Data Storytelling – Kỹ Thuật Kể Chuyện Đằng Sau Những Con Số

Data storytelling chính là kỹ thuật kể chuyện đằng sau những con số. Nói cách khác đây là cách dữ liệu tự kể câu chuyện của mình, không cần thêm phần giải thích nhưng vẫn đủ để người đọc hiểu và đưa ra kết luận.

1. Xây dựng cấu trúc câu chuyện cho bài thuyết trình

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi dữ liệu. Hầu như tất cả các bộ phận phòng ban đều làm việc với dữ liệu: Tài chính, kế toán, kinh doanh, tiếp thị cho tới nhân sự… Dữ liệu giúp đưa ra những đánh giá và quyết định quan trọng. Nhưng các dữ liệu thường phức tạp và khô khan nên muốn trình bày một ý tưởng hay thuyết phục lãnh đạo, đối tác thì phải biến dữ liệu đó thành một bài trình bày cuốn hút đối với người nghe.

Sẽ luôn có một câu chuyện ẩn đằng sau những dữ liệu, nên điều cần làm là khiến nó trở nên sống động và trực quan, tạo ấn tượng với người nghe. Ngoài ra còn có một số kỹ thuật và phương pháp để thu hút người nghe và đạt mục tiêu trình bày. Điều này đến từ việc xây dựng cấu trúc bài trình bày và việc chọn lọc nội dung gì cho người nghe.

Bộ não con người phản ứng cực kỳ tốt với những câu chuyện hoặc câu chuyện mạnh mẽ. Sau khi đã làm sạch, định hình và hình dung dữ liệu vô giá nhất của mình bằng các công cụ bảng điều khiển BI khác nhau, bạn nên cố gắng kể một câu chuyện – một câu chuyện có phần đầu, phần giữa và phần cuối rõ ràng.

Bằng cách đó, bạn sẽ làm cho các nỗ lực phân tích của mình trở nên dễ tiếp cận, dễ hiểu và phổ biến hơn, trao quyền cho nhiều người hơn trong tổ chức của bạn sử dụng khám phá của bạn để làm lợi thế có thể hành động của họ.

2. Data storytelling

Kể chuyện bằng dữ liệu khác với trực quan hóa dữ liệu vì nó yêu cầu cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về thông điệp bạn muốn đưa ra. Trước tiên, bạn phải tập trung vào đối tượng của mình mà đưa ra một thông điệp xuyên suốt trước khi thực hiện quá trình trực quan hóa dữ liệu. Cần xác định một vài yếu tố như:

  • Mục đích khi trình bày những dữ liệu mà bạn muốn người xem hướng đến.
  • Cách dẫn dắt những con số tới một câu chuyện và liên kết hành động.
  • Những dữ liệu giúp đưa ra các quyết định chính xác.

Mọi dữ liệu trình bày đều nhất định có mục đích và mỗi phần dữ liệu đưa ra nên phục vụ cho mục đích nào đó.

Thành phần của một câu chuyện kể bằng dữ liệu gồm: khán giả, dữ liệu, trực quan hóa và cấu trúc kể chuyện. Trong đó, dữ liệu và khán giả là hai thành phần cơ bản. Chúng ta cần dữ liệu chính xác để hiểu rõ vấn đề và từ đó người nghe đưa ra những quyết định đúng đắn. Các yếu tố liên quan tới trực quan hóa sẽ giúp dễ dàng phát hiện các xu hướng, điều mà các con số, dữ liệu thô không làm được. Cuối cùng, kết hợp các yếu tố đó lại với nhau chúng ta sẽ có được một câu chuyện thú vị liên quan về những con số.

Khán giả

Khán giả luôn là nhân vật chính của bài thuyết trình và việc thấu hiểu họ là điều quan trọng. Cần lưu ý các kênh giao tiếp phù hợp đối với từng nhóm khán giả. Thấu hiểu nhu cầu, các vấn đề khán giả đang gặp phải, những kỳ vọng, trăn trở và rào cản của họ. Một điều quan trọng không kém là nắm vững nguyên tắc giao tiếp với nhóm lãnh đạo cấp cao.

Dữ liệu

Một bài thuyết trình về dữ liệu thì không thể nào thiếu dữ liệu. Tuy nhiên, lựa chọn dữ liệu gì để đưa vào bài trình bày nhằm gia tăng tính thuyết phục, sắp xếp dữ liệu theo trật tự nào cho phù hợp… Và quan trọng nhất là làm sao cho dữ liệu “biết nói” là điều cần nắm vững.

Trực quan hóa dữ liệu

 Việc nắm vững các nguyên tắc trực quan hóa dữ liệu một cách khoa học sẽ mang đến thông điệp hiệu quả cho khán giả. Nó giúp tiết kiệm thời gian hội họp, nâng cao khả năng thuyết phục, mở rộng cơ hội cho nhiều ý tưởng được phê duyệt. Và quan trọng nhất tạo ra được đội ngũ nhân viên làm việc với tư duy linh hoạt và khoa học hơn.

Kể chuyện

Kể chuyện chính là linh hồn của bài thuyết trình, một bài thuyết trình có cấu trúc chặt chẽ, hợp lý, là nền tảng giúp bạn thành công. Việc cấu trúc hóa bài thuyết trình bằng dữ liệu hiệu quả giúp khán giả hình dung rõ hơn về nội dung. Và khi cấu trúc rõ bài thuyết trình thì người thuyết trình sẽ chủ động, tự tin hơn và làm chủ được tư duy ý tưởng của mình.

3. Các cấp độ trong hành trình kể chuyện bằng dữ liệu

  • Cấp độ 1 – Khám phá dữ liệu

Khám phá và phân tích dữ liệu nhưng không tạo ra ý nghĩa từ dữ liệu này.

  • Cấp độ 2 – Giải thích dữ liệu

Giải thích dữ liệu làm cho dữ liệu có ý nghĩa và bước đầu tạo cảm xúc cho người nghe.

  • Cấp độ 3 – Thuyết phục

Giải thích dữ liệu và đưa ra các giải thích hiệu quả từ dữ liệu từ đó thuyết phục người khác theo một cấu trúc có chủ đích về một ý tưởng, giải pháp hay kiến nghị hành động.

  • Cấp độ 4 – Truyền cảm hứng

 Truyền cảm hứng cho người khác thông qua truyền tải bài trình bày về dữ liệu như một câu chuyện và áp dụng các kỹ thuật để kết nối dữ liệu.

Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu thêm về data storytelling và các cấp độ trong kể chuyện bàng dữ liệu. LCT Education là đơn vị đào tạo hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài các khóa học in-house dành riêng cho doanh nghiệp còn có những chương trình được thiết kế riêng cho từng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và phát triển. Liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ