Có nhiều lý do khiến bạn nhiều lúc rơi vào trạng thái uể oải, không còn động lực đi làm. Những lúc như vậy, Bạn sẽ làm gì để chống lại sự mệt mỏi để tìm lại niềm vui trong công việc?
Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chán nản, không còn thiết tha với công việc dẫn đến làm việc không hiệu quả. Vậy có cách nào để bạn vực dậy tinh thần và tiếp tục làm việc với niềm hăng say hơn? Cùng LCT Education tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
1. Hãy tạo sự vui vẻ
Vui vẻ chính là kỹ năng tạo hứng thú trong công việc cho nhân viên đầu tiên mà bất cứ nhà lãnh đạo/quản lý nào cũng cần phải nắm. Hãy thử tưởng tượng, mỗi ngày nhân viên của bạn đi làm trong một môi trường khô khan, quá nguyên tắc, mọi người chỉ biết cắm mặt vào máy tính và làm việc thì có thực sự hiệu quả hay không. Câu trả lời chắc chắn là không.

Ngược lại, một môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, thân thiện, mọi người có thể nói chuyện trong quá trình làm việc thì chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ cao hơn rất nhiều. Thực tế, một kết quả làm việc chỉ thực sự hiệu quả khi được xây dựng trên 2 yếu tố là sự tập trung và sự thoải mái.
Để làm được điều này thì các nhà lãnh đạo, quản lý hãy cố gắng xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, các nhân viên có thể trao đổi ý kiến với nhau. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng có thể trò chuyện trao đổi với những người nhân viên.
2. Hãy để nhân viên có sự thư giãn
Công việc lập lại mỗi ngày, áp lực bủa vây, lương thưởng không tương xứng, môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mối quan hệ đồng nghiệp nhiều mâu thuẫn….đều dễ khiến người ta rơi vào trạng thái mất hứng thú với công việc. Cách tạo hứng thú cho nhân viên làm việc là hãy để cho họ được thư giãn trong quá trình làm việc. Đừng biến mình thành một quản lý làm việc khó tính trong mắt nhân viên. Đừng cố gắng kiểm xoát họ và dò xét các hoạt động của nhân viên. Mọi sự kiểm soát thái quá sẽ gây ra sự khó chịu và làm việc không năng xuất.

Vậy nên nhà quản lý cần tạo ra sự thư giãn cho nhân viên giúp họ giảm gánh nặng công việc để có cống hiến nhiều hơn. Nhưng phải biết rằng những sự vui vẻ cũng cần phải có chừng mực và không nên mang tính lạm dụng.
3. Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
Có chiến lược đào tạo rõ ràng và chuyên nghiệp
Để có thể dẫn dắt nhân viên đạt đến sự thành công trong công việc thì nhất định phải cung cấp cho họ những tài nguyên và bổ xung những kỹ năng để họ thực hiện tốt công việc của mình. Các khóa đào tạo với kiến thức mới được cập nhật tạo cho nhân viên cơ hội khai thác và vận dụng sự sáng tạo vào công việc.
Phát triển người quản lý trở thành cố vấn chuyên môn
Là một người lãnh đạo việc ghi nhận sự nỗ lực, thay đổi và phát triển của nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Người quản lý sẽ là người đánh giá đúng tình hình về mức độ phát triển của từng nhân viên. Vì thế điều quan trọng mà các lãnh đạo nên quan tâm là phát triển kỹ năng của người quản lý để họ có kinh nghiệm và tạo động lực cho nhân viên của mình.

Chú trọng phát triển các kỹ năng mềm cho nhân viên
Phải biết rằng kỹ năng mềm là một phần không thể thiếu trong công tác lập kế hoạch phát triển năng lực cho các nhân viên. Điều tạo nên liên kết giữa mọi người trong một tổ chức doanh nghiệp tạo ra hiệu suất là các kỹ năng mềm. Vì một hệ thống muốn vận hành tốt thì phải có sự thống nhất về mục tiêu, phương thức hoạt động, cách tổ chức và vận hành… Các kỹ năng sẽ là chìa khóa quan trọng giúp thắt chặt các mối quan hệ và mực độ hoạt động của các công việc.
Đầu tư vào phát triển cá nhân
Một người nhân viên xuất sắc là người bao gồm các trải nghiệm về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Vậy nên để cải thiện và phát triển năng lực của họ, bạn cần tạo không gian để nhân viên đầu tư vào việc phát triển cá nhân trước khi hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và chuyên nghiệp.