Luân chuyển công việc là khi nhân viên nhảy sang một vị trí mới trong cùng một công ty. Tuy điều này dần trở nên phổ biến hơn – tăng khoảng 30% trong những năm qua – nó vẫn là quy trình không chính thức trong hầu hết các doanh nghiệp.
Theo Báo Cáo Học Tập Tại Nơi Làm Việc Năm 2024 Của LinkedIn Learning, chỉ 33% tổ chức đang tổ chức chương trình luân chuyển công việc chính thức, và chỉ 1/5 nhân viên tự tin thực hiện điều này.
Phó giám đốc về chuyển đổi tài năng và thu hút nhân tài toàn cầu của Schneider Electric, Jean Pelletier cho rằng “Nghỉ việc và được thuê lại còn dễ hơn tìm kiếm một công việc trong cùng một công ty”. Điều này giúp Schneider thành công chuyển đổi quy trình tuyển dụng nội bộ cho công ty – vấn đề mà phần lớn các tổ chức vẫn còn tụt hậu rất xa so với họ.
Tại sao các lãnh đạo về nhân tài nên quan tâm đến điều này? Dữ liệu mới của LinkedIn chứng minh rằng các công ty dẫn đầu về luân chuyển nội bộ có thể có rất nhiều lợi ích: lãnh đạo phát triển nhiều hơn, thời gian làm việc của nhân viên lâu hơn và nhân viên tham gia học tập nhiều hơn. Khi so sánh nhóm các công ty về mức độ đầu tư vào luân chuyển nội bộ, những công ty ở top trên sẽ tăng 79% về thăng tiến lãnh đạo, 53% thời gian nhân viên làm việc với công ty, và 17% về tỉ lệ nhân viên tham gia học tập.
Hãy đọc tiếp để có cái nhìn sâu hơn về những lợi ích của việc luân chuyển nhân sự nội bộ, cùng những tips thực tế giúp cải thiện tình trạng tuyển dụng nội bộ trong tổ chức.
Gần gấp đôi số lượng thăng chức lãnh đạo
Trong khi luân chuyển nội bộ có thể bao gồm luân chuyển tới các vị trí ngang hàng, hay thăng chức lên vị trí lãnh đạo.
So với các công ty ở mức thấp, các công ty có tỷ lệ lưu động nội bộ cao nhất cho thấy 79% số lần thăng chức lên vị trí lãnh đạo trên cơ sở mỗi nhân viên. Đây là một chu kỳ lành mạnh. Khi có được một công việc mới trong nội bộ, việc tìm kiếm và phát triển các nhà lãnh đạo mới sẽ dễ dàng hơn.
Đầu tư vào các chương trình luân chuyên nội bộ có thể giúp bạn xây dựng một nguồn lãnh đạo có sẵn kiến thức về cách hoạt động của công ty – khác với các ứng viên bên ngoài mà bạn thuê.
Hơn 50% nhân viên gắn bó lâu hơn với công ty
Dữ liệu LinkedIn trước đây đã nhấn mạnh rằng nhân viên được luân chuyển nội bộ có tỷ lệ 40% gắn bó với công ty hơn 3 năm.
Những phát hiện gần đây càng củng cố cho ý kiến này. Ở những công ty chú trọng luân chuyển nội bộ, nhân viên có thời gian gắn bó lâu hơn 53% so với những nơi có tỷ lệ luân chuyển thấp. Thúc đẩy các cơ hội nội bộ không chỉ thúc đẩy duy trì ngắn hạn mà còn góp phần kéo dài thời gian làm việc nói chung. Nhân viên có xu hướng ở lại một tổ chức mà họ nhìn thấy con đường phát triển và vai trò mới, kéo dài tuổi thọ sự nghiệp và củng cố lòng trung thành.
Nếu một nhân viên lành nghề biết rằng họ có thể đảm nhận một vai trò mới mà không cần phải rời khỏi tổ chức, thì họ có nhiều khả năng gắn bó lâu dài.
Tập trung vào nâng cao kỹ năng
Theo Jennifer Shappley, Phó Giám đốc nhân tài của LinkedIn trong báo cáo Xu Hướng Nhân Tài Toàn Cầu mới nhất: “Các doanh nghiệp cần các kỹ năng mới với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với những gì tôi từng thấy. Họ cần giúp nhân viên phát triển thông qua nâng cao kỹ năng và luân chuyển nội bộ.”
Dữ liệu ngày nay xác nhận rằng hai điều này đi đôi với nhau: các tổ chức có tỷ lệ luân chuyển nội bộ cao thu hút 17% người học, được đo bằng số giờ trung bình dành cho phát triển kỹ năng trên LinkedIn Learning.
Nâng cao kỹ năng sẽ là một công ty ngày càng quan trọng, đặc biệt đối với các công ty cho rằng khó có thể thuê các ứng viên bên ngoài với kỹ năng phù hợp – cho dù không có đủ ứng viên hay mức lương yêu cầu quá cao.
Jennifer cho biết “Trong những năm trước đây, các công ty có thể đã phụ thuộc nhiều vào thu hút nhân tài để ‘mua’ các kỹ năng mà họ cần. Nhưng chiến lược đó không còn hiệu quả với thị trường lao động và môi trường kinh doanh ngày nay nữa.”
Kết luận
Giờ bạn đã biết rằng luân chuyển nội bộ có liên quan để nhiều lợi ích lớn. Nhưng bạn thực sự có thể làm gì để cải thiện điều này tại công ty?
Một cuộc chuyển đổi toàn diện như của Schneider thường phải được chấp thuận từ lãnh đạo ở cấp cao nhất, vì các quản lý sợ mất đi nhân tài thường sẽ phản đối hoặc ngăn cản luân chuyển nội bộ. Tìm hiểu thêm về cách các công ty Comcast, Amazon và Pfizer đạt được những cuộc chuyển đổi tương tự với các chính sách và chương trình.
Lời khuyên này có thể hiệu quả với các nhà lãnh đạo nhân tài có ảnh hưởng để truyền bá các chính sách và chương trình. Nhưng nếu bạn chỉ là một nhà tuyển dụng độc lập không có quyền đưa ra những thay đổi toàn diện thì sao? Bạn vẫn có thể tạo ra các tác động. Chỉ có 38% nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên nội bộ trên LinkedIn. Chiến thuật đơn giản này giúp bạn nổi bật, đưa những nhân viên hiện tại lên vị trí cao hơn mà những người khác có thể bỏ qua.
Cho dù vai trò của bạn lớn hay nhỏ, bạn đều có thể thay đổi để giúp nhân viên dễ dàng tìm được vị trí mới mà không cần rời khỏi công ty.
Dịch từ New LinkedIn Data: How Internal Mobility Benefits Employers