Tài năng được phân bổ đồng đều, còn cơ hội thì không. Đó là lý do tại sao tuyển dụng ưu tiên kỹ năng lại rất quan trọng, giúp các chuyên gia nhân tài có cơ hội xem xét tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên chứ không chỉ là chuyên môn về học thuật của họ. Đặc biệt, thời đại AI càng chú trọng tăng cường tuyển dụng ưu tiên kỹ năng.
Aneesh Raman, Phó chủ tịch của LinkedIn và và là người đứng đầu phòng Dự án Cơ hội của công ty cho biết: “Trước khi có AI, chúng tôi coi kỹ năng là phương pháp tốt kết hợp tài năng và cơ hội. Nhưng chúng tôi phải đối mặt với những hệ thống cố định, những chiến lược cố định và rất nhiều thành kiến về cách quản lý nhân tài.”
Aneesh chia sẻ quan điểm với tư cách là người điều hành hội thảo “Kết nối Nhân Tài bằng cách Thúc đẩy Tương lai Công việc Ưu tiên Kỹ năng trong Thời đại AI”. Ông lưu ý rằng cần tạo ra cẩm nang mới về phát triển nhân tài và công nghệ. Để giải mã khả năng này, Aneesh đã trò chuyện với 3 chuyên gia chú trọng kỹ năng: Cat Ward – Phó chủ tịch của Jobs for the Future, Gerald Chertavian – CEO của Year Up, và Byron Auguste – CEO của Opportunity@Work. Đây là những gì họ đã trao đổi:
1. Tập trung vào chủ đích khi sử dụng AI
Các thành viên tham gia hội thảo đều đồng ý rằng dù có rất nhiều lời cường điệu về khả năng của AI thì về bản chất, nó vẫn là một loại công cụ. Byron cho rằng “Công nghệ là công cụ cũng giống như cái búa cũng là một công cụ. Bạn có thể sử dụng búa để xây nhà hoặc đập vỡ đầu ai đó. Điều quan trọng là chủ đích của bạn là gì.”
Byron giải thích rằng nếu “hệ thống AI mà bạn đang tiếp cận” bỏ qua những ứng viên không có bằng cử nhân thì bạn đang “trả tiền mù quáng cho hơn một nửa kỹ năng của lực lượng lao động” vì nhóm này có thể có nhiều nhân tài. Trong khi đó Opportunity@Work ủng hộ mở rộng cơ hội cho các Ngôi Sao, người “có được kỹ năng thông qua các con đường thay thế khác”.
Nhưng nếu bạn đang tìm ra các cách phức tạp hơn nhằm sàng lọc ứng viên và sắp xếp dữ liệu đa dạng thì AI là lựa chọn tuyệt vời.
Byron nói rằng AI có thể giúp đỡ các nhà tuyển dụng bằng cách nhận diện “kỹ năng cần và đủ của một nhân viên cho công việc”. Ví dụ, một ứng viên sẵn sàng đảm nhiệm vị trí mà có mức thu nhập thấp hơn vị trí bạn đưa ra nếu họ có bộ kỹ năng liên quan đến công việc đó nhiều hơn. “Nếu bạn có thể xác định chính xác điều đó, bạn có thể phát triển nguồn nhân lực của mình.”
2. Suy nghĩ kỹ về các mục tiêu bạn đưa ra khi sử dụng AI
Gerald đã so sánh AI với hệ thống GPS. Sau khi bạn đưa vào một địa chỉ, nó sẽ hướng dẫn bạn tuyến đường nhanh nhất. Nhưng nếu bạn muốn một con đường có thể ngắm cảnh, có các điểm dừng trên đường đi, bạn phải nhập thêm các thông tin đó vào. Ông nói thêm rằng việc mù quáng đi theo GPS cũng có thể dẫn bạn đến một con đường cụt hoặc không an toàn.
Về AI, “Chúng ta phải cân nhắc kỹ các mục tiêu cần thiết khi dùng công cụ. Chúng ta phải vững tay lái và luôn để mắt đến hướng đi vì bản thân là người chịu trách nhiệm cho công việc”, theo Gerald.
Đây là điều quan trọng nhất đối với ông vì Year Up đang giúp đỡ hơn 40,000 lao động trẻ không có bằng cử nhân có thể tiếp cận sự nghiệp với mức lương đủ sống – không phải lúc nào cũng dễ dàng khi đối mặt với các thuật toán AI có khả năng thiên vị.
Gerald cho rằng một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà AI có thể đạt được là giúp mọi người trang bị các kỹ năng mới một khi họ sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động. Việc giúp đỡ nhân viên phát triển các kỹ năng là công việc của người quản lý. Nhưng nếu quá bận rộn, họ không thể hoàn thành trách nhiệm của mình.
“AI có thể giúp bạn – những nhân viên – nhìn rõ các kỹ năng bạn có và cung cấp phân tích để nâng cao những kỹ năng trong tổ chức. Tôi nghĩ rằng vai trò của quản lý cũng sẽ thay đổi bởi sự xuất hiện của AI”, ông nói.
Bằng cách làm cho các lộ trình kỹ năng trở nên minh bạch hơn, AI “sẽ làm nhiều việc hơn để thúc đẩy phong trào tuyển dụng ưu tiên kỹ năng”.
3. Sử dụng AI để tạo ra ngôn ngữ chung cho việc phân loại kỹ năng
Một trong những thử thách lớn nhất mà các công ty phải đối mặt khi chuyển sang tuyển dụng ưu tiên kỹ năng là phát triển hệ thống phân loại kỹ năng. Các tổ chức không phải lúc nào cũng biết nên sử dụng ngôn ngữ nào để xác định các kỹ năng khác nhau hoặc cần đưa kỹ năng nào vào. Đó là lúc AI mang lại tác động lớn, theo Cat.
Tổ chức của cô – Jobs for the Future – tập trung vào việc giúp đỡ những người gặp khó khăn có thể tìm được việc làm chất lượng cao. Cô cho biết tổ chức phi lợi nhuận này làm việc với các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, các công ty và hầu hết các tổ chức vẫn đang trong giai đoạn đầu chuyển sang ưu tiên về kỹ năng. Để bắt đầu, cô khuyến khích họ với “những công việc hấp dẫn mà họ đang cố gắng tuyển dụng hiện tại”.
Sau khi hoàn thành việc đó, cô kêu gọi các tổ chức nhanh chóng phát triển một hệ thống phân loại có ngôn ngữ chung trong toàn bộ hệ thống quản lý nhân tài và có ý nghĩa đối với những người ngoài doanh nghiệp.
Cat đưa ra nghi vấn “Đâu là cách phân loại phù hợp với các nhà tuyển dụng khác? Điều đó có hiệu quả với các trường cao đẳng cộng đồng, HBCU hoặc khi bạn muốn truy cập vào hồ sơ STAR không? Hệ thống phân loại chính là nền tảng cho phép chúng ta dùng một ngôn ngữ chung”.
Hơn nữa, AI có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra ngôn ngữ chung đó. Cô nói thêm rằng “AI sẽ giúp chúng ta làm việc tốt hơn và trôi chảy hơn trong toàn bộ hệ sinh thái”.
Kết luận: Một thế giới làm việc tốt hơn
Nếu có một điều mà mọi người trong hội thảo đều nhấn mạnh thì đó chính là hy vọng vào AI. Aneesh nói với khán giả “Nếu chúng ta có thể hiểu đúng mục đích, sử dụng đúng hệ thống, sách hướng dẫn thì sẽ có một thế giới làm việc tốt hơn.”
Aneesh nói rằng một thế giới mà cơ hội luôn có sẵn cho tất cả mọi người có thể trở thành hiện thực trong cuộc đời của một số người tham gia hội thảo. Ông nói “Chúng tôi đã tham gia phong trào ưu tiên kỹ năng được một thời gian và đó là sao Bắc Đẩu của chúng tôi. AI đã tăng tốc rất nhiều, nhưng tất cả đều tập trung vào mục đích.”
Dịch từ How to Accelerate Skills-First Hiring in the Age of AI