ xa qua các lớp học ảo. Giảng viên lành nghề cảm thấy thoải mái khi sử dụng nhiều phương pháp đào tạo khác nhau. Họ có thể đóng vai trò là người điều phối tại các cuộc họp nhân viên, tại các buổi họp cấp quản lý hay trong các tình huống khác đòi hỏi kỹ năng điều phối.
Giảng viên cũng có trách nhiệm bên ngoài lớp học, chẳng hạn như thúc đẩy quá trình áp dụng những kiển thức đã học vào công việc và đưa ra khuyến nghị cho các nhà thiết kế khóa học về việc sửa đổi khóa học. Nhiều chức danh dành cho giảng viên hoặc người hướng dẫn bao gồm: hướng dẫn viên, chuyên gia kiến thức, chuyên gia đào tạo, chuyên gia đào tạo trực tuyến, huấn luyện viên, huấn luyện viên học tập, và chuyên gia cải tiến hiệu suất.
Danh sách kiểm tra năng lực dành cho giảng viên và người hướng dẫn
Sau đây là hai danh sách liệt kê và xác định năng lực hoạt động và chiến lược tổng thể cho giảng viên hoặc người hướng dẫn. Khi được tổng hợp lại với nhau, chúng sẽ trở thành một mô hình năng lực dành cho giảng viên đào tạo
Tất cả các năng lực đều mô tả hành vi của giảng viên. Khi xem xét năng lực của giảng viên, hãy đánh giá xem họ có thực hiện được các nhiệm vụ đề ra hay không. Xếp hạng “A” cho năng lực ở mức độ nâng cao và “B” cho mức độ cơ bản. Đối với xếp hạng “A” hoặc “B”, đầu ra hay kết quả hữu hình sẽ hiển thị. Xếp hạng “I” – viết tắt của từ “incomplete” (chưa hoàn thiện) cho các đầu ra hay kết quả hữu hình không có trong danh sách, bị thiếu hoặc chưa hoàn thiện một phần. Hãy nhớ rằng có những năng lực có thể quan sát được hoặc không.
Danh sách kiểm tra mô hình năng lực của giảng viên hoặc người hướng dẫn cung cấp mô tả về năng lực cơ bản cùng kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả đầu racho từng năng lực cũng được cung cấp. Danh sách kiểm tra thứ hai tập trung vào mô tả năng lực nâng cao cùng với kiến thức, kỹ năng và thái độ hỗ trợ. Ở cuối danh sách kiểm tra, người đánh giá xác định tổng phần trăm năng lực. Bạn cần nhớ rằng trước khi quan sát cần cùng nhau quyết định các chỉ số phần trăm thể hiện năng lực.
Cách sử dụng danh sách kiểm tra năng lực
Sử dụng danh sách kiểm tra năng lực để tự đánh giá hoặc được người khác đánh giá. Để tùy chỉnh mô hình năng lực của giảng viên, trước tiên bạn cần xem lại tất cả danh sách kiểm tra. Tiếp theo, chọn những năng lực cần thiết cho vai trò trainer trong tổ chức. Loại bỏ những năng lực không áp dụng hoặc đánh giá năng lực đó là không cần thiết cho chương trình. Trước khi đánh giá một năng lực, hãy thống nhất với người đánh giá về ý nghĩa của năng lực đó. Xem lại các mô tả kiến thức, kỹ năng và thái độ để xác định mức độ năng lực cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, khi đánh giá người khác, hãy đảm bảo định nghĩa chung về từng năng lực và mức độ năng lực đang được đánh giá.
Danh sách kiểm tra năng lực cho giảng viên hoặc người hướng dẫn
A | = đáp ứng năng lực nâng cao (Kết quả đầu ralà các năng lực nâng cao có thể thấy được) |
B | = đáp ứng năng lực cơ bản (Kết quả đầu ralà các năng lực có thể thấy được) |
I | = incomplete (không hoàn thiện – Kết quả đầu ralà các năng lực không được mô tả trong bảng, bị khuyết thiếu hay có phần không hoàn thiện) |
N | = hành vi không quan sát được (không có thẩm quyền) |
Xếp hạng | Năng lực giảng viên hoặc người hướng dẫn | Kết quả đầu ra mức độ cơ bản | Kết quả đầu ra mức độ nâng cao |
Chuẩn bị hướng dẫn | Thông báo khóa đào tạo Các nhiệm vụ trước khi đào tạo Sơ đồ bố trí phòng học Trang bị học cụ | Hợp tác quản lý thông báo khóa đào tạo Các nhiệm vụ trước khi đào tạo Sơ đồ bố trí phòng học Trang bị học cụ | |
Thiết lập môi trường học tập | Học viên tích cực, hoàn thành hướng dẫn, đưa ra mục tiêu học tập của học viên | Học viên tích cực, hoàn thành hướng dẫn, đồ họa mô tả khóa học, bảng tên, học cụ, quy tắc cơ bản được thiết lập, mục tiêu học tập được đưa ra | |
Sử dụng các nguyên tắc học tập của người trưởng thành | Học viên tích cực | Học viên tích cực, phương pháp đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng các phong cách học tập khác nhau | |
Sử dụng bài giảng | Bài giảng, tài liệu giấy, hình ảnh | Nhóm lớn tham gia, trả lời câu hỏi của học viên, kỹ thuật mô hình nền tảng | |
Tiến hành thảo luận | Agenda, câu hỏi, tổng hợp ý tưởng | Agenda, câu hỏi, tổng hợp ý tưởng, nhóm tham gia | |
Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động | Tham gia hoàn thành các hoạt động | Tham gia hoàn thành các hoạt động nâng cao, ví dụ như case studies, games, mô phỏng | |
Thực hành | Hoàn thành sản phẩm hoặc hoàn thành quy trình | Hoàn thành sản phẩm hoặc hoàn thành quy trình, danh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năng | |
Sử dụng đóng vai | Bảng phê bình của người quan sát đóng vai, phát triển kỹ năng | Bảng phê bình của người quan sát đóng vai, phát triển kỹ năng và sự đồng cảm | |
Đưa ra phản hồi cho người học | Phản hồi tiêu cực, thay đổi hành vi học viên và người học được cải thiện | Phản hồi tiêu cực và tích cực, thay đổi hành vi học viên và người học được cải thiện | |
Sử dụng các thiết bị nghe nhìn | Thiết bị và phương tiện giống hệ tài liệu giấy | Thiết bị và phương tiện hỗ trợ tài liệu giấy | |
Quản lý bài kiểm tra và đánh giá hiệu suất kỹ năng | Các bài kiểm tra được tính điểm và danh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năng được hoàn thành | Các bài kiểm tra được tính điểm và danh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năng được hoàn thành, phản hồi kịp thời về kết quả bài kiểm tra | |
Xử lý vấn đề của người học | Phủ định vấn đề và loại trừ học viên có vấn đề khỏi buổi đào tạo | Thay đổi hành vi học viên | |
Quản lý sử dụng công nghệ phù hợp | Sử dụng công nghệ | Sử dụng công nghệ | |
Thúc đẩy chuyển giao học tập | Vận dụng nội dung đào tạo vào công việc | Vận dụng nội dung đào tạo vào công việc | |
Tiến hành đào tạo trực tuyến | Hoàn thành khóa học | Hoàn thành khóa học | |
Khuyến nghị sửa đổi | Viết đề nghị sửa đổi | Viết khuyến nghị sửa đổi | |
% Tổng năng lực được đánh giá | |||
% Tổng năng lực được yêu cầu |
Danh sách kiểm tra năng lực mở rộng dành cho giảng viên và người hướng dẫn
Bài viết này chỉ giới thiệu 1 năng lực cơ bản và 1 năng lực nâng cao, bạn có thể xem đầy đủ trong cuốn sách “The Trainer’s Journey to Comptence”
Năng lực cơ bản 1: Chuẩn bị hướng dẫn
Vai trò: Giảng viên hoặc người hướng dẫn
Giảng viên chuẩn bị dạy khóa học cụ thể cho một nhóm cụ thể bằng cách xem xét thông báo về khóa học, làm khảo sát/ kiểm tra trước khi học, tùy chỉnh và sao chép tài liệu khóa học. Gần đến ngày đào tạo, giảng viên đặt mua thiết bị và bố trí phòng học. Giảng viên trực tuyến sẽ gặp nhân viên kỹ thuật để xác nhận chi tiết về việc phát sóng hoặc ghi hình buổi học.
Kết quả đầu ra:
Thông báo về khóa đào tạo, khảo sát/ kiểm tra trước khi học, sơ đồ bố trí phòng học, học cụ
Kiến thức:
- Nhận thức được những câu hỏi trong bài khảo sát/ kiểm tra trước khi học và cần bao nhiêu thời gian hoàn thành
- Nhận thức được cách bố trí phòng tối ưu
Kỹ năng:
- Tạo và gửi bài khảo sát/ kiểm tra phù hợp
- Bố trí lớp học để tối ưu học tập
- Vận hành thiết bị lớp học
Thái độ:
- Sẵn sàng dành thời gian để hoàn thành các hoạt động trước khóa học
- Đồng cảm với học viên không có nhiều thời gian để hoàn thành bài khảo sát/ kiểm tra trước khi học
Năng lực nâng cao 1: Chuẩn bị hướng dẫn
Vai trò: Giảng viên hoặc người hướng dẫn
Giảng viên chuẩn bị dạy khóa học cụ thể cho một nhóm cụ thể bằng cách thiết lập mối quan hệ với giám sát học viên, điều chỉnh các ví dụ cụ thể phù hợp với nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Giảng viên điều chỉnh mục tiêu khóa học và nội dung phù hợp, đáp ứng đối tượng mục tiêu.
Kết quả đầu ra:
Quản lý mối quan hệ, thay đổi chương trình đào tạo, thông báo khóa đào tạo, bài khảo sát/ kiểm tra trước khi học, sơ đồ bố trí phòng học, học cụ.
Kiến thức:
- Nhận thức được những câu hỏi trong bài khảo sát/ kiểm tra trước khi học và cần bao nhiêu thời gian hoàn thành
- Nhận diện được cách bố trí phòng tối ưu
- Nhận điện được vai trò của người quản lý học viên để thành công trong đào tạo
- Hiểu được cách sửa đổi tài liệu và tùy chỉnh kế hoạch bài học cho buổi học
- Hiểu rõ lợi ích của người tham gia trong thông báo đào tạo
Kỹ năng:
- Hợp tác với giám sát học viên để chuẩn bị cho học viên
- Sửa đổi tài liệu dựa trên nhu cầu của nhóm
- Điều chỉnh kế hoạch bài giảng phù hợp với nhu cầu của nhóm
- Nêu rõ học viên sẽ được lợi ích gì khi tham gia khóa học
- Tạo và điều chỉnh bài kiểm tra/ khảo sát trước khi học
- Bố trí phòng học để tối ưu học tập
- Vận hành thiết bị lớp học
Thái độ:
- Sẵn sàng dành thời gian cho các hoạt động chuẩn bị trước khi đào tạo
- Đồng cảm với học viên không có thời gian hoàn thành bài kiểm tra/ khảo sát
Kế hoạch phát triển giảng viên và người hướng dẫn
Sau khi hoàn thành bài kiểm tra năng lực, hãy lập một kế hoạch phát triển để xác định điểm mạnh của giảng viên, xác định các lĩnh vực cần coaching và phản hồi, đồng thời xác định những kiến thức và kỹ năng còn thiếu cùng với các nguồn lực để phát triển. Bắt đầu kế hoạch phải triển với điểm mạnh của giảng viên là cách thừa nhận những nỗ lực của họ. Điểm mạnh cũng có thể được sử dụng để cố vấn cho các giảng viên khác.
Các lĩnh vực cần huấn huyện và phản hồi thường là những năng lực chưa được quan sát. Chúng có thể là những năng lực cần thực hành nhiều hơn vì giảng viên có thể đã có kiến thức và thái độ nhưng lại không thể hiện được kỹ năng đó. Những lĩnh vực còn thiếu do thiếu một số kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ. Bạn nên tham khảo thêm danh sách kiểm tra thứ cấp để xác định những điều còn thiếu và lập kế hoạch về nguồn lực sẵn có để xây dựng những năng lực này.
Bạn cần đạt được sự đồng thuận từ ban quản lý về các cam kết nguồn lực cho phát triển, thống nhất về khung thời gian để phát triển và đánh giá năng lực.
Dưới đây là mẫu kế hoạch phát triển giảng viên hoặc người hướng dẫn:
Mẫu kế hoạch phát triển giảng viên hoặc người hướng dẫn
Tên giảng viên:______________________ Ngày:_________________
- Các năng lực vượt quá mong đợi:
- Nhận diện:
Năng lực chưa phát triển hoặc chưa được giám sát | Kiến thức, kỹ năng và thái độ yêu cầu |
- Năng lực cần huấn luyện và phản hồi:
- Nguồn yêu cầu phát triển năng lực:
Dự kiến ngày đánh giá lại:
Dịch từ The Trainer’s Journey to competence, Chapter 3: Trainer or Instructor Competencies, The Trainer’s Jour