Bên cạnh việc đưa ra các chiến lược điều hành xuất sắc thì kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên là rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo cần hiểu được những gì nhân viên cần và biết cách kích hoạt tối đa năng lực làm việc của nhân viên. Khơi dậy tinh thần làm việc hăng say là tạo nên nguồn năng lượng dồi dào giúp nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc của mình.
1. Lý do nên truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên?
Có thể nói rằng động lực là yếu tố quan trọng đối với một nhân viên nói riêng và cả tổ chức nói chung. Nhân viên có động lực có thể tăng năng xuất hiệu quả làm việc điều này giúp tổ chức đạt được kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Ngoài ra nó còn tạo tiền đề cho nhân viên học hỏi và phát triển hết tiềm lực của bản thân.
Một nhân viên được truyền cảm hứng sẽ có động lực hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Khi doanh nghiệp sở hữu được nguồn nhân lực tràn đầy động lực thì đó chính là cơ sở cho doanh nghiệp phát triển thành công và gia tăng lợi nhuận.
2. Những kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên
2.1 Chia sẻ tầm nhìn và đặt mục tiêu rõ ràng
Để có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình thì cần chia sẻ cho họ biết điều công ty đang hướng tới. Nó khuyến khích tất cả cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu. Bạn cũng phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng để có thể đo lường, theo dõi tiến trình một cách hữu hiệu. Điều này giúp nuôi dưỡng năng xuất và giúp nhân viên có động lực.
2.2 Giao tiếp với nhân viên – Hòa mình vào tập thể
Giao tiếp là con đường hai chiều và các nhà lãnh đạo nên thiết lập và xây dựng nó giữa mình và nhân viên. Bằng cách này có thể truyền tải những nội dung những gì cần làm cho nhân viên cũng như có thể lắng nghe ý kiến phản hồi từ họ.
Những nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho nhân viên hòa mình vào tập thể cùng nhau xây dựng công ty phát triển. Điều này sẽ cho nhân viên của bạn thấy họ được tôn trọng cũng như đóng góp một vai trò quan trọng trong công ty.
2.3 Tạo môi trường phát triển lành mạnh cho nhân viên
Một môi trường làm việc lành mạnh thì nhân viên mới cảm thấy an toàn và thoải mái khi làm việc. Nhà lãnh đạo cần xem xét tất cả ý kiến nhân viên, từ đó tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tính sáng tạo. Một môi trường làm việc tốt còn phụ thuộc vào các yếu tố như: lương, thưởng, các chính sách đãi ngộ và cơ hội phát triển… Nếu làm tốt điều này, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn.
2.4 Giao việc phù hợp với năng lực
Việc giao nhiệm vụ cho nhân viên có năng lực là cách thể hiện niềm tin của lãnh đạo. Một dự án muốn thành công thì cần đến sự cố gắng chung sức đồng lòng của cả tập thể. Vì vậy, tùy theo năng lực của từng nhân viên mà phân công trao quyền phù hợp. Vai trò của nhà lãnh đạo là người dẫn dắt thì nên tin tưởng vào nhân viên của mình.
2.5 Ghi nhận xứng đáng – Đãi ngộ công bằng
Lãnh đạo biết khen ngợi, động viên nhân viên cấp dưới đúng lúc là cách khích lệ hiệu quả nhất để nhân viên phấn đấu hơn trong công việc. Nên tập trung khen ngợi những thế mạnh của nhân viên đồng thời thay vì chỉ trích khuyết điểm của họ trước tập thể.
Ngoài ra việc đãi ngộ công bằng trong công ty là rất quan trọng. Bạn phải đưa ra một mức lương mà nhân viên cảm thấy hợp lý tùy theo năng lực mỗi người mà trả thêm cho các công việc ngoài giờ.
2.6 Nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Tổ chức đào tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên sẽ gói phần tạo động lực cho nhân viên. Không chỉ nhằm thúc đẩy năng suất lao động mà còn là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên bạn có thể cung cấp tài liệu để họ nghiên cứu học tập hoặc tổ chức các lớp tập huấn giúp họ triển khai năng lực hiệu quả hơn. Những hoạt động của nhân viên liên quan trực tiếp tới kết quả kinh doanh nên việc nâng cao kỹ năng cho nhân viên là rất quan trọng.
Như vậy kỹ năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên là rất quan trọng cho các nhà lãnh đạo. Với những thông tin mà LCT Education cung cấp, hi vọng bạn đọc sẽ có được cho mình chiến lược nhân sự hiệu quả. Chúc bạn sở hữu được nguồn nhân lực dồi dào và luôn thành công phát triển.