Sự Khác Nhau Giữa Nhà Lãnh Đạo Và Quản Lý Bạn Nên Biết

Khái niệm “Nhà lãnh đạo” hay bị nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác. Người ta thường đánh đồng nhà quản lý với nhà lãnh đạo. Thực chất những đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Cùng LCT Education tìm hiểu sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và quản lý và mối quan hệ giữa hai chức danh này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm về nhà lãnh đạo và quản lý

Nhà lãnh đạo

Trong doanh nghiệp nhà lãnh đạo được xác định từ vị trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo tài ba sẽ biết cách thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đội nhóm của họ. Những người này thường thường có vị trí dẫn đầu trong doanh nghiệp. Những cá nhân có kỹ năng lãnh đạo sẽ có cơ hội vươn lên các vị trí điều hành như CEO (giám đốc điều hành), COO ( giám đốc vận hành), CFO ( giám đốc tài chính)… Họ là những người đại diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và kết quả mà doanh nghiệp đạt được.

Vai trò của họ là duy trì và phát triển doanh nghiệp, trong môi trường kinh tế cạnh tranh, nâng cao hiệu suất và hiệu quả lao động. Nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn, đồng thời không ngừng phát triển các chiến lược cho doanh nghiệp nên họ cũng cần có sự hiểu biết về các xu hướng, các nghiên cứu và cập nhật các kỹ năng mới.

Nhà quản lý

Nhà quản lý là một quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, tạo động lực và kiểm soát nguồn nhân lực của một tổ chức để đạt được hiệu quả. Người quản lý trong doanh nghiệp là những người lên ý tưởng, hoạch định công việc cụ thể rồi giao cho cấp dưới thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện của người khác, chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của họ.

Tùy thuộc vào cấp bậc quản lý mà sẽ thực hiện công việc với trách nhiệm và nội dung phù hợp:

–       Nhà quản lý cấp cao: chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng trong tổ chức.

–       Nhà quản lý cấp giữa: trên họ và dưới họ còn có những nhà quản lý khác. Họ sẽ chịu trách nhiệm với phần việc thuộc cấp quản lý của mình trước nhà quản lý cấp cao.

–       Nhà quản lý cấp cơ sở: là những người thực hiện quản lý kỹ năng kỹ thuật mang tính chuyên môn nghiệp vụ.

2. Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và người quản lý

Một tập thể muốn phát triển bền vững và nhanh chóng cần phải có cả quản lý và lãnh đạo. Người lãnh đạo thành công là khi biết khích lệ người khác làm tốt hơn. Người quản lý thành công là khi có thể đảm bảo người khác hoàn thành được công việc.

Ngoài ra, người lãnh đạo không trực tiếp giao việc mà chỉ đưa ra phương hướng và đặt mục tiêu. Còn vấn đề về phân tích nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đó là trách nhiệm của người quản lý. Vậy nên, lãnh đạo là người biết khích lệ động viên, người quản lý sẽ là người giao việc và giám sát.

3. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Nhà lãnh đạo đưa ra tầm nhìn, nhà quản lý đưa ra mục tiêu

Trong công việc phạm vi và quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý là khác nhau. Nhà lãnh đạo chuyên về định hướng phát triển của tổ chức và quan tâm đến nhận thức và tương lai dài hạn. Trong khi quản lý thì cần phải theo dõi những điều căn bản, then chốt và các kết quả ngắn hạn.

Nhà lãnh đạo luôn hướng tới mục tiêu lớn, bao gồm hoạt động thiết lập mục tiêu hằng quý, hằng năm, sau đó truyền tải tới từng bộ phận. Các nhà quản lý tiếp nhận tầm nhìn chiến lược từ lãnh đạo và triển khai kế hoạch, kết nối với đội nhóm.

Quản lý giám sát công việc, lãnh đạo củng cố niềm tin

Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên ngoài ra yếu tố cần thiết của một nhà lãnh đạo giỏi là sự tín nhiệm. Có thể thông qua các hoạt động truyền thông nội bộ để chia sẻ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của tổ chức. Từ đó thức đẩy doanh nghiệp phát triển và tạo dựng niềm tin cho nhân viên.

Ở vai trò quản lý, họ có nhiệm vụ duy trì kiểm soát với nhân viên nhằm thúc đẩy nhân viên tạo ra sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Để làm được việc này một cách hiệu quả thì các nhà quản lý cần phải am hiểu xu hướng hành vi, sở thích, đam mê và kỳ vọng của cấp dưới.

Vai trò đối với công việc

Là một nhà lãnh đạo thì cần phải sẵn sàng đương đầu với những điều mới ngay cả khi gặp khó khăn. Phải biết rằng, có rủi ro thì sẽ có cơ hội và thất bại sẽ là một bước trên con đường dẫn tới thành công. Khác với nó là nhà quản lý, vì họ trực tiếp quản lý nhân viên của mình để chắc chắn kế hoạch được thực hiện một cách phù hợp. Các nhà quản lý làm việc thường quản lý làm việc, giảm thiểu rủi ro hay kiểm soát những tình huống ngoài ý muốn.

Việc phân biệt rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ của lãnh đạo và quản lý là vô cùng cần thiết. Nó sẽ là nhân tố tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay.

Cũng giống như lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị trong tổ chức. Nên một tổ chức muốn phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Hãy để LCT Education đồng hành cùng bạn trên con đường đi tới thành công, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về những khóa học bôt ích cho doanh nghiệp của mình bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ