Có khi nào bạn tự hỏi tại sao phương pháp SMART lại được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh đến vậy? SMART là gì? Cách mà chúng ta áp dụng phương pháp SMART vào mô hình kinh doanh và quản lý nhân sự như thế nào? Cùng LCT Education tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Bạn hiểu thế nào là mô hình SMART?
Thuật ngữ SMART được biết đến đầu tiên trong ấn bản “ Management review ” tháng 11 năm 1981 của George T.Doran. Tựa đề “There’s a S.M.A.R.T. way to write management’s goals and objectives” (Cách thức S.M.A.R.T để đặt ra các mục tiêu và mục đích quản trị). Bài viết thảo luận về tầm quan trọng của các mục tiêu và khó khăn trong việc thiết lập các mục tiêu và mục đích trong quản trị.
‘How do you write meaningful objectives?’- that is, frame a statement of results to be achieved, Managers are confused by all the verbal from seminars, books, magazines, consultants, and so on. Let me suggest therefore, that when it comes to writing effective objectives, corporate officers, managers, and supervisors just have to think of the acronym SMART. Ideally speaking, each corporate, department and section objective should be: (SMART).” George T. Doran
Ý nghĩa của mô hình SMART là dựa trên 5 yếu tố: Specific ( Cụ thể) – Measurable ( Có thể đo lường được) – Actionable ( Tính khả thi) – Relevant ( Sự liên quan) – Time-Bound ( Thời gian đạt được mục tiêu).
2. Áp dụng phương pháp SMART vào mô hình doanh nghiệp
S-Specific: Cụ thể, đơn giản và hợp lý
Chúng ta biết rằng khi thiết lập đặt mục tiêu thì đều quan trọng là mục tiêu thật cụ thể, chi tiết và dễ hiểu. Khi mác mục tiêu chi tết, cụ thể thì doanh nghiệp càng dễ dàng xác định cơ hội thành công của dự án. Khi xây dựng mục tiêu điều khiến nhiều cá nhân và doanh nghiệp đễ gặp phải là sự mơ hồ, chưa định hướng cụ thể cho kết quả mong muốn đạt được trong tương lai. Mục tiêu quá chung chung thiếu sự chi tiết và khó đo lường được. Điều này dễ dẫn đến những hướng đi sai lầm cho kế hoạch.
M-Measurable: Đo lường được
Lưu ý quan trọng là những mục tiêu phải đảm bảo là có thể đo lường được cụ thể bằng những con số. Việc đo lường sẽ giúp theo dõi tiến trình thực hiện và duy trì động lực thực hiện dự án tốt hơn và đúng tiến độ.
A-Achievable: Tính thực tế có thể đạt được
Mục tiêu đạt được của dự án, kế hoạch là phải có tính thực tế và đảm bảo thực hiện được. Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn đặt mục tiêu SMART. Cần nghiêm túc nhìn nhận mục tiêu và cần chuẩn bị những gì để đạt được mục tiêu. Khi đưa ra một chiến lược tốt, đặt mục tiêu phù hợp sẽmang đến nhiều động lực và sức mạnh bứt phá và đạt được thành công.
R-Relevant: Tính liên quan
Mục tiêu của mọi kế hoạch, dự án đặt ra cần có sự kết nối l;iên quan với tầm nhìn chung trong sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra nó phải giải quyết được vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, mục tiêu của từng nhân viên phải liên quan đến định hướng phát triển công việc, lĩnh vực, chức vụ và sự tương thích với mục đích phát triển doanh nghiệp.
T-Time-Bound: Thời gian hoàn thành mục tiêu
Mọi mục tiêu dù lớn hay nhỏ đều cần có kế hoạch và thời gian hoàn thành cụ thể. Một thời gian hoàn thành mục tiêu rõ ràng sẽ giúp chúng ta cố gắng, tập trung công sức để hướng tới mục tiêu đề ra. Thúc đẩy năng xuất công việc được tốt hơn đảm bảo đúng quy trình vận hành của doanh nghiệp. .
3. Ứng dụng SMART trong nghệ thuật quản lý nhân sự
Đối với lãnh đạo
Nguyên tắc SMART thường được ứng dụng trong nghệ thuật quản lý nhân sự với mục đích giúp các nhà lãnh đạo tìm ra các quản lý nhân viên và quãy thời gian hiệu quả. Họ sẽ biết cách điều phối để tận dụng thời gian của nhân viên hiệu quả và phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Phương pháp SMART giúp xây dựng hệ thống, quy trình làm việc rõ ràng, phân quyền hợp lý cho nhân viên chủ động. Ngoài ra còn giúp nhân viên thúc đẩy hiệu quả công việc với hiệu quả công việc, hoạt động rõ ràng, thời gian cụ thể và tránh đi nhầm hướng.
Đối với nhân viên
Sử dụng mô hình SMART trong kinh doanh giúp nhân viên có thể tự xác lập mục tiêu cá nhân bản thân phù hợp. Thông qua đó xây dựng kế hoạch hành động đóng góp vào con đường chung của toàn doanh nghiệp. Nó cũng giúp nhân viên hiểu rõ về bản thân mình cần làm gì? Làm như thế nào? Và quản lý thời gian sao để có kết quả tốt nhất.
Qua bài viết mà LCT Education chia sẻ về phương pháp SMART hi vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về mô hình này và áp dụng nó một cách hiệu quả. Nếu bạn quan tâm tới các khóa học hay các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp của mình thì liên hệ chúng tôi ngay nhé.