Hình thành và gắn kết thành viên trong nhóm chính là sức mạnh của một tổ chức, công ty. Chính sự gắn kết giữa các cá nhân này khiến các thành viên tham gia một cách sẵn sàng và duy trì động lực để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra. Vậy thế nào là một đội nhóm gắn kết và có hiệu suất cao? Đâu là phương pháp giúp nhà lãnh đạo quản lý đội nhóm được hiệu quả nhất? Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của LCT Education.
1. Vì sao chúng ta cần kết nối giữa các thành viên?
Teamwork; hay làm việc ; là công việc của tập thể, điều này đồng nghĩa, kết quả tốt nhất là khi đồng đội làm việc cùng nhau ăn ý. Các nhóm chỉ tạo ra kết quả khi mọi người làm việc cùng nhau; để đạt được điều này, niềm tin là yếu tố quan trọng nhất của thành công (Lencioni, 2002).
Nếu các thành viên trong nhóm thiếu liên kết rất dễ dẫn đến tình trạng mỗi người 1 việc và thường tự làm theo ý kiến của riêng mình. Lúc này mục tiêu ban đầu của nhóm sẽ trở nên mơ hồ và thiếu đi sự đồng thuận. Vậy nên là một nhà quản lý, lãnh đạo tài năng thì cần phải có kỹ năng làm việc nhóm và gắn kết các thành viên trong nhóm của mình. Khi nhóm làm việc gắn kết và có sự phối hợp nhịp nhàng thì sẽ là nền tảng để thức đẩy tăng năng xuất kết quả chất lượng của đổi nhóm.
Một nhóm làm việc với hiệu suất cao sẽ giúp doanh nghiệp:
- Phát triển đội ngũ nhân sự có tài năng, kỹ năng và có sự phối hợp hài hòa khi làm việc nhóm
- Đảm bảo được năng suất tốt hơn cho doanh nghiệp. Vì thực tế, một cá nhân có làm việc tốt đến đâu cũng sẽ không thể bằng một tập thể, một đội nhóm.
- Làm việc chung sẽ giúp nhân sự đưa ra được nhiều ý tưởng mới, những đóng góp mang tính đột phá và mới mẻ góp phần xây dựng sự sáng tạo trong doanh nghiệp.
- Nâng cao tinh thần làm việc hiệu quả nhưng không bị gò bó hay khắc nghiệt trong doanh nghiệp
- Đội nhóm gắn kết sẽ giúp cho việc liên kết đầu việc được dễ dàng và sự phản biện, phản hồi công việc được nhanh chóng và chính xác.
- Đánh giá được chính xác hiệu suất làm việc của nhân sự thông qua khối lượng công việc, tốc độ, tiến độ, thái độ của từng nhân sự khi phối hợp làm việc nhóm.
2. Chiến lược phát triển sự gắn kết nhóm
Như những điều nêu ở trên thì chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng, sự gắn kết dẫn đến tăng năng xuất chất lượng công việc. Vậy một người lãnh đạo, quản lý công ty làm gì để khuyến khích sự gắn kết đồng đội giữa các nhân viên của mình?
Thiết lập mục tiêu và nguyên tắc làm việc chung cho nhóm
Xây dựng mục tiêu chính là điều đầu tiên mà các nhà quản lý cần làm khi muốn đội nhóm mình gắn kết và làm việc hiệu quả. Có được mục tiêu chung, các thành viên trong nhóm sẽ có thể thiết lập được mục tiêu của bản thân từ đó đảm bảo được tất cả các thành viên trong nhóm sẽ có sự gắn kết và đi đúng hướng theo kế hoạch đã đề ra, tránh trường hợp các nhân sự thực hiện và làm việc không đúng với mục tiêu.
Thiết lập và thống nhất được các nguyên tắc làm việc trong nhóm là cách đề cao sự minh bạch trong việc quản lý đội nhóm. Xây dựng được các quy định thưởng, phạt minh bạch và rõ ràng giúp các thành viên có động lực để làm việc và sẽ nhận được sự công nhận xứng đáng với năng lực.
Nắm rõ đặc điểm và tập trung vào thế mạnh của nhân sự
Mỗi nhân sự sẽ có những đặc điểm và những thế mạnh riêng, điều các nhà quản lý cần làm là khai phá được chính xác những năng lực đó và sắp xếp nhân sự vào đúng vị trí đúng khối lượng và đúng công việc. Các nhà quản lý có thể đánh giá nhân sự dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Vị trí, khối lượng công việc, năng lực, hiệu suất, tốc độ, thái độ, phong độ làm việc, kết quả thực tế so với cam kết trước đây như thế nào,… để từ đó đánh giá được điểm mạnh điểm yếu và năng lực làm việc của nhân sự.
Phân việc đúng năng lực
Dựa trên những đặc điểm trên nhà quản lý sẽ đặt mục tiêu làm thế nào để sắp xếp đúng người vào đúng việc đúng quy trình nhằm đẩy nhanh tiến độ nâng cao hiệu quả và tận dụng được hết khả năng của mỗi nhân sự.
Công bằng và minh bạch, khuyến khích và ghi nhận
Đảm bảo sự công bằng trong doanh nghiệp sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có. Khi đưa ra những quyết định cho đội nhóm, quản lý cần đưa ra được những lời giải thích rõ ràng, khéo léo và có những dẫn chứng đầy đủ nhằm tạo được sự đồng thuận, tránh những mâu thuẫn bất đồng trong nhóm. Việc lựa chọn bất kì phương án nào cũng cần dựa trên những nguyên tắc và cơ sở rõ ràng tránh trường hợp bất đồng khi quyết định lựa chọn phương án của người này mà không lựa chọn phương án người kia.
Chấp nhận rủi ro
Để phát triển được nhân sự và tối đa hóa tiềm năng trong họ, quản lý sẽ cần phải khuyến khích đội ngũ nhân sự đưa ra những sáng kiến mới. Vậy nên, nhà quản lý lúc này là chấp nhận rủi ro, tiếp nhận những phương án mới, những giải pháp khác nhau hay những lối tư duy đa chiều của nhân sự. Kiểm soát được rủi ro, doanh nghiệp sẽ tận hưởng được thành quả mà đội ngũ nhân sự mình mang lại.
Xây dựng nền tảng làm việc hiệu quả
Một trong những cách để đội nhóm làm việc hiệu quả hơn là tạo một môi trường làm việc chung cho toàn bộ nhân sự, nơi mọi người có thể tiếp nhận công việc, theo dõi, báo cáo và phản hồi thông tin nhanh nhất. Điều này cũng đồng nghĩa nhân sự sẽ có thể giao tiếp và làm việc dễ dàng hơn nhờ đó nâng cao hiệu suất và xây dựng được tính thống nhất khi làm việc nhóm.
Giải quyết xung đột trong nhóm
Xung đột mang tính xây dựng phát triển giữa các thành viên trong nhóm là dấu hiệu của một nhóm lành mạnh. Sẽ là bất thường nếu cả nhóm không bao giờ gặp phải một vài thử thách trên đường đi. Tốt nhất, không có thành viên nào trong nhóm phải đồng ý với một ý tưởng được đề xuất chỉ vì anh ta đang cố gắng tránh làm xáo trộn sự hòa hợp của nhóm.
Tuy nhiên, các tranh chấp không liên quan và nhỏ cần được giải quyết ngay lập tức. Nếu các thành viên trong nhóm không thể tự tìm ra giải pháp khả thi, họ có thể nhờ người quản lý. Ngoài ra, họ có thể tìm kiếm một bên thứ ba công bằng, người có thể lắng nghe cả hai phía của câu chuyện và đưa ra giải pháp phù hợp
Trên đây là những thông tin bổ ích về sự gắn kết thành viên trong nhóm mà một nhà lãnh đạo, quản lý cần biết. Nếu bạn còn những thắc mắc, hay muốn tư vấn thêm về các khóa học cho doanh nghiệp của mình hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Đào tạo và Tư vấn phát triển Doanh nghiệp LCT bạn nhé.