Lãnh Đạo Với Niềm Tin Và Nhìn Nhận Năng Lực Nhân Viên

Việc nhà lãnh đạo nhìn nhận năng lực nhân viên và đánh giá một cách chính xác là điều không dễ dàng. Bời vì một phần là việc đánh giá còn phụ thuộc vào từng vị trí, tính chất công việc khác nhau. Vậy nên khi đánh giá các nhà quản lý cần xây dựng một số nền tảng giúp đánh giá nhân viên hợp lý.

1. Những tiêu chí nhà lãnh đạo nhìn nhận năng lực nhân viên

Trước khi tìm hiểu hiểu về những tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên, nhà quản lý cần hiểu rõ và thực hiện việc đánh giá nhân viên của mình nhằm mục đích như:

  • Dựa trên sự đánh giá năng lực, nhà quản lý có thể đưa ra những chế độ khen thưởng cũng như  xử phạt sao cho công bằng, hợp lý.
  • Nâng cao hiệu xuất làm việc của toàn thể nhân viên, phát triển những nhân viên tốt cũng như điều chỉnh, kèm cặp các nhân viên còn kém.
  • Thức đẩy sự tiến bộ của toàn nhân viên cũng như phát triển công ty hiệu quả.

Một số tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

  • Đánh giá theo mục tiêu:

Trong quá trình làm việc mỗi nhân viên sẽ được giao nhiệm vụ, KPI riêng và cùng hướng tới mục tiêu là hoàn thành nó. Các nhà quản lý có thể dựa vào đây để đánh giá năng lực nhân viên. Việc đánh giá theo mục tiêu này cũng chia thành các nhóm như:

  • Đánh giá theo mục tiêu phát triển
  • Đánh giá theo mục tiêu hành chính
  • Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc
  • Đánh giá theo hình thức:

Đây được xem là cách nhìn nhận năng lực nhân viên và các đánh giá mang tính toàn diện, chính xác. Cụ thể, đối với tiêu chí đánh giá này thì sẽ có 3 hình thức mà nhà quản lý cần áp dụng như sau:

  • Đánh giá nhân viên toàn diện
  • Đánh giá nhân viên theo ngang cấp
  • Đánh giá nhân viên từ cấp bậc cao đến cấp bậc thấp

2. Nhà lãnh đạo và việc củng cố lòng tin của nhân viên

Trong các môi trường doanh nghiệp, hiếm khi thấy các nhân viên nói thực tiếp với cấp trên rằng họ không tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của sếp. Thông thường, nhà quản trị phải tự nhìn nhận độ tin tưởng của nhân viên đối với bản thân qua từng hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể.

Phải biết rằng khi nhân viên không tin tưởng vào cấp trên thì mọi sự nỗ lực, hiệu suất công việc sẽ bị sụt giảm với một số biểu hiện như:

  • Giảm việc cung cấp thông tin và giao tiếp với cấp trên, lãnh đạo.
  • Cần giải thích rõ về mục đích của các quyết định mới được ban hành haowcj những nội dung công việc cụ thể.
  • Tự bảo vệ quyền lợi của mình, không đóng góp xây dựng các giá trị liên quan tới doanh nghiệp.
  • Không có tinh thần tham gia các hoạt động chung của doanh nghiệp và không muốn cam kết trách nhiệm cá nhân.

Khi nhân viên có những biểu hiện này các nhà lãnh đạo, quản lý cầm có những giải pháp phù hợp để củng cố nhiền tin của nhân viên.

3. Một số biện pháp giúp nhà lãnh đạo củng cố lòng tin của nhân viên

  • Luôn giữ lời hứa khi đã cam kết với nhân viên.
  • Truyền đạt thông tin rõ ràng để tạo sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động của mọi người.
  • Luôn tiến về phía trước và học hỏi không ngừng
  • Ứng xử nhất quán và biết giữ các nguyên tắc
  • Luôn có ý thức bảo vệ cấp dưới, đứng ra chịu trách nhiệm thay cho nhân viên và khắc phục sự cố.

Chính phong cách sống và những giá trị mà nhà lãnh đạo, quản lý luôn theo đuổi là những cơ sở mà nhân viên đặt niềm tin vào. Vì vậy, Nhà lãnh đạo không chỉ cần các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp mà còn phải hành xử và có lối suy nghĩ tiến bộ để là tấm gương cho nhân viên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ