Mong đợi về một trải nghiệm nhân viên tuyệt vời tăng nhiều hơn trong những năm gần đây. Mối quan tâm này đã trở thành ưu tiên đứng thứ 2 kể từ năm 2022. Bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng chúng đều được đề cao.
Thay vì chỉ là sáng kiến chỉ xảy ra một lần hoặc “có thì tốt”, việc cung cấp trải nghiệp tích cực cho nhân viên cần được quan tâm và chú trọng. Doanh nghiệp cần có cách tiếp cận chủ động và hệ thống hơn để cải thiện nhận thức của nhân viên về trải nghiệm làm việc.
Bài viết này xem xét 5 khía cạnh để cải thiện trải nghiệm. Nó cũng khám phá các kết quả của doanh nghiệp liên quan đến trải nghiệm tích cực cùng các khía cạnh chính để thực hiện việc ưu tiên.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Trải nghiệm nhân viên là nhận thức của nhân viên về kinh nghiệm tích lũy khi làm việc tại tổ chức.
Chúng ta có thể đo lường kinh nghiệm tích lũy của mỗi cá nhân tại doanh nghiệp như thế nào?
Lắng nghe nhân viên là một cách tiếp cận tuyệt vời để đạt được mục tiêu này. Thông qua các cuộc khảo sát như Giám sát trải nghiệm nhân viên, hay Chương trình gắn kết nhân viên, trang bị cho người quản lý kỹ năng trò chuyện có mục tiêu, có ý nghĩa với nhân viên sẽ giúp bạn hiểu được trải nghiệm của họ khi làm việc tại doanh nghiệp.
Hiểu các xu hướng rộng hơn trong trải nghiệm của nhân viên là điều phức tạp. Có 5 khía cạnh phản ánh trải nghiệm của nhân viên được thể hiện trong “Khảo sát xu hướng Nhân sự 2024” là Công nghệ, Văn hóa, Không gian làm việc, Các mối quan hệ và Nhiệm vụ. Đây không phải là toàn bộ khía cạnh nhưng chúng nắm bắt được những khoảnh khắc quan trọng trong suốt vòng đời của nhân viên tại doanh nghiệp.
Case kinh doanh mang lại trải nghiệp tuyệt vời cho nhân viên
Trải nghiệm nhân viên tích cực được liên kết với nhiều yếu tố thành công, bao gồm cả hiệu suất của tổ chức.
Khi doanh nghiệp thiết kế tốt trải nghiệm tích cực cho nhân viên, họ có thể:
- Có khả năng đạt hiệu suất cao gấp 2.5 lần khi thay đổi nhanh để tận dụng các cơ hội mới
- Có khả năng đạt hiệu suất cao gấp 2.4 lần về năng suất lao động; đa dạng, công bằng và hòa nhập; hình thành một nền văn hóa tổ chức vững mạnh
- Có khả năng đạt hiệu suất cao gấp 2.3 lần trong việc tạo và thực hiện các ý tưởng mới.
Manuelita Cherizard, CHRO tại Royal Ontario Museum cho biết “Trải nghiệm nhân viên không cần bạn phải hành động và tìm ra kết quả ngay lập tế. Nó là một khoản đầu tư lâu dài và khó thu hút được sự chú ý của mọi người.”
Rủi ro khi không mang lại trải nghiệm tốt cho nhân viên
Khi doanh nghiệp không đạt hiệu quả cao trong việc thiết kế trải nghiệm tích cực cho nhân viên, họ sẽ có tỷ lệ thôi việc cao hơn 36% so với các tổ chức thực hiện tốt thiết kế trải nghiệp tích cực cho nhân viên.
Những người tham gia khảo sát cũng cho biết mức độ căng thẳng sẽ cao hơn khi doanh nghiệp không cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên.
Vai trò của phòng nhân sự trong hợp tác với lãnh đạo và nhân viên là xác định phương pháp nâng cao trải nghiệm của nhân viên trước những thay đổi phức tạp của môi trường bên ngoài. Điều này nhấn mạnh vai trò quan trọng của nhân viên HR trong doanh nghiệp cũng như báo hiệu nhu cầu ngày càng tăng về họ. Nhân viên nhân sự cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình vì nguy cơ căng thẳng và kiệt sức sẽ chỉ tăng lên trước những nỗ lực làm việc trong lĩnh vực này.
Các công việc phải làm trên nhiều khía cạnh của trải nghiệm nhân viên
Cần cung cấp các hoạt động trải nghiệm nhân viên tuyệt vời cho doanh nghiệp.
Trải nghiệm nhân viên mang lại nhiều lợi ích lớn cho các cá nhân và tổ chức cùng với những kỳ vọng ngày càng tăng của nhân viên vào những thời điểm quan trọng trong vòng đời làm việc khiến yếu tố này không còn là điều “có được thì tốt” nữa. Dữ liệu chỉ ra rằng đây là một khía cạnh cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp phải thực hiện xuất sắc.
Tuy nhiên, tình trạng hiện tại còn nhiều điều chưa như mong đợi, đặc biệt khi nói đến các khía cạnh công nghệ, văn hóa và nhiệm vụ.
Hai khía cạnh có điểm số thấp nhất lại có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các kết quả quan trọng của tổ chức. Điều này cho thấy cơ hội đã bị bỏ lỡ. Những đặc điểm văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức là sự đa dạng, công bằng và hòa nhập; khả năng hình thành văn hóa tổ chức mạnh mẽ; hiệu suất bền vững xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, khía cạnh nhiệm vụ ảnh hưởng đến khả năng thay đổi nhanh chóng để đáp ứng cơ hội mới; khả năng tạo và thực hiện các ý tưởng mới; hiệu suất lao động.
Những doanh nghiệp giữ trải nghiệm của nhân viên trong top 3 sẽ có khả năng tăng hiệu suất lên 30% trong các vấn đề về văn hóa, tăng hiệu suất lên 29% trong các vấn đề về nhiệm vụ.
Các doanh nghiệp ưu tiên trải nghiệm thường giao cho nhân viên công việc thú vị và có mục đích. Đồng thời họ cho phép nhân viên thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gặp trở ngại trong khi vẫn đảm bảo giá trị và văn hóa của tổ chức.
Khi trải nghiệm của nhân viên không được ưu tiên, những lĩnh vực có tác động nhiều nhất đến kết quả doanh nghiệp sẽ có nhiều khả năng bị suy giảm nhất.
Công nghệ là một lĩnh vực quan trọng khác cần cải tiến.
Những công nghệ đáng tin cậy và dễ tiếp cận là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo trải nghiệm hàng ngày của nhân viên. Khi công nghệ giải quyết được các vấn đề trong công việc của nhân viên cũng như giảm các trở ngại trong nhiệm vụ, doanh nghiệp sẽ:
- Có khả năng tăng hiệu suất lên 2.1 lần trong việc thay đổi nhanh đáp ứng cơ hội mới
- Có khả năng tăng hiệu suất lên 1.9 lần trong tạo và thực hiện các ý tưởng mới
- Có khả năng tăng hiệu suất nhân viên lên 2.1 lần
Tuy nhiên, tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng tốt công nghệ còn rất thấp. Chỉ có 38% đảm bảo áp dụng công nghệ đúng để giải quyết các khó khăn trong việc hoàn thành công việc, 25% đảm bảo giảm được các trở ngại trong công việc.
Một vài ý tưởng
Cải thiện trải nghiệm của nhân viên không phải lúc nào cũng giới thiệu các chương trình và ý tưởng mới. Bạn có thể loại bỏ những điểm nhỏ khiến nhân viên thất vọng và chậm trễ khi làm công việc hàng ngày.
Hãy tưởng tượng nhân viên văn phòng phải làm việc với đường truyền Internet kém, thường xuyên bị ngắt kết nối, hoặc nhân viên làm việc theo ca không có quyền truy cập vào lịch làm việc trong tuần sắp tới. Những trải nghiệm này rất tiêu cực gây ảnh hưởng đến những trải nghiệp tích cực khác của họ.
Hãy dành thời gian để quan sát những trải nghiệm hàng ngày của nhân viên và đừng bỏ qua những điều nhỏ nhặt có thể gây xích mích, khó chịu. Những việc nhỏ có thể gây ra nỗi đau lớn.
Doanh nghiệp phải lắng nghe để hiểu các trải nghiệm của nhân viên
Mỗi nhân viên có trải nghiệm làm việc khác nhau tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu riêng của họ cũng như bối cảnh hoạt động riêng của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp phải nỗ lực khám phá và thực sự hiểu trải nghiệm của nhân viên là gì.
Cố gắng cải thiện trải nghiệm của nhân viên một cách rộng rãi cũng giống như cố gắng đun sôi đại dương – không khả thi và mang lại ít lợi nhuận. Bộ phận nhân sự cần giúp tổ chức đánh giá trải nghiệm của nhân viên và xác định các lĩnh vực chính cần cải thiện. Việc thu thập ý kiến của nhân viên về cách họ trải nghiệm những khoảnh khắc quan trọng đối với họ sẽ giúp ích cho việc sắp xếp thứ tự ưu tiên một cách hiệu quả.
Jennifer O’Brien, Phó chủ tịch bộ phận Con người và văn hóa tại Cao đẳng Humber cho biết “Một trong những điều thực sự thay đổi lớn trong lĩnh vực nhân sự là chúng tôi đang cố gắng tùy chỉnh sao cho phù hợp với từng nhân viên. Trải nghiệm của mỗi người là khác nhau vì mọi người đều khác nhau. Chúng ta không thể chỉ làm những việc theo cách chúng ta đã từng trước đây”
Dịch từ McLean & Company, HR Trends Report 2024: What HR trends are making waves in 2024?, Content 03: Delivering on the Employee Experience.