Mô hình học tập CPR cho các chương trình học tập tác động

Tạo mô hình học tập không phải là một quá trình tuyến tính. Bạn phải mất nhiều năm tìm hiểu sâu, tạo nguyên mẫu các ý tưởng và giải pháp với đối tác và người học, xé bỏ mọi thứ và bắt đầu lại. Con đường học tập và thay đổi hành vi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, có một số yếu tố chính đã được chứng minh trong lịch sử loài người có tác động khuếch đại và cải thiện đáng kể kết quả học tập cũng như sự thay đổi trong tư duy. Đó là mô hình CPR – kết nối, thực hành và suy ngẫm.

Mỗi yếu tố này đều là công cụ học tập, huấn luyện và cố vấn mạnh mẽ. Chúng động viên mọi người, khuếch đại giá trị và củng cố kết quả. Các công cụ này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu và ví dụ thực tế. Mỗi thứ riêng biệt có thể mang lại những kết quả mạnh mẽ, nhưng khi kết hợp lại thì sự gắn kết, niềm vui và kết quả là không thể so sánh được.

Những học viên, chuyên gia Học tập và phát triển (L&D), thậm chí cả nhà đầu tư đều than phiền về việc thiếu tương tác trên hầu hết các nền tảng học tập và chưa có nhiều thay đổi về giải pháp, tác nhân buộc họ phải đưa ra quyết định. Để tạo ra các phương thức thực sự thúc đẩy sự tham gia và kết quả học tập, cần phải có một cách tiếp cận rõ ràng, chu đáo và có chủ ý.

Đây là điều ban đầu khiến tôi và đồng sáng lập xác định các chu kỳ kết nối, thực hành và suy ngẫm lặp đi lặp lại là những yếu tố chính cho bất kỳ hành trình học tập thành công nào – hay như bây giờ chúng tôi gọi là CPR học tập, đào tạo và huấn luyện. Đặc biệt khi nói đến các hội thảo, khóa học và chương trình sử dụng các công cụ và biện pháp can thiệp công nghệ. Nếu không có 3 yếu tố này, trải nghiệm học tập sẽ nhanh chóng trở nên thụ động, nhàm chán, thậm chí cô lập và chán nản.

Chúng ta thường nghe thấy những điều này từ mọi người, vậy tại sao lại có rất ít người nói chuyện cởi mở về nó? Hay cùng điểm lại các thử thách và tìm ra giải pháp theo cách tác động tập thể. Bạn cần có sự kiên nhẫn và nỗ lực để tạo ra nguyên mẫu, thử nghiệm, đo lường và hiện thực hóa một mô hình học tập mới. Chúng tôi đã thực hiện hành trình thú vị nhưng đôi khi đáng sợ đó trong 10 năm.

Trong khoảng thời gian đó, nhóm của chúng tôi đã đối chiếu một loạt nghiên cứu dựa trên bằng chứng để trực tiếp hỗ trợ lý thuyết về học tập và thay đổi để phù hợp với hoạt động đào tạo và huấn luyện kết hợp.

Dưới đây là một số phát hiện của chúng tôi về mô hình học tập và một số bước khả thi mà bạn có thể thực hiện để khai thác phương pháp này:

1. C – Connect – Kết nối

Trong quá trình hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ phát triển tài năng và các khách hàng doanh nghiệp nổi tiếng, chúng tôi nhận thấy rằng việc cung cấp các cơ hội để người học dựa vào nhau, kết nối với người hướng dẫn và đồng nghiệp, mời “những người hỗ trợ” để khuyến khích họ trong suốt quá trình học tập là rất quan trọng.

Khi cùng thiết kế hàng trăm trải nghiệm học tập hiệu quả, chúng tôi đã thấy rằng kết nối kiểu cũ mang lại điều mà mọi người đều khao khát. Nó cho phép một người nhận được sự hỗ trợ, phản hồi, ý tưởng và khái niệm mới từ người khác mà không phải từ máy móc.

Bước hành động:

Lần tới khi bạn thiết kế một trải nghiệm học tập kết hợp, hãy suy nghĩ kỹ hơn về lý do và cách bạn sẽ tích hợp việc kết nối con người. Những yếu tố nào nên trực tiếp hay những yếu tố nào thể hiện tương tác không đồng bộ giữa các đồng nghiệp hoặc giữa học viên với giảng viên và người quản lý của họ?

2. P – Practive – Luyện tập

Một khi bạn đã kết nối với người khác, cùng nhau học hỏi, phân bổ thời gian hợp lý như nghiên cứu đã chỉ ra, điều quan trọng tiếp theo là có thể thực hành những gì mình đã học và chia sẻ nó với người khác. Tất cả chúng ta đều biết điều này, vậy tại sao nó lại thường bị bỏ qua trong các chương trình của L&D? Chúng ta luôn ưu tiên nội dung lý thuyết. Nhưng nếu không thực hành, chúng ta sẽ mất 90% những gì đã học trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc chương trình.

Dựa trên đường cong lãng quên của Ebbinghaus, chúng ta biết rằng quên là điều rất tự nhiên. Tuy nhiên, thực hành hiệu quả, nhất quán và thường xuyên là một trong những điều cơ bản và cần thiết nhất để thành thạo bất kỳ kỹ năng nào (bao gồm các kỹ năng mềm). Thật không may, việc thực hành chu đáo và chất lượng thường bị thiếu trong các chương trình học tập và phát triển.

Chúng tôi luôn khuyến khích các động nghiệp tập trung vào những cách hiệu quả nhất để đưa phần thực hành vào chương trình học tập. Ví dụ như thực hành có thể bao gồm việc quay video về nội dung bạn đang thực hành như giao tiếp, bán hàng hoặc một kỹ năng mềm khác. Trong trải nghiệm kết hợp và trực tuyến, chúng tôi đã theo dõi, đo lường và chứng kiến người học có động lực, sự thích thú và khả năng ghi nhớ cao hơn nhiều khi họ có thể tham gia vào các bài tập thực hành có ý nghĩa liên quan đến vai trò và mục tiêu của họ.

Bước hành động:

Thực hành có thể đến từ nhiều điều. Lựa chọn một đối tượng trong video tương tác để kiểm tra kiến thức là một cách hay để tăng thực hành. Tuy nhiên, chúng ta còn có thể nhắc người học ghi nhật ký, phác thảo, quay video mô phỏng… Hãy sáng tạo với các bài tập thực hành, hệ thống hóa chúng trên nền tảng học tập và đảm bảo rằng nền tảng này hỗ trợ loại hình thực hành mà bạn muốn.

3. R – Reflection – Suy ngẫm

Suy ngẫm cũng là một vấn đề chưa được đề cao trong học tập và phát triển. Như chúng ta đã biết, suy ngẫm là một vòng phản hồi quan trọng không yêu cầu bất kỳ câu trả lời nào từ người khác mà chỉ là việc tự làm với chính mình hoặc trong một nhóm.

Thuyết học tập người trưởng thành đã chứng minh tầm quan trọng của suy ngẫm trong quá trình học hỏi – bao gồm tự suy ngẫm, phản ánh nhóm và phản ánh đồng nghiệp. Nó không chỉ dừng lại ở việc gợi nhắc mà còn liên kết các điểm nhỏ để nhìn thấy bức tranh lớn hơn. Trong công việc, các cuộc hội thoại phản ánh với đồng nghiệp và mentor có thể củng cố sự hiểu biết của họ. Xử lý thông tin mới theo từng phần liên kết với nhau sẽ giúp tăng khả năng lưu giữ thông tin. Hơn thế nữa, kết nối những khoảnh khắc suy ngẫm với trải nghiệm thực tế cũng giúp người học hiểu rõ hơn các nội dung được học.

Tóm lại, việc có thêm phản hồi từ huấn luyện viên, giảng viên, đồng nghiệp hoặc một người nào khác sẽ hỗ trợ cho quá trình học tập. Bản thân sự tự suy ngẫm đã là một công cụ vô cùng mạnh mẽ, nhưng nếu thêm vào những mức độ phản hồi và hỗ trợ phản ánh từ bên ngoài, bạn sẽ đạt được tốc độ và chất lượng học tập cao. Thông thường đây là thành phần quan trọng để bất kỳ cá nhân hay đội nhóm nào xử lý và thực hiện hiệu quả những kiến thức đã học, đặc biệt nếu chúng liên quan đến hành vi hoặc kỹ năng mềm.

Đào tạo hay cố vấn về lãnh đạo yêu cầu các bài tập suy ngẫm sâu. Suy ngẫm gắn liền trực tiếp với các lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người như tự nhận thức, trí tuệ cảm xúc, đồng cảm và cảm giác an toàn. Việc đưa phản ánh vào mô hình học tập là mộ quyết định rất có chủ ý vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của con người. Chúng tôi đã thấy mức độ tương tác, tỷ lệ hoàn thành và kết quả học tập cao hơn nhiều khi phương thức này được kết hợp hiệu quả với trải nghiệm học tập kết hợp.

Bước hành động:

Có thể nói rằng phản ánh cá nhân (suy ngẫm) và phản ánh nhóm là công cụ mạnh mẽ nhất trong mô hình CPR. Có rất nhiều cách để kích thích sự phản ánh của người học, vì vậy chúng ta nên thử sử dụng nhiều cách và xem xét hiệu quả của chúng. Bạn có thể yêu cầu học viên suy ngẫm về một chủ đề cụ thể, về một trải nghiệm nào đó, hay cảm giác của họ khi trải qua chương trình học tập này. Điều này không chỉ giúp kích thích hoạt động học tập mà còn cung cấp cho bạn những phản hồi đáng kinh ngạc, những ý tưởng mới về cách định hình lộ trình học tập trong tương lai.

Kết luận

Thông qua việc sàng lọc để cho ra cách tiếp cận riêng và nghiên cứu sâu trong nhiều năm, chúng tôi đã bắt đầu Vòng xoay Học tập CPR với mục đích giới thiệu vai trò đặc biệt của công nghệ trong một trải nghiệm học tập kết hợp thành công, hiện đại, mang lại kết quả cao trong tương lai công việc. Các khoảng thời gian học tập được sắp xếp một cách có chiến lược, cùng với những hỗ trợ, những hợp tác, thực hành và suy ngẫm, phản ánh sẽ cải thiện đáng kể sự tham gia của học viên và kết quả học tập của họ.

Dịch từ The “CPR” Learning Model for Impactful Learning

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ