Cách đào tạo nhân viên tạo ra văn hóa làm việc có đạo đức

Ngày càng khó để chúng ta theo kịp những thay đổi nhanh chóng về phương pháp thực hành, luật pháp và công nghệ hiện nay. Nhưng đó chính là lý do tại sao các tổ chức nên đảm bảo chương trình đào tạo nhân viên được cập nhật. Nếu bỏ qua các chính sách nội bộ và chương trình đào tạo đi kèm sẽ tạo điều kiện cho hành vi phi đạo đức của nhân viên phát triển.

Các chương trình đào tạo được xây dựng tốt góp phần giúp nhân viên đạt thành công tại nơi làm việc trong khi vẫn tránh khỏi hành vi quấy rồi và kiện tụng, hình phạt do không tuân thủ đúng. Dưới đây là ba chương trình đào tạo cần thiết mà mọi tổ chức nên cân nhắc nhằm hướng tới một nền văn hóa có đạo đức và đảm bảo an toàn cho nhân viên.

Đường dây nóng về Đạo đức

Tạo ra nền văn hóa có đạo đức tại nơi làm việc là nâng cao kiến thức nhân viên và các lựa chọn đào tạo liên quan đến các nguyên tắc đạo đức. Một yếu tố quan trọng trong việc này là triển khai đường dây nóng về đạo tđức. Đường dây nóng được xem là cơ chế báo cáo truyền thống và đã được chứng minh là cách hiệu quả nhất để phát hiện vấn đề trước khi chúng trở thành sự cố lớn. Việc thông báo chi tiết về đường dây nóng thường xuyên và qua nhiều phương pháp khác nhau sẽ nhắc nhở nhân viên về sự tồn tại của nó và cách sử dụng nó một cách hiệu quả, giúp bản thân và đồng nghiệp an toàn hơn.

Khi tiến hành các buổi đào tạo đạo đức, hãy nhớ đưa ra hướng dẫn kỹ lưỡng về cách sử dụng cơ chế báo cáo. Kết thúc buổi đào tạo, mỗi nhân viên nên biết:

  • Cách xác định hành vi vi phạm đạo đức
  • Cách sử dụng đường dây nóng
  • Điều gì sẽ xảy ra khi gửi mẹo và cách theo dõi nó

Biết chính xác những gì cần báo cáo (và làm thế nào) có thể đảm bảo nhân viên sẽ không lạm dụng đường dây nóng đạo đức hoặc không báo cáo các vi phạm.

Huấn luyện quấy rối và bắt nạt

Nếu bạn thiết kế khóa đào tạo về quấy rối chỉ để đáp ứng yêu cầu về pháp lý hoặc quy định thì nó chỉ đạt được mức tối thiểu. Việc buộc nhân viên phải nghe một định nghĩa khô khan về quấy rối hoặc xem những màn tái hiện nửa vời chỉ khiến họ buồn ngủ.

Chương trình đào tạo về quấy rối cần phải cụ thể, đồng cảm và toàn diện để thực sự ngăn chặn hành vi này, khuyến khích văn hóa đạo đức và mang lại cho công ty danh tiếng tích cực với nhân viên và công chúng.

Để truyền tải tốt nhất thông điệp đạo đức, hãy đảm bảo quá trình đào tạo bao gồm 3 khía cạnh sau:

1. Đào tạo tinh thần đồng minh:

Nạn nhân không nên chịu mọi trách nhiệm báo cáo. Huấn luyện nhân viên cách chống lại kẻ quấy rối nếu họ chứng kiến hành vi này để ngắn chặn nó leo thang, đồng thời tạo ra văn hóa tử tế và tôn trọng lẫn nhau. Khi các nhân viên ủng hộ nhau, những kẻ quấy rối có thể nản lòng vì sự không tôn trọng của người khác.

2. Nội dung thực tế:

Đừng bỏ lỡ bức tranh toàn cảnh bằng cách tập trung vào các yêu cầu pháp lý. Chia sẻ các ví dụ cụ thể về hành vi quấy rối, truyền thông địa điểm và cách thức nhân viên nên báo cáo hành vi này, đồng thời hướng dẫn nhà quản lý cách phản hồi khi nhân viên đến gặp họ để khiếu nại. Các ví dụ và bước chính xác này có thể khác nhàu tùy thuộc từng bộ phận. Vì vậy hãy đảm bảo điều chỉnh nội dung đào tạo nếu cần để nó thực sự gây được tiếng vang với nhân viên.

3. Liên kết với chương trình chống quấy rối

Đào tạo chỉ nên là một khía cạnh trong các hoạt động chống quấy rối của công ty. Để tạo ra thay đổi thực, bạn cần kết hợp các ý tưởng đạo đức của tổ chức vào mọi chính sách, thủ tục và quy trình. Chính sách bao quát này không chỉ hướng dẫn đào tạo mà còn giúp nhân viên thấy rằng lãnh đạo rất nghiêm túc trong việc duy trì các tiêu chuẩn đạo đức.

Đào tạo đạo đức cụ thể theo ngành

Mỗi ngành đều có những tình huống riêng đòi hỏi nhân viên phải đưa ra những lựa chọn liên quan đến đạo đức. Ví dụ như người quản lý tài sản phải quyết định những rủi ro nào có thể xảy ra với tiền của khách hàng, trong khi quản lý xây dựng phải đam rbaor nhóm không ảnh hưởng đến an toàn hay chất lượng công việc. Nhân viên có thể hiểu được quá trình đào tạo nếu bạn minh họa các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức bằng các ví dụ mà họ thực sự có thể gặp.

Công ty United Airlines đang làm tốt việc này. Chương trình đào tạo Core4 hướng dẫn nhân viên cách “quan tâm, an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả” khi xử lý các tình huống. Nhân viên tham gia đóng vai cố gắng giải quyết các vấn đề dịch vụ khách hàng, sau đó thảo luận về lý do tại sao họ xử lý một tình huống theo cách nhất định. Sử dụng những tình huống mà họ thực sự có thể nhìn thấy trong công việc thay vì sử dụng những trò chơi đào tạo chung sẽ giúp nhân viên học cách thể hiện hành vi tử tế và đạo đức bất kể khách hàng đối xử như thế nào.

Đào tạo nhân viên để có nền văn hóa đạo đức hơn

Để đảm bảo quá trình đào tạo nhân viên diễn ra suôn sẻ, hãy thử tìm các phương pháp đào tạo mới và hấp dẫn. Sharlyn Lauby, SHRM-SCP và chủ tịch của ITM Group lưu ý rằng việc đào tạo không nhất thiết phải là bài giảng dài và nhàm chán. Thay vào đó, cô ấy đề xuất tạo podcast nội bộ hay hội thảo trực tuyến “điều đó giúp mọi người ghi nhớ, lưu trực thông tin mà bạn muốn họ biết một cách thường xuyên”.

Cuối cùng, các chương trình đào tạo chỉ là một phần của văn hóa đạo đức. Các giá trị đào tạo của tổ chức phải được thấm sâu vào mọi hoạt động của bạn, từ chính sách nội bộ đến đánh giá hiệu suất cho đến tuyển dụng. Khi các giá trị được đưa vào công việc hàng ngày của nhân viên, họ có thể dễ dàng cư xử có đạo đức hơn và áp dụng những gì đã học được trong quá trình đào tạo mà không cần suy nghĩ nhiều.

Dịch từ How Employee Training Creates an Ethical Workplace Culture

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ