Vai Trò Và Các Cấp Độ Của Kỹ Năng Tư Duy Sáng Tạo Bạn Đã Biết

Kỹ năng tư duy sáng tạo là cách để bạn khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Nhưng bạn đã hiểu thế nào là tư duy sáng tạo, cách để rèn luyện tư duy sáng tạo hiệu quả như thế nào. Hãy cùng LCT Education tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.

1. Khái niệm về tư duy sáng tạo

Theo các nhà khoa học thì tư duy sáng tạo được xem là dạng hoạt động trí não ở bậc cao nhất của con người. Nó cũng là cốt lõi và tiền đề của tư duy sáng tạo và được hình thành qua quá trình trí nhớ, tư duy, cảm xúc. Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên quá trình động não để tìm ra phương án tối ưu. Đây là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cao của các hoạt động trí óc.

Theo Torrance (1962) thì Tư duy sáng tạo là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết thử nghiệm nó và đi đến kết quả. Kết quả này mới mẻ và trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó.

Nói một cách dễ hiểu, tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo.

->> Xem thêm bài viết: Kỹ Năng Tư Duy Đột Phá

2. Vai trò của tư duy sáng tạo

“ Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công”

Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ bắt buộc chúng ta phải giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.  Chỉ có tư duy sáng tạo mạnh mẽ mới có thể cung cấp những giải pháp đáp ứng và giải quyết những vấn đề đó. Tư duy sáng tạo không chỉ gần gũi với những người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, marketing, nghệ thuật mà nó còn cần cho việc phát triển công việc, thành công dù bạn làm trong bất cứ ngành nghề nào. Vậy nên đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo

Các cấp độ của tư duy sáng tạo

Theo các chuyên gia về tư duy con người thì tư duy sáng tạo được thể hiện qua năm cấp độ:

– Sáng tạo biểu đạt: là sự thể hiện ra bên ngoài những mối quan hệ, liên tưởng trong cuộc sống thường ngày, trong những sản phẩm lao động. Sáng tạo ở cấp độ này thể hiện trong giao tiếp như sự biểu đạt ý tưởng một cách hóm hỉnh, trong cải biến các quan hệ lao động, trong cuộc sống, các chi tiết mới trong sản phẩm…

– Sáng chế: là việc tạo ra những vật dụng, dụng cụ mới chưa từng có trong tự nhiên và trong cuộc sống của con người dựa trên những kiến thức phát hiện được bằng con đường khoa học cũng như những kinh nghiệm thu nhận được trong cuộc sống.

– Phát minh: là sự phát hiện ra các quy luật của sự vật hiện tượng có sẵn trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Những quy luật này đang tác động, đang tồn tại nhưng con người, loài người chưa phát hiện ra trước đó.

– Sáng tạo ở mức cải biến: là những thay đổi mang lại do tạo ra được những chuyển hóa, những đột phá trong khoa học, công nghệ, những thay đổi trong xã hội nhờ những phát minh, sáng chế trong nhiều lĩnh vực hay những thay đổi trong cách nhìn nhận, cách xử lý tình huống một cách tổng thể có sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghệ nhằm cải biến thực tiễn.

– Sáng tạo có thể tạo ra các lĩnh vực, ngành nghề mới.

>> Xem thêm: Chuỗi Series Chương Trình Đào Tạo: Tư Duy Phản Biện Và Ra Quyết Định

3. Một số kỹ năng hỗ trợ cho tư duy sáng tạo

Kỹ năng phân tích

Trước khi suy nghĩ sáng tạo về điều gì đó thì đầu tiên cần hiểu rõ về vấn đề đó. Việc này đòi hỏi khả năng kiểm tra mọi thứ cẩn thận để hiểu ý chính xác.

Tư tưởng cởi mở

Sáng tạo liên quan đến việc suy nghĩ mọi thứ theo một cách mới lại, bỏ qua các giả định, thành kiến và nhìn vấn đề theo khía cạnh hoàn toàn mới. Bằng cách tiếp cận vấn đề với tâm trí cởi mở bạn sẽ có thể suy nghĩ sáng tạo.

Giải quyết vấn đề

Nhà tuyển dụng không chỉ ấn tượng với những người sáng tạo mà kèm theo đó là biết cách giải quyết vấn đề. Vậy nên ngoài khả năng tư duy sáng tạo của bản thân thì quan trọng nhất vẫn là có thể giải quyết được vấn đề.

Tổ chức tốt

Tổ chức tốt là một phần của sáng tạo, một ý tưởng mới khi triển khai thì bạn cần sắp xếp nó sao cho logic để người khác có thể hiểu và làm theo. Kèm theo đó là khả năng cấu trúc một kế hoạch hành động với các mục tiêu, thời hạn rõ ràng.

Kỹ năng giao tiếp

Muốn ý tưởng của mình được đánh giá và công nhận thì bạn phải có khả năng truyền đạt hiệu quả. Vậy nên kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hay bằng văn bản là rất cần thiết. Ngoài ra thì đặt câu hỏi chính xác và hiểu vấn đề sẽ giúp bạn đưa ra một giải pháp độc đáo.

Hy vọng qua bài viết bạn có thể hiểu thêm về khái niệm về tư duy sáng tạo và các cấp độ của nó để có thể từng bước rèn luyện và áp dụng nó vào cuộc sống. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ