Sáng ngày 07/01 vừa qua công ty LCT đã tổ chức thành công talkshow “Làm Thế Nào Để Quản Trị Hiệu Quả Bằng Công Cụ KPI & OKR”. Buổi talkshow được tổ chức theo hình thức gặp mặt trực tiếp giao lưu và chia sẻ cởi mở. Khép lại buổi talkshow có gì thú vị? Cùng LCT điểm lại trong bài viết này nhé!
1. Recap Talkshow: Làm Thế Nào Để Quản Trị Hiệu Quả Bằng Công Cụ KPI & OKR
Bạn thấy đấy, cả OKR và KPI đều được đo bằng số, tuy nhiên kết quả then chốt trong OKR thường là sự kết hợp giữa tham vọng và thực tế. Trong khi đó, KPI được dùng để đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay trong một công đoạn của quy trình. Nhà quản lý nhân sự có cần sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai chỉ số trên hay không?
Buổi Talk Show được dẫn dắt bởi chuyên gia Lưu Nhật Huy giảng viên cao cấp của LCT với hơn 22 năm kinh nghiệm quản lý và huấn luyện trong ngành ICT, FMCG và tư vấn quản lý. Thầy Huy đã thực hiện nhiều hoạt động tư vấn và đào tạo tại Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Cambodia, Myanmar.
Talkshow cũng ghi nhận rất nhiều câu hỏi của các bạn quan tâm như:
- So sánh sự giống, khác giữa phương pháp đánh giá KPI và OKR và khi nào (lĩnh vực nào) sử dụng công cụ nào thì phù hợp?
- Ưu và nhược điểm của KPI & OKR. Với số lượng nhân viên công ty thì cần áp dụng KPI hay OKR sẽ hợp lý hơn.
- Có thể áp dụng 2 hình thức KPI và OKR để kiểm tra chéo về hiệu quả trong việc vận hành 1 tổ chức không?…
Cùng rất nhiều câu hỏi khác đến từ những người tham dự, bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả cho bạn đọc.
2. KPI và ORK là gì? Đâu mới là phương pháp vượt trội hơn?
- KPI – Key Performance Indicator (chỉ số đánh giá hiệu suất) là tập hợp các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc thể hiện mức độ hiệu quả thực hiện công việc của một tổ chức, một cá nhân thực hiện mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Các tổ chức sử dụng KPI ở nhiều cấp độ để đánh giá mức độ thành công của họ trong việc đạt được mục tiêu.
- OKR là các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong một khuôn khổ thiết lập mục tiêu và theo dõi kết quả thực hiện mục tiêu. Các mục tiêu OKR thường được đo lường trong thời gian ngắn hạn. Tư tưởng của OKR đó là luôn hướng tổ chức đặt ra những mục tiêu thách thức để vươn lên đạt được những kết quả vượt trội.
So sánh KPI và OKR
a. Điểm giống nhau giữa OKR và KPI
- Cả OKR và KPI đều có thể được sử dụng linh hoạt ở cả công ty lớn và nhỏ để giúp họ tiến tới mục tiêu và tầm nhìn đã đặt ra.
- KPI & OKR đều tác động tích cực đến năng suất của công ty.
- KPI và OKR cùng phải cụ thể và định lượng được (bao gồm con số).
b. Điểm khác nhau giữa OKR và KPI
- OKR đánh giá sự tiến bộ và nỗ lực của nhân viên, còn KPI sẽ tập trung vào đánh giá hiệu suất làm việc của người nhân viên đó. Nếu một doanh nghiệp nhìn vào chỉ số KPI và các chỉ số khác đang ổn định nghĩa là công ty đang hoạt động tốt. Nhưng ngược lại, nếu hệ thống chỉ số OKR các quý đều bằng nhau thì ban lãnh đạo công ty nên nhìn lại và cố gắng cải thiện hơn nữa.
- KPI cho thấy kết quả hiện tại doanh nghiệp có tốt hay không, OKR đặt ra những mục tiêu khó khăn hơn, cao lớn hơn, và tập hợp toàn bộ sức mạnh của công ty để chính phục những mục tiêu đó.
- Tính chất cốt lõi của OKRs và KPI là khác nhau
- Trong một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều chỉ số KPI chúng ta cần theo dõi đồng thời. Còn tư tưởng của OKR đó là trong mỗi chu kỳ chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một số mục tiêu quan trọng và nỗ lực để hoàn thành chúng.
3. Giữa KPI và OKR doanh nghiệp nên chọn phương pháp nào?
Nhiều doanh nghiệp đã bỏ rất nhiều chi phí xây dựng các chỉ tiêu KPI cho doanh nghiệp nhưng kết quả thực hiện không đạt được như kỳ vọng. Sự thất bại này đến từ nhiều nguyên nhân tuy nhiên nguyên nhân chính đó là doanh nghiệp không xác định được chính xác mục tiêu của tổ chức trong các giai đoạn khác nhau.
Thực tế, các công ty công nghệ hoặc các doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi phạm vi kinh doanh, ra mắt sản phẩm mới, chỉ tiêu OKR ngắn hạn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Vì đây là lĩnh vực yêu cầu R&D rất cao và phải nhanh chóng thay đổi mô hình để thích ứng với thị trường. Ngược lại các công ty có định hướng dài hạn, công việc cần đo lường hiệu quả hàng ngày/tuần/tháng/năm thích hợp với chỉ số KPI.
Nhưng làm thế nào để nhóm của bạn hiểu những gì họ cần làm? Làm thế nào để bạn sắp xếp nhiệm vụ của mỗi người hướng đến tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp? Lúc này bạn cần có OKR.
Bằng cách sử dụng OKR, khi bạn làm việc với các nhóm của mình để thiết lập các mục tiêu bạn cung cấp cho họ các công cụ để hiểu những gì họ cần đạt được và sau đó họ sẽ quyết định cách thức thực hiện.
OKR không phải là theo dõi mọi thứ bạn làm, nhưng nó không phải là tập trung vào một thứ và bỏ mọi thứ khác. Để thiết lập OKR tốt, bạn nên đánh giá các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp và xác định những khía cạnh mà sự thay đổi trong hiệu suất sẽ có tác động lớn nhất, trong khi giữ cho các yếu tố khác ở trạng thái ổn định bằng việc theo dõi các chỉ số KPI. Doanh nghiệp có thể kết hợp OKR và KPI với nhau để đo lường hiệu suất nhân viên đạt hiệu quả cao nhất.
4. Kết thúc buổi talkshow
Ngoài sự hiện diện của diễn giả, buổi talkshow còn có sự tham dự của các anh/chị tới từ nhiều công ty tập đoàn khác nhau nhưng cùng có một điểm chung là trăn trở về KPI &OKR đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ở phần cuối chương trình, các anh/chị tham gia được trao đổi thông tin với chuyên gia và giải đáp những thắc mặc nhưng câu hỏi của mình và nhận những phần quà ý nghĩa đến từ LCT. Cảm ơn chuyên gia Lưu Nhật Huy – giảng viên cao cấp của LCT đã mang đến những kiến thức hay, kinh nghiệm thực tế hữu ích cho các anh/chị tham gia.
Đúc kết lại chúng ta có thể thấy cả OKR và KPI là giải pháp giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra. Tùy vào mô hình, quy mô của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau. Hy vọng qua buổi talkshow trên sẽ cung cấp cho anh/chị những kiến thức hữu ích để ứng dụng quản lý mục tiêu cho doanh nghiệp của mình.