Nếu thế giới hoàn hảo thì mỗi chúng ta sẽ sống và làm việc hòa hợp với nhóm và các bên liên quan. Thật không may, cuộc sống không đơn giản như vậy, và chúng ta cần phải hành động để giữ cho các nhóm và quy trình làm việc đi đúng hướng. Cách tốt nhất và dễ dàng nhất là bắt đầu từ bản thân và những suy nghĩ điều hướng tư duy tích cực một cách khéo léo trong công việc.
Sức mạnh của sự suy ngẫm trong lãnh đạo
Bản chất của lãnh đạo là tạo ảnh hưởng và chỉ đạo. Những suy nghĩ chiếm giữ tâm trí lãnh đạo định hình cách tiếp cận với thách thức, tương tác giữa các thành viên trong nhóm và quá trình ra quyết định tổng thể. Suy nghĩ tích cực không chỉ là duy trì tâm trạng tốt mà còn là thúc đẩy khả năng phục hồi, đổi mới và tham vọng tập thể. Bằng cách lựa chọn một cách có ý thức những suy nghĩ mang tính xây dựng và hướng tới tương lai, các nhà lãnh đạo tạo ra một môi trường nơi sự đổi mới phát triển và những thách thức được coi là cơ hội.
Điều này ảnh hưởng đến hạnh phúc cá nhân của các nhóm. Khi các nhà lãnh đạo nuôi dưỡng tư duy tập trung vào các giải pháp và sự tích cực, họ sẽ giảm bớt căng thẳng cho cả nhóm và nâng cao khả năng phục hồi về tinh thần và cảm xúc. Suy nghĩ này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu về cả tâm lý học và khoa học thần kinh, cho thấy rằng việc lựa chọn suy nghĩ có tác động đến hệ thống miễn dịch, cải thiện khả năng kiểm soát căng thẳng và có khả năng kéo dài tuổi thọ con người.
Tư duy làm thay đổi văn hóa
Các nhà lãnh đạo là chất xúc tác cho sự thay đổi tư duy. Hiệu ứng gợn sóng của tư duy đối với văn hóa tổ chức là rất sâu sắc. Các nhà lãnh đạo luôn chọn những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng sẽ tạo tiền lệ cho văn hóa nhóm. Khi mọi người cảm thấy được tôn trọng, được thấu hiểu và có động lực, họ có thể làm được nhiều hơn ngay cả khi phải đối mặt với thời hạn nghiêm ngặt hay căng thẳng. Những tư duy và văn hóa tiêu cực nuôi dưỡng nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn sẽ hạn chế tư duy sáng tạo và kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển.
Nuôi dưỡng tư duy tích cực
Nuôi dưỡng tư duy tích cực như một phần của văn hóa đòi hỏi nỗ lực và thực hành có chủ đích. Sử dụng các kỹ thuật như suy ngẫm, viết nhật ký, chánh niệm, thiền định tái cấu trúc nhận thức hữu ích trong quá trình này. Chánh niệm giúp các nhà lãnh đạo giữ vững lập trường ở thời điểm hiện tại, giảm bớt lo lắng về tương lai hoặc hối tiếc trong quá khức. Viết nhật ký mang đến cơ hội tư suy ngẫm và tái cấu trúc nhận thức, cho phép các nhà lãnh đọa thách thức và điều chỉnh lại những suy nghĩ tiêu cực.
Thực hành thường xuyên những kỹ thuật này có thể dần dần thay đổi lối suy nghĩ mặc định sang những suy nghĩ tích cực và mang tính xây dựng.
Những thách thức và thực tế
Mặc dù lợi ích của tư duy tích cực là rất nhiều nhưng điều quan trọng là phải thừa nhận những thách thức trong việc duy trì tư duy này xuyên suốt. Các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những áp lực lớn, những vấn đề phức tạp dễ dẫn đến lối suy nghĩ tiêu cực. Do đó họ cần phải nhận ra rằng suy nghĩ tích cực không có nghĩa là bỏ qua các vấn đề hay che đậy những thách thức. Đúng hơn, đó là cách tiếp cận những vấn đề này với tư duy hướng tới giải pháp và phát triển.
Cân bằng chủ nghĩa hiện thực với sự lạc quan là chìa khóa để lãnh đạo hiệu quả. Nghệ thuật lựa chọn suy nghĩ của bạn cần phải được luyện tập. Mọi suy nghĩ dù tích cực hay tiêu cực đều đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự thịnh vượng và văn hóa của tổ chức.
Chúng ta cần làm gì?
Là lãnh đạo học tập, chúng ta thúc đẩy môi trường đề cao trí tuệ cảm xúc, khả năng phục hồi, quản lý căng thẳng và giao tiếp mang tính xây dựng thông qua lập trình. Đưa chúng vào chương trình học, chúng ta có thể có thể giúp biến khả năng lựa chọn suy nghĩ trở thành năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
Chúng ta có khả năng thúc đẩy môi trường khuyến khích thực hành, thất bại, học hỏi và phát triển thông qua thử và sai. Điều này có nghĩa là chúng ta đang tạo cơ hội để chuyển trọng tâm suy nghĩ từ đổ lỗi sang hiểu biết, khuyến khích và trao quyền. Chúng ta có thể mở các cuộc thảo luận nơi mọi người thực hành và tìm hiểu các kiểu suy nghĩ, nhận được sự hướng dẫn và chia sẻ cách vượt qua thử thách, trở ngại.
Chúng ta có thể giúp các nhà lãnh đạo lựa chọn những suy nghĩ mang tính xây dựng và hy vọng, thử tìm hiểu sự tò mò trước những suy nghĩ tiêu cực hoặc phán xét. Điều này dẫn đến khả năng phục hồi, đổi mới và hoàn thành công việc tốt hơn.
Cuối cùng, chúng ta có thể đo lường tác động theo thời gian của các phiên phản hồi, nhóm tập trung, phiếu tự đánh giá hay số liệu hiệu suất. Qua đó chúng ta có thể đo lường và đánh giá tác động lên toàn bộ hiệu suất kinh doanh của nhóm.
Dịch từ Mindset Matters: Shaping Company Culture With Positive Thinking