Đào tạo trực tuyến đang thay đổi. Các hoạt động càng ngày càng hấp dẫn, có nhiều tương tác và phù hợp hơn với người học. Nội dung đào tạo được cập nhật gần đây trông đẹp hơn và dễ điều hướng hơn. Ngày nay, những sách mới về thiết kế giảng dạy, học tập và đào tạo (L&D) cung cấp nhiều ý tưởng mới và cách tiếp cận sáng tạo. Danh sách các cải tiến này vẫn đang tiếp tục.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn đang tồn tại: nhân viên không muốn đào tạo.
Một nghiên cứu gần đây của iSpring Solutions với tiêu đề “Thực trạng đào tạo doanh nghiệp trực tuyến năm 2024: Những hiểu biết quan trọng dành cho doanh nghiệp và tổ chức”, cho thấy mọi công ty phải đối mặt với vấn đề này ở một mức độ nào đó và coi đây là một trong những rào cản lớn để đạt được kết quả đào tạo tốt hơn.
Tin tốt là một số công ty đã tìm được cách truyền động lực cho nhân viên. Mặc dù những phương pháp đó không phù hợp trong mọi hoàn cảnh, nhưng họ có thể dễ dàng quản lý hơn. Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu 5 phương pháp truyền động lực cho người học hiệu quả và vận dụng phương pháp thành công cho nhân viên.
Nhưng trước tiên, hãy tìm hiểu lý do tại sao nhân viên phản đối việc đào tạo và làm thế nào bạn có thể xác định được tình trạng thiếu động lực này.
Họ có thật sự quá bận để học?
Theo nghiên cứu của iSpring, phần lớn nhân viên (68%) nói rằng họ bỏ qua đào tạo vì quá bận với các công việc hàng ngày. Mặc dù điều này đôi khi đúng, nhưng nếu bạn thường xuyên nghe nó từ nhiều thì đó chỉ là một cái cớ. Điều này cũng đúng với những lời phàn nàn về hình thức, nội dung đào tạo và thiếu trọng tâm.
Những lời bào chữa cho biết nhân viên cảm thấy thế nào về việc đào tạo chứ không phải tại sao họ không thể tham gia. Ngay cả khi bạn cho người học thời gian để đào tạo, họ cũng sẽ không muốn tham gia. Bạn thấy đấy, họ không đào tạo nghiêm túc không phải vì họ thiếu thời gian cho việc đó. Họ không dành thời gian cho việc đào tạo vì họ không coi trọng nó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Nguyên nhân thực sự sẽ khác nhau tùy vào từng người, nhưng phần lớn nhân viên từ chối đào tạo vì:
- Họ không có động lực
- Họ không thấy được lợi ích của đào tạo
- Họ cảm thấy sở thích của mình bị bỏ qua
Vì vậy, để tăng sự quan tâm của nhân viên, bạn cần chỉ ra các điều dưới đây.
5 phương pháp giúp tăng động lực nhân viên
Động lực có thể đến từ bên trong và bên ngoài. Nó có thể tích cực như là lợi ích kèm theo khi đào tạo hoặc tiêu cực như giảm lương nếu nhân viên liên tục từ chối đào tạo.
Dữ liệu của iSpring cho thấy một số công ty (24%) sử dụng áp lực để khiến nhân viên tham gia đào tạo. Tuy nhiên, trong bài viết này, chúng tôi muốn tập trung vào các giải pháp tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên cả bên trong và bên ngoài. Chúng là các giải pháp thông thường nhưng có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.
#1. Giải thích mục tiêu đào tạo với đội nhóm tại các cuộc họp
Trong khảo sát, 67% doanh nghiệp sử dụng phương pháp này, tăng 3% so với năm 2022. Khi nhân viên biết được mục đích của đào tạo, họ sẽ tập trung hơn và cảm giác được truyền cảm hứng hơn. Ngay cả với những chương trình chính thức như đào tạo tuân thủ hàng năm, bạn vẫn có thể thu hút người học nếu bạn nói rõ lý do tại sao nó quan trọng và nó ảnh hưởng đến họ và doanh nghiệp như thế nào.
#2. Yêu cầu CEO truyền tải tầm quan trọng của đào tạo
Một cách hiệu quả khác để truyền cảm hứng cho nhân viên là truyền bá tầm quan trọng của việc đào tạo thông qua quản lý cấp cao. Có sự khác biệt khi nghe từ chuyên gia đào tạo và nghe từ CEO. Không có gì ngạc nhiên khi 55% các tổ chức trong khảo sát iSpring sử dụng phương pháp này để thúc đẩy đội ngũ.
#3. Cung cấp các ưu đãi tài chính
Dữ liệu của iSpring cho thấy rằng nhiều công ty sử dụng phần thưởng cho việc hoàn thành đào tạo (tăng 18% so với năm 2022). Mặc dù con số này chỉ chiếm chưa tới một nửa số công ty được khảo sát nhưng nó vẫn rất ấn tượng. Lý do phần thưởng ngày càng trở nên phổ biến rất đơn giản: chúng có hiệu quả. Rất ít nhân viên bỏ qua đào tạo (4.2%) hay phàn nàn về đào tạo (8.4%) ở những công ty có hệ thống khen thưởng phát triển tốt.
Hơn nữa, những doanh nghiệp này nhấn mạnh rằng học viên tập trung và hoàn thành các bài tập hơn. Vì vậy, nếu bạn có nguồn lực về tài chính thì đây là một việc đáng để đầu tư.
#4. Cung cấp các trải nghiệm đào tạo đa dạng và kết hợp
Dữ liệu phản hồi trong khảo sát cho thấy các tổ chức thường cung cấp nội dung ở những định dạng không thể kết nối được với tất cả người học một cách hiệu quả. Điều này có khả năng dẫn đến giảm khả năng hiểu, tỷ lệ ghi nhớ kiến thức thấp hơn và tác động bị giảm sút.
Để tránh những vấn đề trên, các tổ chức nên triển khai trên nhiều định dạng khác nhau chẳng hạn như module tương tác, thuyết trình đa phương tiện và các hoạt động thực hành. Việc cung cấp các chương trình đào tạo đa dạng có thể đảm bảo đáp ứng các sở thích học tập khác nhau và qua đó đạt được mức độ tương tác cao hơn.
Học tập kết hợp cũng là một chiến lược đáng cân nhắc. Nó cho phép các công ty tận dụng các tương tác trực tiếp (theo khảo sát cho thấy, đây là một hình thức mà nhiều nhân viên cảm thấy thiếu trong đào tạo hiện đại), đồng thời tích hợp tính linh hoạt của nội dung số.
Bạn có thể nhân viên học tập tốt hơn bằng 5 thủ thuật tâm lý giúp nâng cao khả năng học tập
#5. Hỏi suy nghĩ của nhân viên về dự án đào tạo
Cuối cùng, các công ty cần thu thập và phân tích phản hồi của học viên thường xuyên để tạo và truyền tải các chương trình gần gũi, thu hút, qua đó đạt được kết quả đào tạo tốt hơn.
Khi bạn thu thập thông tin trực tiếp từ người tham gia, bạn có thể có được những thông tin có giá trị về điểm mạnh và điểm yếu về nội dung và cấu trúc chương trình. Điều này cho phép nhân viên bày tỏ vấn đề và cảm thấy được tham gia cải thiện hệ thống đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập cá nhân và công việc.
Kết luận
Mặc dù sự phản đối của nhân viên đối với đào tạo đặt ra một thách thức đáng kể nhưng không phải là không thể vượt qua. Việc thực hiện các chiến lược trên cho phép bạn nâng cao động lực và sự tham gia của người học, cuối cùng đạt được kết quả đào tạo hiệu quả hơn.
Dịch từ Too Busy to Learn: How to Overcome Employee Resistance to Training in 2024