Tư duy chiến lược của người lãnh đạo chính là yếu tố mang tính sống còn của doanh nghiệp. Hãy cùng LCT Education phân tích để hiểu chính xác hơn tư duy chiến lược là gì, và một nhà lãnh đạo giỏi thì cần có tư duy ra sao ở bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về tư duy chiến lược
Theo Psychology Today mô tả tư duy là “Thái độ, niềm tin và kỳ vọng mà bạn nắm giữ, đóng vai trò là nền tảng của con người bạn, cách bạn lãnh đạo và cách bạn tương tác với nhóm của mình”.
Bạn có thể hiểu rằng tư duy chiến lược được hình thành trên cơ sở tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bản gồm: năng lực bẩm sinh, trải nghiệm thực tế và đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện.Trong kinh doanh tư duy chiến lược là tố chất giúp lãnh đạo phác thảo con đường tối ưu đi đến tương lai, trong đó bao gồm:
- Xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, đảm bảo nhất quán với lợi ích và giá trị lâu dài của doanh nghiệp.
- Xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ phục vụ cho thị trường nào – và các phương thức tổ chức kinh doanh.
Tóm lại, ta có thể hiểu tư duy chiến lược là một quá trình sáng tạo thể hiện tầm nhìn của một nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, tổ chức, là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu, chiến lược cho tổ chức và liên kết chặt những mục tiêu này vào các hoạt động hằng ngày.
2. Tầm quan trọng của tư duy chiến lược đối với nhà quản trị hiện đại
Tư duy chiến lược là cách thức, quy trình và năng lực tư duy, giúp cho chủ thể lãnh đạo có thể xác định được chiến lược phát triển, các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Đó còn là sự kết hợp giữa cách tư duy rộng, tư duy sâu và tư duy dài hạn.
- Tư duy rộng là cách nhìn nhận có hệ thống và toàn diện về môi trường mà tổ chức đang tồn tại, thấy được xu hướng biến đổi của môi trường và vị trí mà tổ chức phải đạt tới trong môi trường thay đổi đó.
- Tư duy sâu là sự phân tích một cách sâu sắc về các cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức, nhìn thấy điểm tựa làm đòn bẩy cho sự phát triển của tổ chức.
- Tư duy dài hạn là khả năng nhìn thấy mục tiêu phía trước, nhận thức được các xu hướng thay đổi và không ngừng làm cho tổ chức thích nghi với môi trường để đạt tới mục tiêu mong muốn. Điều này đòi hỏi gắn tầm nhìn dài hạn với mục tiêu mong muốn và xử lý các vấn đề trong một tổng thể để đạt được mục tiêu đó.
Mỗi nhà quản trị cần phải có được tư duy chiến lược bởi họ là những người trực tiếp hoặc góp phần xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và là người tổ chức thực hiện.
3. Các cách để rèn luyện tư duy chiến lược hiệu quả
Tư duy chiến lược giúp chúng ta định hướng hiệu quả cho tương lai sự nghiệp của chính mình và của cả tổ chức. Dưới đây là những yếu tố giúp rèn luyện hiệu quả nhất:
Học cách lắng nghe tích cực
Tất cả là bạn cần học cách lắng nghe tích cực, có sự sàng lọc, có sự trao đổi phản hồi với những người xung quanh. Đặc biệt là những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đó hoặc những người đã từng thực hiện những mục tiêu tương tự. Như vậy, những định hướng sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều.
Thiết lập mục tiêu cụ thể
Việc xác định các mục tiêu cụ thể là rất quan trọng. Mà không nên vì vội vã mà đặt ra mục tiêu quá cao, như vậy khi không hoàn thành như mong đợi rất dễ làm bản thân nản lòng. Hãy chia mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ, sau đó phân bổ thời gian và nguồn lực sao cho khả thi hoàn thành mục tiêu nhỏ đó. Luyện tập tính kiên nhẫn và biết lượng sức hợp lý chính là yếu tố không thể thiếu để nâng cao khả năng tư duy chiến lược.
Kiểm soát kế hoạch triển khai mục tiêu
Mọi kế hoạch đều không chắc sẽ triển khaivì những tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến tiến độ. Đừng lo lắng, đây là điều vẫn thường xảy ra khi triển khai kế hoạch, bạn cần bình tĩnh, khách quan điều chỉnh lại tiến độ và nguồn lực. Hãy luôn tâm niệm rằng, hoàn thành mục tiêu trễ một chút không sao cả, quan trọng là không được bỏ cuộc.
Tránh tâm lý lo xa thái quá
Đang triển khai mục tiêu này, lại lo lắng nghi ngại khả năng hoàn thành ở những mục tiêu tiếp theo mà lơ là bước đang triển khai ở mục tiêu hiện tại thì sẽ khiến hành trình chinh phục luôn đầy nỗi lo và sự bất an. Vậy nên hãy tập trung cho mục tiêu đang thực hiện, những gì ở tương lai hãy để tương lai điều chỉnh.
Luôn học hỏi tích lũy kinh nghiệm không ngừng
Bài học thành công hay thất bại từ những người đi trước đều là kinh nghiệm quý giá nên nếu có cơ hội học hỏi , đừng bỏ lỡ. Hãy tham khảo ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia giỏi tư duy chiến lược cho mục tiêu cụ thể của chính bạn nếu cần. Muốn có được những cơ hội học hỏi này, bạn không nên chỉ tập trung chuyên môn, mà nên dành thời gian mở rộng mối giao tiếp, trong xã hội và trong công việc.
4. Nhà quản trị hiện đại nên tự học tư duy chiến lược hay không?
Nếu bạn muốn cải thiện tư duy chiến lược của người lãnh đạo, chủ doanh nghiệp nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn phải cân nhắc đến những rủi ro khi có gặp thắc mắc. Cân nhắc tài liệu khi nghiên cứu. LCT Education sẽ giới thiệu cho bạn một khóa học tổng quát về tư duy lãnh đạo, cũng như cách rèn luyện tư duy chiến lược bài bản và khoa học để điều hành doanh nghiệp.
Khóa học mang lại những giá trị cho học viên:
- Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào thực tiễn kinh doanh.
- Cung cấp các kiến thức, kỹ năng được đúc kết giúp doanh nghiệp từng bước toàn diện hóa, giúp lãnh đạo trở về đúng vị trí chỉ huy, tư duy chiến lược của mình trên con đường phát triển doanh nghiệp.
- Mang đến cho chủ doanh nghiệp tầm nhìn bao quát từ nhiều khía cạnh của việc vận hành, phát triển công ty như: định hướng chiến lược kinh doanh; xây dựng hệ thống, quy trình để nhân bản công việc, công ty; quản trị nguồn lực nhân sự,…
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi về Tư duy chiến lược, hành động chiến lược của nhà quản trị hiện đại đã mang lại giá trị cho bạn đọc. Liên hệ ngay LCT Education để được tư vấn kỹ hơn về khóa đào tạo nhà quản trị hiện đại bạn nhé.