Trong môi trường việc làm ngày nay, các lãnh đạo học tập và phát triển (L&D) phát triển một môi trường làm việc thúc đẩy và nuôi dưỡng sự đổi mới có thể mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Các công ty theo hướng đổi mới mang lại lợi nhuận đáng kể, tăng trưởng dài hạn và cải thiện khả năng kiên trì vượt khó trong giai đoạn khủng hoảng. Dù vậy, chỉ 30% số người được giao nhiệm vụ lãnh đạo nỗ lực đổi mới phát triển các kỹ năng cần thiết để hỗ trợ đổi mới lâu dài trong tổ chức. Điều này không đáng ngạc nhiên vì các kỹ năng đổi mới hiếm khi được đề cập trong quá trình đào tạo.
Tuy nhiên, đối với nhiều giám đốc điều hành hiểu được giá trị của việc nuôi dưỡng và đổi mới tư duy, thì giải quyết các vấn đề về khoảng cách kỹ năng vẫn được ưu tiên hàng đầu. Theo báo cáo “Vượt qua khoảng cách sẵn sàng đổi mới” của BCG, các công ty đổi mới nhất trên toàn thế giới đã mang lại lợi nhuận cho cổ đông nhiều hơn 3% từ năm 2005 đến năm 2020 so với mức trung bình của thị trường.
Một báo cáo của McKinsey vào năm 2020 cho thấy khi các doanh nghiệp duy trì đổi mới trong suốt giai đoạn khủng hoảng, chẳng hạn như suy thoái tài chính năm 2009, họ đã đạt được các chỉ số kinh doanh mạnh mẽ hơn, vượt trội hơn 30% so với mức trung bình của thị trường. Các công ty này cũng duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 3-5 năm.
Giờ đây, chúng ta dần hiểu hơn tại sao các nhà điều hành muốn giải quyết những khoảng trống về kỹ năng gây cản trở sự đổi mới. Nhưng câu hỏi đặt ra cho các chuyên gia L&D là làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu đó. Sách “Addressing The Skills Gaps That Hinder Innovation” (Tạm dịch: Giải quyết khoảng cách kỹ năng gây cản trở sự đổi mới) đi sâu vào chủ đề này và mở rộng các nguồn lực, các bước mà các nhà lãnh đạo và L&D cần để thúc đẩy sự đổi mới trong tổ chức của họ. Sau đây là một số điểm nổi bật.
Kế hoạch 2 bước thúc đẩy đổi mới tổ chức
Bước đầu tiên để trau dồi kỹ năng đổi mới là phát triển nền văn hóa hỗ trợ. Điều này thường được thực hiện từ trên xuống dưới, lãnh đạo điều chỉnh các vấn đề cụ thể và kết quả mong muốn liên quan đến đổi mới.
Thông thường, nó bắt đầu từ kiểm tra văn hóa hiện tại và khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Bạn có thể trả lời các câu hỏi:
- Công ty của bạn có khuyến khích các quan điểm đa dạng không?
- Công ty của bạn làm gì để đảm bảo quan điểm và ý kiến của tất cả nhân viên đều được xem xét? Nhân viên đóng góp ý kiến thông qua kênh nào và họ nhận được điều gì với đóng góp của mình?
- Công ty của bạn có chấp nhận thất bại do rủi ro có tính toán không?
- Nếu một dự án không đạt được mục tiêu thì sẽ nhận được kết quả như thế nào? Liệu những “thất bại” này có ngăn cản việc chấp nhận rủi ro trong tương lai hay không? Việc chấp nhận rủi ro được nghiên cứu kỹ lưỡng có được phép hay không?
- Làm thế nào để công ty thể hiện sự coi trọng đổi mới?
- Tư duy đổi mới được khen thưởng hay bị đánh giá xấu trong doanh nghiệp của bạn? Hiện tại công ty có chương trình học tập để nâng cao kỹ năng đổi mới không?
Đây có thể là những vấn đề khó trả lời nhưng nó sẽ mang lại lợi ích khi bạn muốn tìm hiểu cách doanh nghiệp nhìn nhận sự đổi mới. Sau khi các nhà lãnh đạo hiểu rõ tình trạng đổi mới hiện tại của công ty và cách họ muốn thấy tiến trình đổi mới, bước tiếp theo là tập trung vào những khoảng trống về kỹ năng xung quanh nó.
Các kỹ năng có thể đào tạo cho thấy lợi tức đầu tư
Những kỹ năng cần thiết dưới đây là nền tảng của đổi mới. Chúng hoàn toàn có thể được trang bị cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo.
- Hợp tác: Hợp tác nhóm là điều quan trọng khi thực hiện các ý tưởng đổi mới hiệu quả. Các phương pháp học tập liên quan đến hợp tác nhóm sẽ giúp củng cố kỹ năng này.
- Chấp nhận sự đa dạng: Khi các nhóm không đa dạng, họ sẽ bỏ lỡ các quan điểm khác nhau để tìm ra được quyết định tốt nhất. Chấn nhận sự đa dạng giúp cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
- Giải quyết vấn đề: Khả năng giải quyết vấn đề của tổ chức sẽ dẫn đến các giải pháp sáng tạo hơn. Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề luôn có lợi và đóng vai trò thiết yếu trong việc củng cố khả năng giải quyết vấn đề phức tạp.
- Sáng tạo: Nâng cao kỹ năng sáng tạo cho phép bạn nhìn nhận vấn đề một cách khác biệt. Trao quyền cho nhân viên để tiếp cận các vấn đề từ góc độ khác mang lại cho bạn lợi thế cao hơn đối thủ cạnh tranh và ảnh hưởng đến thành công lâu dài của doanh nghiệp.
- Tư duy phân tích: Việc củng cố các kỹ năng tư duy phân tích mang lại cho doanh nghiệp khả năng phân tích dữ liệu, suy nghĩ sáng tạo và tìm hiểu sâu hơn. Tư duy phân tích và các kỹ năng liên quan đang có nhu cầu cao. Vì vậy, nâng cao kỹ năng này mang lại giá trị rất lớn cho nhân viên.
- Tư duy kinh doanh: Tư duy này cung cấp không gian rộng rãi cho sự sáng tạo và chấp nhận rủi ro một cách thông minh để thách hiện trạng, sử dụng thất bại như một cơ chế học tập quan trọng.
- Phương pháp tinh gọn: Điều cần thiết là xây dựng sự đổi mới bằng cách thử – thất bại – học nhanh – thử lại. Học bằng cách làm là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kỹ năng và thúc đẩy sự đổi mới.
- Tò mò: Tò mò về mọi thứ và không lọc ra những vấn đề quá khó giải quyết là phần thiết yếu của sáng tạo. Hãy chú đến các vấn đề chưa được giải quyết trong ngành của bạn và tìm ra giải pháp cho những vấn đề này. Điều đó sẽ mang lại lợi thế trên thị trường.
- Kỹ năng lãnh đạo đổi mới: Doanh nghiệp nên tìm cách phát triển những nhà lãnh đạo có khả năng trao quyền cho nhân viên trong việc ra quyết định và sáng tạo, hạn chế quan liêu và khuyến thích những ý kiến đa dạng và bất đồng.
Trong hành trình này, điều cần nhớ là mỗi kỹ năng đều có thể được giảng dạy riêng lẻ, và khi chúng hợp lại sẽ cùng nhau xây dựng năng lực đổi mới cho doanh nghiệp.
Dịch từ Addressing the Skills Gaps That Hinder Innovation