Chúng ta được sinh ra với khả năng lắng nghe, nhưng bằng cách nào đó các nhà lãnh đạo, quản lý làm chức vụ càng cao thì lại càng quên đi kỹ năng này. Phải biết rằng kỹ năng lắng nghe là cực kỳ quan trọng đối với các nhà lãnh đạo quản lý. Cùng LCT Education tìm hiểu rõ hơn về chủ đề kỹ năng lắng nghe và đánh giá nhân viên qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bạn hiểu thế nào là lắng nghe?
Lắng nghe là khả năng nhận và giải thích chính xác các thông điệp trong quá trình giao tiếp. Lắng nghe là chìa khóa cho tất cả các giao tiếp hiệu quả. Không có khả năng nghe hiệu quả, tin nhắn dễ bị hiểu lầm. Kết quả là, giao tiếp bị phá vỡ và người gửi tin nhắn có thể dễ dàng trở nên thất vọng hoặc khó chịu.
Lắng nghe có nghĩa là không chỉ chú ý vào câu chuyện, mà còn quan tâm đến cách sử dụng ngôn ngữ, và giọng nói và cách người khác sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Nói cách khác, nó có nghĩa là nhận thức được cả thông điệp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Khả năng lắng nghe hiệu quả của bạn phụ thuộc vào mức độ bạn cảm nhận và hiểu những thông điệp này.
Nếu có một kỹ năng giao tiếp bạn nên nhắm đến để thành thạo, thì hãy lắng nghe. Nhiều nhà lãnh đạo và doanh nhân thành công tin rằng thành công của họ là kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
2. Lợi ích của việc lắng nghe
Lắng nghe giúp tạo dựng niềm tin: Nhân viên sẽ đặt niềm tin vào một lãnh đạo biết lắng nghe và thể hiện sự tôn trọng đối với những nỗ lực của họ.
Lắng nghe giúp tạo thêm động lực cho nhân viên: Khi cảm thấy bản thân được thấu hiểu và hỗ trợ, những ý kiến đóng gọp của họ được xem xét một cách nghiêm túc, nhân viên sẽ có thêm động lực và năng lượng tích cực để cống hiến cho tổ chức.
Lắng nghe giúp lãnh đạo có thêm thông tin: Bằng kỹ năng lắng nghe bạn sẽ có thêm nhiều nguồn thông tin mới, từ đó hiểu sâu hơn những vấn đề đang diễn ra trong tổ chức, từ đó làm cơ sở để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Lắng nghe giúp lãnh đạo thoát khỏi trạng thái cảm xúc của mình: Đây là một lợi ích rất thú vị vì lãnh đạo thường xuyên có nhiều lo lắng, áp lực. Vậy nên, khi chuyển sự tập trung vào những suy nghĩ và cảm xúc bên trong mình sang người đối diện, đặt sự tập trung vào việc lắng nghe nhân viên thì bạn sẽ tạm thời thoát ra khỏi những vấn đề kiến bạn trăn trở. Khi quay lại bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới cho những vấn đề cũ.
3. Cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
Chúng ta thường rất ít khi lắng nghe theo cách đúng nghĩa thay vào đó là nghe để phản hồi là chính và thường xuyên. Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả đòi hỏi cách hướng sự chú ý của bản thân vào những gì người đối diện đang nói. Điều này bao gồm: ngôn ngữ cơ thể, cảm xúc và điều quan trọng là không ngắt lời và hạn chế đưa ra lời khuyên quá sớm.
Để làm được điều này bạn có thể thực hiện các gợi ý dưới đây để có thể lắng nghe tốt hơn:
- Tạm dừng: Tạm dừng các vấn đề khác để tập trung vào người nói. Duy trì giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể như: ánh mắt, cái gật đầu để biểu thị rằng bạn đang lắng nghe.
- Giữ lại những phán xét: Hãy giữ lại những phán xét và chỉ trích trong đầu để nhân viên có cơ hội giải thích vấn đề và đưa ra quan điểm của họ. Bạn không cần phải đồng tình chỉ cần thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và có sự đồng cảm.
- Tóm tắt lại: Bạn có thể tóm tắt các ý chính mà nhân viên đang trình bày để xác định xem bạn đã hiểu rõ ý họ hay chưa và bạn có bỏ lỡ điều gì hay không.
- Đặt câu hỏi để làm rõ: Đặt những câu hỏi để khuyến khích nhân viên suy nghĩ sâu sắc hơn hoặc mở rộng ý tưởng hơn.
- Tổng kết: Khi nhân viên đã trình bày xong, bạn có thể nói ngắn gọn các ý mà họ đã trao đổi. Không cần phải đưa ra quan điểm ngay mà bạn chỉ cần xác định lại thông tin mà cả hai đã trao đổi và chia sẻ.
- Chia sẻ quan điểm: Sau khi nhân viên chia sẻ hết tất cả những điều muốn nói, bạn có thể đưa ra các quan điểm, đề xuất cho các vấn đề mà nhân viên chia sẻ.
- Khi xây dựng được thói quen lắng nghe chủ động, nhân viên vừa có cơ hội chia sẻ một cách thoải mái. Bạn cũng có thể có thêm nhiều thông tin mới và thể hiện được quan điểm, định hướng của bản thân.
Qua bài viết trên thì thông điệp mà LCT Education muốn chia sẻ đến bạn đọc là lắng nghe tưởng như một việc rất đơn giản nhưng nó lại mang đến hiệu quả rất lớn. Hãy trân trọng những người nhân viên của mình vì họ đã cùng bạn góp phần xây dựng và phát triển tổ chức.