Các năng lực của chuyên gia thiết kế khóa học

Các chuyên gia thiết kế khóa học chịu trách nhiệm đánh giá nhu cầu đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của tổ chức. Các năng lực cần thiết cho một chuyên gia thiết kế khóa học là lập kế hoạch, phát triển và đánh giá các khóa đào tạo.

Năng lực lập kế hoạch bao gồm đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển kế hoạch đào tạo, bao gồm các mục tiêu đào tạo. Điều này gồm tạo ra nội dung khóa học, lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, cân nhắc trình tự và nhịp độ, phát triển học cụ và tạo ra kế hoạch bài giảng. Năng lực đánh giá tập trung vào vấn đề giảng viên học cách sử dụng mô hình 4 cấp độ của Donald Kirkpatrick.

Các chức danh được sử dụng cho các chuyên gia thiết kế khóa học bao gồm: giám đốc nội dung, chuyên viên thiết kế hệ thống giảng dạy, nhà phát triển học tập trực tuyến và chuyên viên hiệu suất công nghệ.

Danh sách kiếm tra năng lực cho chuyên gia thiết kế khóa học

Có 2 danh sách để kiểm tra khả năng lập kế hoạch, phát triển và đánh giá năng lực cho các chuyên gia thiết kế khóa học. Khi kết hợp với nhau, chúng trở thành mô hình năng lực cho chuyên viên.

Tất cả năng lực đều mô tả hành động thực tiễn của chuyên gia thiết kế khóa học. Khi xem xét các năng lực, cần đánh giá họ có thực hiện các nhiệm vụ được mô tả hay không. Xếp hạng “A” và “B” phân biệt năng lực ở cấp độ “nâng cao” hay “cơ bản”. Đối với 2 loại xếp hạng này, Kết quả đầu ra có thể quan sát được. Xếp hạng “I” đồng nghĩa với “incomplete – chưa hoàn thiện” cho các Kết quả đầu ra không quan sát được, bị thiếu hoặc bị thiếu một phần. Hãy nhớ rằng năng lực có thể quan sát được hoặc không.

Danh sách đầu tiên mở rộng năng lực thiết kế được đánh số và cung cấp mô tả về năng lực cơ bản cùng với kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kết quả đầu racho từng năng lực cũng được cung cấp. Danh sách kiểm tra thứ hai cung cấp các mô tả năng lực nâng cao cùng với kiến thức, kỹ năng và thái độ hỗ trợ. Ở cuối Danh sách kiểm tra năng lực, người đánh giá sẽ hiển thị tổng tỷ lệ phần trăm năng lực quan sát. Bạn cần nhớ quyết định trước các năng lực cần có trong bảng.

Cách sử dụng danh sách kiểm tra năng lực

Bạn có thể sử dụng danh sách kiểm tra năng lực để đánh giá bản thân hoặc là một phần trong quá trình hợp tác đánh giá người khác. Để điều chỉnh mô hình năng lực của chuyên gia thiết kế khóa học, đầu tiên bạn cần xem xét tất cả các danh sách kiểm tra. Sau đó, bạn hãy lựa chọn những năng lực cần thiết hoặc mong muốn đánh giá. Bạn loại đi các năng lực không phù hợp hoặc cần áp dụng. Trước khi đánh giá năng lực, hãy cùng thảo luận về các năng lực, xác định mức độ “cơ bản” hoặc “nâng cao” khi xếp loại kiến thức, kỹ năng, thái độ. Khi xếp loại người khác, bạn hãy đảm bảo mọi người đều hiểu rõ, hiểu giống nhau về từng loại năng lực và mức độ năng lực được đánh giá.

Danh sách kiểm tra năng lực cho chuyên gia thiết kế khóa học

A = năng lực nâng cao (Kết quả đầu ra nâng cao có thể thấy được)

B = năng lực cơ bản (Kết quả đầu ra cơ bản có thể thấy được)

I = chưa hoàn thành (Kết quả đầu ra chưa được giám sát, bị thiếu hay hoàn thành được một phần)

N = hành vi chưa được giám sát (không có thẩm quyền)

Xếp hạngNăng lực của chuyên gia thiết kế khóa họcKết quả đầu ra cơ bảnKết quả đầu ra nâng cao
Năng lực lập kế hoạch: Đánh giá nhu cầu
1. Sử dụng phân tích hiệu suất để sắp xếp các vấn đề cần đào tạo và không cần đào tạoCác khuyến nghị đào tạoBáo cáo phân tích hiệu suất
2. Sử dụng phân tích đối tượng mục tiêu để xác định các yếu tố quan trọng về học viên dự kiếnĐối tượng mục tiêu
Khuyến nghị
Đối tượng mục tiêu
Khuyến nghị
3. Tiến hành phân tích “nhu cầu và mong muốn” để xác định nhu cầu thông thường của đối tượng mục tiêu cụ thểBảng tổng hợp dữ liệu
Khuyến nghị
Bảng tổng hợp dữ liệu
Khuyến nghị
4. Tiến hành phân tích nghề nghiệp để xác định yếu tố thành công trong công việcBảng tổng hợp dữ liệu
Khuyến nghị
Bảng tổng hợp dữ liệu
Khuyến nghị
 5. Tiến hành phân tích nhiệm vụ để chia nhiệm vụ thành các phần có thể dạy đượcPhân tích nhiệm vụPhân tích nhiệm vụ
 6. Tạo hệ thống phân cấp kỹ năng để xác định các kỹ năng hỗ trợ và điều kiện tiên quyết của khóa họcHệ thống phân cấp kỹ năng
Điều kiện tiên quyết của khóa học
Hệ thống phân cấp kỹ năng
Điều kiện tiên quyết của khóa học
 7. Viết mục tiêu cuối cùng và mục tiêu hỗ trợ đáp ứng được 4 tiêu chíMục tiêu cuối cùng và mục tiêu hỗ trợMục tiêu cuối cùng và mục tiêu hỗ trợ
 8. Tạo điều kiện cho cuộc họp phản hồi để giải thích dữ liệuKhuyến nghịChia sẻ khuyến nghị
Năng lực lập kế hoạch: Lập kế hoạch đào tạo
 9. Xác định các vấn đề đào tạo và mức độ liên quan đến nhu cầu kinh doanhKế hoạch đào tạo đáp ứng được nhu cầu chương trình đào tạoKế hoạch đào tạo đáp ứng được nhu cầu chương trình đào tạo
 10. Nêu rõ đầu ra, kết quả, mục tiêu của khóa đào tạoLý do tổ chức chương trình đào tạoKết quả kế hoạch đào tạo
 11. Nêu rõ sự thiếu hụt về hiệu suất và nguyên nhân gây rayBiện minh cho chương trình đào tạoThiếu sót về hiệu suất và nguyên nhân
 12. Xác định hoặc thiết lập chuẩn hiệu suấtChuẩn hiệu suấtChuẩn hiệu suất
 13. Xác định đối tượng mục tiêuĐối tượng mục tiêuĐối tượng mục tiêu
 14. Thiết lập tiêu chí đánh giá buổi đào tạoCông cụ đánh giáCông cụ đánh giá
 15. Mô tả các đề xuất can thiệpMô tả chương trình đào tạoCác hoạt động và can thiệp đa dạng
Hỗ trợ công việc
 16. Ước tính chi phí kế hoạch đào tạoBảng dự toán chi phíDự toán chi phí khả thi
 17. Xây dựng mối quan hệ với nhà quản lý để đảm bảo kế hoạch thành côngThông báo kế hoạchVai trò hợp tác
 18. Lên lịch đào tạoLịch đào tạoLịch đào tạo
Năng lực phát triển chương trình đào tạo
 19. Tạo outline phác thảo nội dungOutline nội dungOutline nội dung
 20. Xác định nguồn nội dungNguồn nội dungNguồn nội dung
 21. Lựa chọn phương pháp phù hợpPhương phápPhương pháp dựa trên mục tiêu kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ
 22. Phương pháp đào tạo theo trình tựPhương pháp đào tạo theo trình tựPhương pháp đào tạo theo trình tự
 23. Đảm bảo nhịp độ đa dạng cho các phương pháp đào tạoĐa dạng các phương pháp đào tạoKế hoạch nhịp độ
 24. Xác định mức độ thực hành đủ để học được kỹ năng mớiBài tập thực hànhKế hoạch thực hành
 25. Viết các hoạt động đào tạoViết các hoạt độngViết các hoạt động
 26. Xác định loại kế hoạch bài giảng phù hợp cho khóa học xác địnhMẫu kế hoạch bài họcMẫu kế hoạch bài học
 27. Viết kế hoạch bài giảngKế hoạch bài giảngKế hoạch bài giảng
 28. Tiến hành hội thảo thí điểm và thực hiện các sửa đổi phù hợpHội thảo thí điểm
Sửa đổi khóa học
Hội thảo thí điểm
Sửa đổi khóa học
Đánh giá năng lực
 29. Tạo bảng khảo sát để nhận phản hồi từ các học viênBảng khảo sátBảng khảo sát
 30. Viết bài kiểm tra để đo lường chất lượng đào tạoBài kiểm traBài kiểm tra hợp lệ và đáng tin cậy
  31. Tạo danh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năng để đo lường mức độ ứng dụng của chương trình đào tạo trong công việcDanh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năngDanh sách kiểm tra hiệu suất kỹ năng
 32. Tạo bảng phân tích đầu tư để xác định kết quảThu thập thông tin chi phíPhân tích
 % Tổng số năng lực được quan sát
 % Tổng yêu cầu về năng lực

Danh sách năng lực mở rộng cho chuyên gia thiết kế khóa học

Bài viết này chỉ giới thiệu 1 năng lực cơ bản và 1 năng lực nâng cao của mỗi phần, bạn có thể xem đầy đủ trong cuốn sách “The Trainer’s Journey to Comptence”

Phần 1: Năng lực lập kế hoạch: Đánh giá nhu cầu

Năng lực đánh giá nhu cầu cơ bản 1: Sử dụng phân tích hiệu suất để sắp xếp các vấn đề cần đào tạo hoặc không cần đào tạo

Vai trò: Chuyên gia thiết kế khóa học

Đặt câu hỏi để xác định nhu cầu nào cần đào tạo và nhu cầu nào không cần. Đề nghị các giải pháp đào tạo cần thiết.

Kết quả đầu ra: Khuyến nghị đào tạo

Kiến thức:

  • Hiểu được loại câu hỏi phù hợp
  • Xác định người tham gia phỏng vấn phù hợp

Kỹ năng:

  • Đặt câu hỏi phù hợp
  • Phân biệt vấn đề cần đào tạo và không cần đào tạo
  • Đưa ra khuyến nghị cho các vấn đề cần đào tạo

Thái độ:

  • Sẵn sàng phát triển các dữ liệu, xác định kết quả và khuyến nghị

Năng lực đánh giá nhu cầu nâng cao 1: Sử dụng phân tích hiệu suất để sắp xếp các vấn đề cần đào tạo hoặc không cần đào tạo

Vai trò: Chuyên gia thiết kế khóa học

Tiến hành phân tích hiệu suất để xác định các nhu cầu cần đào tạo và nhu cầu không cần đào tạo. Đưa ra các đề xuất giải pháp cần thiết

Kết quả đầu ra: Báo cáo phân tích hiệu suất

Kiến thức:

  • Hiểu được các phương pháp chính thống và không chính thống để tiến hành phân tích hiệu suất
  • Hiểu được các loại câu hỏi phù hợp
  • Xác định người tham gia phỏng vấn phù hợp
  • Hiểu được kỹ thuật khảo sát để thu thập và giải thích dữ liệu

Kỹ năng:

  • Sử dụng các công cụ phân tích hiệu suất chính thống và không chính thống phù hợp
  • Đặt câu hỏi phù hợp
  • Phân biệt giữa các vấn đề cần đào tạo và không cần đào tạo
  • Xác định các vấn đề không cần đào tạo
  • Gắn kết các khuyến nghị đào tạo với nhu cầu kinh doanh

Thái độ:

  • Sẵn sàng phát triển các dữ liệu, xác định kết quả và khuyến nghị
  • Quan tâm đến việc bảo tồn nguồn lực cho các nhu cầu đào tạo cần thiết
  • Quan tâm đến nguyên nhân sâu xa hoặc gốc rễ của vấn đề

Phần 2: Năng lực lập kế hoạch: Lập kế hoạch đào tạo

Năng lực lập kế hoạch cơ bản 9: Nhận diện vấn đề đào tạo và mối liên hệ với nhu cầu kinh doanh

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Khám phá nhu cầu đào tạo, tìm và ghi chú các vấn đề đào tạo. Kế hoạch đào tạo cung cấp giải pháp giải quyết vấn đề xảy ra ở tổ chức cần đào tạo.

Kết quả đầu ra: Kế hoạch đào tạo

Kiến thức:

  • Nhận ra điểm khác biệt giữa vấn đề tích cực, vấn đề tiêu cực và nhu cầu
  • Nhận ra điểm khác biệt giữa các triệu chứng và vấn đề

Kỹ năng:

  • Tạo ra danh sách vấn đề liên quan đến yêu cầu đào tạo
  • Xác định cách giải quyết vấn đề nhờ đào tạo

Thái độ:

  • Sẵn sàng nêu và phân biệt nhu cầu đào tạo với các vấn đề không liên quan đến đào tạo.

Năng lực lập kế hoạch nâng cao 9: Nhận diện vấn đề đào tạo và mối liên hệ với nhu cầu kinh doanh

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Khám phá ra các vấn đề và nhu cầu kinh doanh của tổ chức, tìm và ghi chú các vấn đề đào tạo. Kế hoạch đào tạo cung cấp giải pháp giải quyết vấn đề xảy ra ở tổ chức cần đào tạo.

Kết quả đầu ra: Kế hoạch đào tạo

Kiến thức:

  • Nhận ra nhu cầu kinh doanh và nguồn gốc của chúng
  • Nhận ra điểm khác biệt giữa vấn đề tích cực, vấn đề tiêu cực và nhu cầu
  • Nhận ra điểm khác biệt giữa các triệu chứng và vấn đề

Kỹ năng:

  • Tạo ra danh sách vấn đề liên quan đến yêu cầu đào tạo
  • Nhận diện đa dạng giải pháp giải quyết vấn đề
  • Chỉ đưa ra khuyến nghị giải pháp đào tạo khi vấn đề cần giải quyết bằng cách đào tạo
  • Xác định các vấn đề không cần đào tạo và khuyến nghị giải pháp thay thế

Thái độ:

  • Sẵn sàng nêu và phân biệt nhu cầu đào tạo với các vấn đề không liên quan đến đào tạo.
  • Quan tâm đến nguyên nhân sâu xa hoặc gốc rễ của vấn đề

Phần 3: Năng lực phát triển chương trình đào tạo

Năng lực phát triển cơ bản 19: Tạo outline phác thảo nội dung

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Sử dụng các chuyên gia và tài nguyên để tạo ra outline cho phép người học đáp ứng được các mục tiêu học tập của khóa học.

Kết quả đầu ra: Outline nội dung

Kiến thức:

  • Xác định được các tài nguyên
  • Biết cách tìm kiếm các chủ đề

Kỹ năng:

  • Tạo ra outline nội dung đáp ứng mục tiêu đào tạo nhưng không quá mơ hồ khiến khó phát triển tài liệu

Thái độ:

  • Cởi mở với những ý tưởng mới và sửa đổi outline nội dung.

Năng lực phát triển cơ bản 19: Tạo outline phác thảo nội dung

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Sử dụng các chuyên gia và tài nguyên để tạo ra outline cho phép người học đáp ứng được các mục tiêu học tập của khóa học.

Kết quả đầu ra: Outline nội dung

Kiến thức:

  • Xác định được các tài nguyên
  • Biết cách tìm kiếm các chủ đề

Kỹ năng:

  • Tạo ra outline nội dung đáp ứng mục tiêu đào tạo nhưng không quá mơ hồ khiến khó phát triển tài liệu
  • Lọc nội dùng từ nhiều nguồn khác nhau bằng cách tập trung vào mục tiêu học tập

Thái độ:

  • Cởi mở với những ý tưởng mới và sửa đổi outline nội dung.

Phần 4: Đánh giá năng lực

Năng lực đánh giá cơ bản 29: Tạo bảng khảo sát để nhận phản hồi từ các học viên

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Sửa đổi bảng khảo sát có sẵn để nhận phản hồi từ các học viên.

Kết quả đầu ra: Bảng khảo sát phản hồi người học

Kiến thức:

  • Nhận biết các loại phản hồi hữu ích cho chuyên viên phát triển, giảng viên, quản lý khóa học.

Kỹ năng:

  • Tùy chỉnh các câu hỏi từ biểu mẫu nhằm thu thập thông tin hữu ích về nội dung và cách giảng viên giảng dạy
  • Lựa chọn nhiều câu hỏi khách quan và câu hỏi tường thuật ngắn
  • Sử dụng hình thức quen thuộc với người học

Thái độ:

  • Quan tâm đến phản ứng của người học đối với khóa học

Năng lực đánh giá nâng cao 29: Tạo bảng khảo sát để nhận phản hồi từ các học viên

Vai trò: Chuyên viên thiết kế chương trình đào tạo

Tạo ra bảng kháo sát để nhận phản hồi từ các học viên

Kết quả đầu ra: Bảng khảo sát phản hồi người học

Kiến thức:

  • Nhận biết các loại phản hồi hữu ích cho chuyên viên phát triển, giảng viên, quản lý khóa học.
  • Nhận biết cách xây dựng các câu hỏi khảo sát về phản hồi để tránh sai lệch

Kỹ năng:

  • Viết các câu hỏi phù hợp nhằm thu thập thông tin hữu ích về nội dung, hiệu quả của người hướng dẫn và thông tin của học viên
  • Lựa chọn nhiều câu hỏi mục tiêu và câu hỏi tường thuật ngắn
  • Tạo ra bảng khảo sát trực tuyến để thu thập phản hồi

Thái độ:

  • Sẵn sàng viết bảng khảo sát phản hồi khách quan

Kế hoạch phát triển chuyên gia thiết kế khóa học

Sau khi hoàn thành danh sách kiểm tra năng lực, hãy lập một kế hoạch phát triển để xác định điểm mạnh của chuyên gia thiết kế khóa học, xác định các lĩnh vực cần huấn luyện và phản hồi, xác định những kiến thức, kỹ năng còn thiếu cùng các nguồn lực để phát triển. Bạn cần bắt đầu kế hoạch với những điểm mạnh của chuyên gia thiết kế khóa học để họ tiếp tục phát huy. Điểm mạnh cũng có thể được sử dụng để cố vấn cho người khác.

Các lĩnh vực cần huấn luyện và phản hồi có thể là những năng lực chưa được quan sát. Chúng có thể là những năng lực cần thực hành nhiều hơn chuyên gia thiết kế khóa học đã có kiến thức và thái độ hỗ trợ nhưng chưa thể hiện được kỹ năng đó. Những lĩnh vực còn thiếu có thể do thiếu kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ. Bạn nên tham khảo thêm danh sách kiểm tra thứ cấp để xác định những điều còn thiếu và lập kế hoạch về nguồn lực sẵn có để xây dựng những năng lực này.

Bạn cần đạt được sự đồng thuận từ ban quản lý về các cam kết nguồn lực cho phát triển, thống nhất về khung thời gian để phát triển và đánh giá năng lực.

Dưới đây là mẫu kế hoạch phát triển chuyên gia thiết kế khóa học:

Mẫu kế hoạch phát triển chuyên gia thiết kế khóa học

Tên chuyên viên:______________________                Ngày:_________________

  • Các năng lực vượt quá mong đợi:

  • Nhận diện
Năng lực chưa phát triển hoặc chưa được giám sátKiến thức, kỹ năng và thái độ yêu cầu
      
  • Năng lực cần huấn luyện và phản hồi:

  • Nguồn yêu cầu phát triển năng lực

Dự kiến ngày đánh giá lại:

Dịch từ The Trainer’s Journey to competence, Chapter 5: Course Designer Competencies

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ