Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covit-19 thì kèm theo đó là Thời đại số – Thời đại thông tin bùng nổ mạnh mẽ. Với những bước tiến mới, đột phá về công nghệ nâng tầm mức sống của con người, các doanh nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó. Do vậy, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần có chiến lược và sự chuẩn bị với những kế hoạch phù hợp để chuyển mình. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trong thời đại 5.0 và xu hướng hiện nay.
1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt trong thời đại 5.0
Dưới tác động của đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn 2 năm qua đã gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến tình hình kinh tế toàn cầu nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Nó kiến nhiều doanh nghiệp lao đao trên bờ vực phá sản nên muốn tồn tại các doanh nghiệp phải thay đổi cách vận hành để có thể thích ứng và phát triển.
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào các kênh bán hàng trực tuyến, các thương hiệu bán lẻ như BigC, Vinmar…cũng nhanh chóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình, họ tìm hiểu những chiến lược mới có thể tiếp cận và thu hút khách hàng nhiều hơn thông qua ứng dụng điện thoại và dịch vụ mua sắm trực tuyến. Từ các công ty mua sắm trực tuyến lớn: Tiki, Shoppee.. cho tới các công ty công nghệ cũng đưa ra những giải pháp hỗ trợ mua hàng online và nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tiếp cận tới nhiều người tiêu dùng hơn. Nó làm thay đổi hành vi người tiêu dùng, trong khi nền kinh tế đang bị tê liệt thì kinh doanh online vẫn tăng trưởng mạnh với 40% khách hàng mới lần đầu mua sắm trực tuyến (theo thống kê của VECOM). Đây là thách thức chung cũng như là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong thời đại 5.0. Làm sao để tận dụng cơ hội, nắm bắt xu thế, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh.
Để làm được điều này các doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực số để triển khai và tổ chức thực hiện và vận hành. Nó phải là nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, nắm chắc về chuyên môn, vững về đạo đức, có năng lực làm chủ công nghệ và có tính sáng tạo cũng như khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của công nghệ.
2. Chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Theo khỏa sát của PwC thời gian gần đây cho thấy hai xu hướng: Số hóa và xây dựng dội ngũ tương lai được các nhà CEO toàn cầu chú trọng trong thời kỳ Covid-19. Chúng ta có thể nhận thấy rằng quá trình chuyển đổi số hóa của nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đang là yếu tố hàng đầu được chú trọng.
Đặt biệt Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển và mở cửa hội nhập với thế giới, nó tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt cũng như người lao động trẻ có thể tiếp cận những nền kinh tế phát triển chuyên nghiệp. Muốn tận dụng được những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt phải có những chuẩn bị kỹ lưỡng về độ ngũ nhân lực có trình độ và chuyên môn.
Trong xu hướng phát triển mới nhưng nguồn lao động chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên việc chú trọng đến vấn đề nhân sự, đào tạo và thu hút nhân tài phát triển con người đang dần được các doanh nghiệp lớn quan tâm và chú trọng. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ thì lại không coi trọng điều này và đây cũng là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng.
Các doanh nghiệp trong thời đại 5.0 sẽ phải phát triển, cạnh tranh cũng như theo sát xu thế chuyển đổi số hóa toàn cầu. Một xã hội lấy con người là trung tâm, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bằng không gian mạng và không gian vật lý. Bởi lẽ sự đổi mới sáng tạo xuất phát từ tư duy con người, công nghệ không thể thay thế hoàn toàn con người.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Doanh nghiệp trong thời đại 5.0
Thời đại công nghệ bùng nổ đòi hỏi sự phát triển và tư duy của những người lãnh đạo. Sự thay đổi của môi trường kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nâng cao và thích ứng với nó. Dưới đây là một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong thời đại 5.0:
Giải pháp 1
Doanh nghiệp cần có những chương trình thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội phát triển ý tưởng, sáng tạo, nâng cao tay nghề. Nên chú trọng đến yếu tố con người vì nhân tài là nguồn lực tạo ra thế mạnh cạnh tranh. Đồng thời cũng cần có những cơ chế đãi ngộ hợp lý và công bằng trên cơ sở khuyến khích các cách làm mới, tiên tiến cho nhân viên.
Giải pháp 2
Để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao các doanh nghiệp cần chú trọng vào 3 khâu chính: Đào tạo – Sử dụng – Đãi ngộ. Việc đào tạo phải dựa trên xu hướng và nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới.
Giải pháp 3
Xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp dựa trên chiến lược phát triển kinh doanh, tạo cơ sở để xác định đúng nhu cầu nhân lực, từ đó phát triển chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu chiến lược của công ty.
Giải pháp 4
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp đòi hỏi phải đổi mới trên nhiều phương diện từ các hoạt động quản lý, xây dựng các chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực. Chú trọng từ đào tạo, huấn luyện (Training) sang việc chú trọng vào việc học tập (Learning) thường xuyên liên tục của người lao động. Ngoài các vấn đề trình độ chuyên môm doanh nghiệp cũng cần chú trọng đào tạo phát triển các kỹ năng: Giải quyết vấn đề sáng tạo, kỹ năng thuyết trình – đàm phán, quản lý xung đột, làm việc nhóm,…
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong thời đại 5.0 về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đưa con người trở lại thành trung tâm. Kèm theo đó là quan tâm tới hạnh phúc của người lao động, nâng cao quá trình sản xuất, sử dụng công nghệ để tao ra sự tăng trưởng. Hãy để LCT Education giúp bạn thành công trong thời đại số hóa liên hệ ngay với chúng tôi bạn nhé!