4 Cách Cấu Trúc Trình Bày Bài Thuyết Trình Để Lôi Cuốn Người Nghe

Một bài thuyết trình phát biểu trước khán giả thì điều quan trọng là tạo được sự chú ý đối với họ. Để đảm bảo điều đó thì nội dung phải đủ để gây sự thu hút, lôi cuốn người nghe. Dưới đây là một số cách giúp bạn cấu trúc bài thuyết trình hiệu quả.

1. Mô hình kể chuyện kim tự tháp kinh điển của Gustav Freytag

Theo mô hình này cấu trúc của một câu chuyện được chia làm ba phần rõ rệt:

Phần mở bài

Thiết lập bối cảnh câu chuyện: giới thiệu nhân vật chính, hoàn cảnh của nhân vật. Ngay từ phần mở đầu chúng ta cần thu hút sự chú ý của khán giả bằng cách đưa ra những điều quan sát được. Cần đảm bảo những dữ liệu này lột tả được vấn đề trăn trở hoặc cơ hội đặc biệt của khán giả. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định khán giả có lắng nghe bạn hay không. Cần phải có góc nhìn sâu sắc và kết nối với mục tiêu tạo ấn tượng cho bài thuyết trình.

Phần thân bài

Tạo ra những tình tiết phức tạp và cao trào trong bài thuyết trình. Đây là phần chiếm nhiều thời gian nhất nên đan xen nhiều tình tiết để tạo ra tính phức tạp cho câu chuyện. Nó cũng mang lại cao trào, mang lại cảm xúc cho người nghe khi tháo gỡ các tình tiết đó.

Liên tiếp các góc nhìn sâu sắc được phơi bày khi đó bạn sẽ thành công trong việc chinh phục khán giả. Yếu tố thắt nút, cao trào cảm xúc của khán giả lúc này bạn đang thể hiện vai trò của người kể.

Phần kết bài

Mọi thứ đều có thể giải quyết và nút thắt được tháo gỡ để câu chuyện trở nên rõ ràng nhất. Bạn không chỉ là người kể chuyện mà còn là người thầy của dữ liệu. Và đưa ra các định hướng, giải pháp hữu ích giải quyết các vấn đề này. Câu chuyện kết thúc và có thể mở ra những hướng đi mới.

Cấu trúc ba phần của câu chuyện được xem là nền tảng xây dựng cấu trúc cho bài thuyết trình và kể chuyện bằng dữ liệu.

>> Xem thêm bài viết: Cách Xây Dựng Trình Bày Câu Chuyện Thuyết Phục Khán Giả

2. Cấu trúc bài thuyết trình theo công thức 3C

Công thức 3C tượng trưng cho ba phần của bài thuyết trình và cũng tượng trưng cho những nội dung cần đưa vào để gia tăng tính thuyết phục, thu hút sự chú ý và tạo sự lôi cuốn.

  • Context (bối cảnh): Vấn đề/ cơ hội
  • Complication (mâu thuẫn): Sự phức tạp
  • Conclusion (kết luận): Ý tưởng giải pháp và kế hoạch hành động

Một số lưu ý khi kể chuyện bằng dữ liệu theo cấu trúc 3C:

  • Thấu hiểu khán giả, vấn đề họ đang gặp phải và mong muốn của họ.
  • Bắt đầu bài thuyết trình bằng mong muốn và đề cập ngay vào vấn đề họ đang gặp phải.
  • Sử dụng các dữ liệu, biểu đồ hoặc các bằng chứng khác để mô tả cụ thể vấn đề này nhằm kết nội và thu hút sự chú ý của khán giả.
  • Lồng ghép nhiều vấn đề để tạo ra tính phức tạp sâu đó hãy đề xuất giải pháp.
  • Thuyết phục khán giả của bạn về giải pháp bằng cấu trúc trình bày giải pháp và kế hoạch hành động cụ thể.

3. Cấu trúc bài thuyết trình theo công thức PSB

Đây là cấu trúc trình bày rất phổ biến khi thuyết phục người khác. Người trình bày sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một vấn đề và từ đó trình bày giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề hiện tại của người nghe.

Problem – Vấn đề:

Bắt đầu bằng việc trình bày một vấn đề người nghe đang gặp phải hoặc có liên quan trực tiếp đến người nghe.

Solution – Giải pháp:

Sau đó đưa ra giải pháp cụ thể, có phân tích ưu khuyết điểm, có dữ kiện và bằng chứng hỗ trợ cho lời nói của bạn.

Benefit – Lợi ích:

Nhắc đến lợi ích của giải pháp đối với khán giả. Khi đó họ sẽ mong muốn giải quyết vấn đề này từ giải pháp mà bạn vừa cung cấp.


Kết cấu PSB rất phù hợp để sử dụng trong cả môi trường doanh nghiệp và cuộc sống. Bằng cách đi thẳng vào vấn đề người nghe đang gặp và cung cấp cho họ giải pháp và lợi ích rõ ràng. Từ đó bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được khán giả của mình hơn.

>>> Tìm hiểu thêm: Kỹ Năng Thuyết Phục Khách Hàng Chuyên Nghiệp

4. Cấu trúc xây dựng bài trình bày theo công thức ESB

Đây là cách cấu trúc bài thuyết trình, trình bày tập trung vào việc đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng.

Expectation – Mong đợi:

Bắt đầu bằng việc chia sẻ các mong đợi của khách hàng. Đó có thể là những mong đợi của bản thân họ, đội nhóm hay gia đình họ. Việc bắt đầu bài thuyết trình bằng cách đề cập đến các mong đợi của khách hàng sẽ tạo được tính kết nối cao. Khách hàng cảm nhận được bạn đang hiểu rõ những gì họ muốn. Từ đó họ sẽ muốn lắng nghe giải pháp của bạn hơn.

Solution – Giải pháp:

Trình bày giải pháp cụ thể, cũng như phân tích ưu khuyết điểm của giải pháp. Để hiệu quả hơn, hãy lồng ghép các dữ kiện và bằng chứng rõ ràng để hỗ trợ thông điệp của bạn.


Benefit – Lợi ích:

Chia sẻ những lợi ích mà giải pháp mang lại cho khán giả.
Kết cấu ESB rất phù hợp để sử dụng trong môi trường doanh nghiệp và cả cuộc sống. Bằng cách đi thẳng vào mong đợi của khách hàng và cung cấp cho họ giải pháp với các lợi ích rõ ràng.

Hi vọng qua bài viết bạn sẽ có thể cấu trúc cho bản thân mình bài thuyết trình cuốn hút người nghe. Nếu bạn quan tâm tới chủ đề này có thể liên hệ LCT Education để được tư vấn kỹ thêm bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ