Nhiều doanh nghiệp cảm thấy áp lực với sự bất ổn kinh tế khi nó vẫn ở mức cao trong nhiều ngành, một phần do sự kết hợp của lạm phát và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. Thực tế, CNBC đưa tin rằng năm 2024 là năm thu hẹp quy mô của nhiều doanh nghiệp, với việc cắt giảm đáng kể cả lực lượng lao động và ngân sách. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phải đối mặt với những quyết định khó khăn về phân bổ nguồn lực ở đâu. Một trong những lĩnh vực đầu tiên phải đối mặt với cắt giảm ngân sách thường là học tập và phát triển (L&D)
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã chọn duy trì lĩnh vực này trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vì hiểu được tầm quan trọng của L&D đối với thành công chung của doanh nghiệp. Ví dụ, Snelling Walters Insurance Agency (SWIA) – một công ty bảo hiểm có trụ sở tại Atlanta đã phục vụ khách hàng từ năm 1952 – đã đặt mục tiêu đầy tham vọng cách đây vài năm: tăng gấp đôi doanh thu từ 15 triệu đô la lên 30 triệu đô la trong vòng 5 năm. Nhóm lãnh đạo đã nhận ra rằng thách thức lớn nhất của họ là phát triển đủ số lượng nhà lãnh đạo để hỗ trợ sự tăng trưởng này trong khi vẫn duy trì văn hóa lấy giá trị làm động lực. Khi đại dịch xảy ra, thay vì thu hẹp quy mô, SWIA đã chọn đầu tư nhiều hơn vào phát triển lãnh đạo. Trong 4 năm qua, cách tiếp cận có kỷ luật này không chỉ giúp họ đi đúng hướng để đạt được mục tiêu doanh thu trước thời gian mà còn tăng gấp đôi lực lượng lao động.
Sự thật là L&D không chỉ là một đầu mục trong ngân sách, mà là một khoản đầu tư cho tương lai của tổ chức. Những người tạo nên một tổ chức chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, và việc đầu tư vào họ là điều rất quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn. Việc cắt giảm chi phí L&D trong ngắn hạn có thể dẫn đến những bất lợi về lâu dài. Đầu tư vào L&D sẽ tạo ra những nhân viên gắn bó, mang lại lợi ích trực tiếp cho lợi nhuận ròng. Theo Gallup, các công ty với nhân viên gắn bó cao sẽ có lợi nhuận cao hơn 23%, trong khi mức độ gắn bó thấp khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 8,9 nghìn tỷ đô la, tương đương 9% GDP toàn cầu.
Tuy nhiên, việc coi L&D là một khoản chi phí có thể cắt giảm tùy ý sẽ bỏ lỡ bức tranh toàn cảnh. Khi các tổ chức ưu tiên sự phát triển và tăng trưởng của nhân viên, họ không chỉ giảm thiểu tác động của các điều kiện kinh tế hiện tại – mà còn định vị bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu có điều gì mà lịch sử đã dạy cho chúng ta – thì đó là nền kinh tế được luôn phục hồi.
7 cách L&D củng cố doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế
1. Tăng hiệu suất
Một điều dễ thấy là nhân viên được đào tạo tốt sẽ tự tin hơn và làm việc hiệu quả hơn. Các chương trình L&D tìm cách để nâng cao kỹ năng, giúp nhân viên thực hiện công việc ở cấp độ cao hơn. Điều này dẫn đến tăng năng suất và tạo ra các tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty.
2. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo tương lai
Trong nền kinh tế không chắc chắn, các lãnh đạo có năng lực là điều cần thiết. L&D là công cụ đầy sức mạnh trong đầu tư vào thế hệ lãnh đạo tiếp theo. Bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo liên tục, các tổ chức có thể đào tạo đội ngũ lãnh đạo sẵn sàng cho tương lai – những người có khả năng ứng phó với sự phức tạp và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
3. Tăng năng lực
Bằng cách nâng cao kỹ năng cho nhân viên, các tổ chức có thể tăng cường năng lực nội bộ mà không cần phải tuyển dụng thêm. Điều này trở nên đặc biệt có giá trị trong thời kỳ kinh tế khó khăn, khi tình trạng tuyển dụng bị đóng băng hay cắt giảm nhân viên trở nên phổ biến. Đào tạo nhân viên cho các vai trò mở rộng có thể tăng hiệu quả và khả năng thích ứng chung.
4. Tạo ra tầm nhìn chung
Đầu tư vào việc học cũng giúp tạo ra tầm nhìn thống nhất cho công ty. Khi nhân viên thống nhất với các mục tiêu và giá trị của công ty, họ làm việc công tác và đóng góp lớn hơn cho thành công của tổ chức, ngay cả trong thời điểm khó khăn.
5. Nuôi dưỡng một nền văn hóa mạnh mẽ
L&D củng cố cam kết của tổ chức đối với nhân viên. Một nền văn hóa học tập mạnh mẽ thúc đẩy sự gắn kết và duy trì, khiến nhân viên cảm thấy được coi trọng và có động lực. Theo Báo cáo học tập tại nơi làm việc của LinkedIn năm 2024, 7/10 người cho biết việc học tập cải thiện cảm giác kết nối của họ với tổ chức. Trong thời điểm mà tinh thần của nhân viên có thể bị ảnh hưởng do áp lực bên ngoài, việc tập trung vào phát triển cho thấy công ty đang tích cực đầu tư vào thành công của họ.
6. Trao quyền cho nhân viên
L&D trao quyền cho nhân viên bằng cách cung cấp cho họ các công cụ và sự tự tin để đổi mới và nắm quyền sở hữu công việc của mình. Cảm giác được trao quyền này thúc đẩy sự sáng tạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề, có thể dẫn đến các giải pháp mới trong thời điểm khó khăn.
7. Mang lại lợi thế cạnh tranh
Các tổ chức đầu tư vào học tập và phát triển liên tục vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh. Trong khi những tổ chức khác có thể cắt giảm đào tạo và phải vật lộn để theo kịp, các công ty ưu tiên L&D sẽ được trang bị lực lượng lao động nhanh nhẹn, có kỹ năng và sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới.
Chiến lược L&D để vượt qua những thách thức kinh tế
Nhận ra giá trị của việc tiếp tục đầu tư vào L&D là bước quan trọng đầu tiên, nhưng để thực sự tạo ra tác động, bạn cần các bước dưới đây để đảm bảo tổ chức tiếp tục ưu tiên và tăng cường cam kết của mình đối với L&D ngay cả trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Tạo ra văn hóa rõ ràng
Các tổ chức tạo ra sự khác biệt và tạo ra tác động lâu dài không chỉ gắn kết, họ còn sở hữu mức độ rõ ràng phi thường. Sự rõ ràng cần có thời gian và sự tập trung có chủ đích. Bằng cách xây dựng tầm nhìn hấp dẫn, thiết lập các mục tiêu chung, lập và triển khai kế hoạch để truyền đạt các mục tiêu đó, các tổ chức định vị bản thân để cùng nhau làm việc theo những cách mạnh mẽ.
Ưu tiên nâng cao kỹ năng của nhân viên
Dữ liệu gần đây cho thấy nhân viên có khả năng ở lại với công ty cung cấp các cơ hội đào tạo liên tục cao hơn 76%. Nhưng ưu tiên nâng cao kỹ năng không chỉ là về việc giữ chân nhân viên. Để tổ chức duy trì sự phù hợp, nhân viên phải cải thiện kỹ năng. Có thể mở rộng năng lực mà không tốn thêm chi phí cho tổ chức. Nhân viên có thể mở rộng kỹ năng của mình bằng cách đảm nhận các dự án mới hoặc hợp tác với các nhóm khác, tạo ra cơ hội để phát triển mà không tốn thêm chi phí. Các chương trình cố vấn là một chiến lược hiệu quả khác, thúc đẩy chuyển giao kỹ năng và chia sẻ kiến thức giữa các nhân viên đồng thời xây dựng mối quan hệ giữa các cá nhân bền chặt hơn.
Tập trung vào tương lai
Cắt giảm đầu tư L&D có thể giúp giảm ngân sách trong ngắn hạn, nhưng lại có nguy cơ gây ra những thất bại dài hạn, cuối cùng có thể cản trở sự đổi mới, tăng trưởng và khả năng cạnh tranh.
Các tổ chức và nhân viên phát triển mạnh là những tổ chức tập trung vào tương lai, được trang bị kiến thức rằng nền kinh tế sẽ phục hồi.
Kết luận
Các doanh nghiệp cắt giảm L&D trong thời kỳ khó khăn có thể tiết kiệm tiền trong ngắn hạn, nhưng họ cũng có nguy cơ tụt hậu khi nền kinh tế phục hồi. Bằng cách có tầm nhìn dài hạn và đầu tư vào con người, các tổ chức không chỉ có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Dịch từ Why Cutting L&D in Economic Uncertainty Is a Costly Mistake