Sự gắn kết nhân viên ngày càng được các nhà quản lý, nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm. Vì nó ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của doanh nghiệp, một nhân viên thấy gắn kết với công ty thì năng xuất của họ sẽ cao, họ sẽ nỗ lực đóng góp xây dựng phát triển doanh nghiệp. Bài viết dưới đây LCT Education sẽ giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này và tăng sự gắn kết nhân viên với tổ chức.
1. Bạn hiểu thế nào là sự gắn kết nhân viên trong doanh nghiệp?
Khái niệm về sự gắn kết của nhân viên có thể hiểu là chỉ sự tương tác, kết nối và sự gắn kết giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức. Biểu hiện qua sự cống hiến hết mình, cam kết với các mục tiêu giá trị tổ chức và đóng góp vào sự thành công cho tổ chức.
Sự gắn kết này dựa trên sự tin tưởng, liêm chính, cam kết từ hai phía và sự giao tiếp giữa một tổ chức và các thành viên. Đây cũng là cách gia tăng cơ hội thành công trong kinh doanh, tăng hiệu xuất của tổ chức và cá nhân. Đây cũng là thước đo sự hiệu quả của việc quản lý hoạt động nhân sự.
Việc tăng tỉ lệ gắn kết nhân viên giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn khi nhân viên gắn kết dốc hết tâm huyết vào công việc nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm cao hơn, nhân viên sẽ chú trọng vào từng chi tiết khi làm việc và giảm số lỗi mắc phải tới mức tối thiểu.
- Nâng cao năng xuất làm việc nhân viên gắn kết sẽ làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều nỗ lực để hoàn thành công việc.
- Doanh thu mang lại cao hơn vì khi nhân viên gắn kết với tổ chức thì dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, sản phẩm tốt và năng xuất cao thì doanh thu sẽ tăng.
2. Các yếu tố tạo nên sự gắn kết của nhân viên
Sự tận hưởng
Phải biết rằng nhân viên sẽ có xu hướng thỏa mãn và hài lòng khi họ được làm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của mình. Có người thích làm việc và hợp tác theo đội nhóm nhưng cũng có một số người thì họ thích làm việc độc lập. Một vài nhân viên thích công việc được di chuyển, công tác nhưng cũng có những nhân viên họ thích làm việc tại văn phòng. Nên là người quản lý, lãnh đạo phải biết nắm bắt và điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, một không gian làm việc thân thiện, đầy đủ tiện nghi sẽ giúp nhân viên thoải mái, làm việc hiệu quả và dành nhiều thời gian hơn cho công việc.
Để gia tăng trải nghiệm và sự tân hưởng cho nhân viên bằng cách:
- Thiết kế nơi làm việc phù hợp với đặc tính công việc.
- Thiết kế văn phòng theo xu hướng có thực vật và ánh sáng tự nhiên.
- Có khu vực cung cấp đồ ăn, nước uống.
Niềm tin
Nhân viên của bạn cảm thấy rằng khi họ làm việc là đang đóng góp, tạo giá trị cho tổ chức và cộng đồng nên sẽ có xu hướng găn kết hơn. Cần cho nhân viên thấy được mối liên hệ giữa công việc hằng ngày của họ với mục tiêu, sứ mệnh của tổ chức. Giúp nhân viên tin tưởng vào những gì họ làm và tạo cơ hộ cho nhân viên phát triển và trưởng thành.
Phải biết rằng nhân viên trẻ ngày nay luôn mong muốn được rèn luyện, học tập mở rộng các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm. Nên các doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và tăng niềm tin với tổ chức bằng cách:
- Thường xuyên tổ chức các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mới phục vụ công việc.
- Nên thường xuyên tương tác với nhân viên, tìm hiểu định hướng và giúp đỡ họ trong phát triển sự nghiệp.
- Hỗ trợ chi phí cho nhân viên tham gia các khóa học phát triển bản thân được tổ chức ngoài doanh nghiệp.
- Đánh giá, nhận xét định kỳ hiệu quả làm việc của nhân viên.
- Tích cực lắng nghe và duy trì sự giao tiếp với nhân viên.
Giá trị
Tất cả mọi người đều muốn được tổ chức ghi nhận và thưởng cho những đóng góp của mình. Có nhiều hình thức ghi nhận và tưởng thưởng như gói phúc lợi, du lịch… tạo cơ hội cho nhân viên đạt được sự cân bằng trong cuộc sống và công việc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cảm giác được tin tưởng và có giá trị khi được quản lý của mình khen ngợi về kết quả công việc và được coi trọng.
Các nhà quản lý có thể áp dụng những phương pháp sau để tăng giá trị và trách nhiệm của nhân viên:
- Thường xuyên thảo luân và đánh giá hiệu quả đóng góp của từng cá nhân.
- Cơ chế khen thưởng với các cá nhân có đóng góp lớn cho doanh nghiệp.
- Khuyến khích nhân viên tự đưa ra quyết định cho công việc của bản thân.
- Truyền đạt mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp cho nhân viên để họ nhân thức được vai trò của mình.
- Nhà quản lý nên trở thành tấm gương cho nhân viên noi theo và có trách nhiệm với bản thân cũng như toàn bộ doanh nghiệp.
Những nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc: Không có cơ hội thăng tiến, không hài lòng với mức lương, đào tạo và phát triển không đúng cách. Khi đó thì gắn kết nhân viên là chìa khóa để bạn giữ lại các nhân viên tiềm năng cho tổ chức.
3. Cách đo lường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
Làm sao để đo lường chính xác sự gắn kết của nhân viên với tổ chức thật không hề dễ dàng. Phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng bảng khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá của nhân viên. Sau đó tiến hành phân tích kết quả và đề ra các biện pháp để cải thiện, nâng cao sự gắn kết của nhân viên. Các câu hỏi cần khái quát tất cả nội dung: hoạt động cá nhân hằng ngày, hoạt động teamwork, các chuyến đi du lịch, chế độ phúc lợi, không gian làm việc… Ngoài ra có thể bổ xung thêm KPI để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên thường xuyên hơn. Tuyên dương khen thưởng những nhân viên tốt, phản hồi nhanh chóng giúp nhân viên đạt kết quả và hiệu xuất làm việc cao hơn.
Để nâng cao sự gắn kết của nhân viên cần xây dựng một kế hoạch chiến lược chứ không chỉ đơn giản là tăng lương thưởng, du lịch mà khiến nhân viên cảm thấy thỏa mãn, có giá trị và niềm tin đối với công việc của mình. Bạn cần thời gian, công sức và nỗ lực của tất cả các thành viên trong tổ chức. LCT Education tin rằng khi quyết tâm và nỗ lực thì nhất định thành công, doanh nghiệp bạn sẽ có được đội ngũ nhân viên trung thành sẵn sàng cống hiến hết mình.