Câu chuyện dữ liệu giúp bạn truyền đạt các thông điệp dữ liệu muốn nói rõ ràng và hấp dẫn để thuyết phục khán giả. Để người nghe hiểu được vấn đề góp phần đưa ra những giải pháp chính xác hơn trong công việc.
1. Kỹ thuật trình bày thuyết phục khán giả
Phải biết rằng mục đích của người diễn thuyết là gợi ý cho người nghe suy nghĩ về vấn đề và thôi thúc họ hành động để thực hiện. Những sự kiện, con số mà bạn sử dụng sẽ dễ kiến người nghe nhàm chán và không theo dõi được đầy đủ. Nếu bạn muốn trình bày một vấn đề phải khơi gọi được ở người nghe cảm giác mạnh. Đặt bản thân trong tình huống và phân tích được tận cùng của vấn đề. Cũng có thể sử dụng quan điểm trái ngược nhau để minh họa, phân tích ảnh hưởng của nó đến kết quả cần đạt được và dẫn dắt người nghe đến sự lựa chọn cuối cùng.
Một số điểm bạn nên lưu ý để có được câu chuyện dữ liệu thuyết phục như:
Hãy biến người nghe thành nhân vật chính: Người nghe là đối tượng bạn cần thuyết phục nên cần xác định họ thuộc đối tượng nào và họ quan tâm đến những vấn đề gì. Và bài thuyết trình của bạn phải đáp ứng được điều đó.
Quy luật chung của bài thuyết trình là kể ra chứ không kể lể: Vậy nên cần dẫn dắt người nghe chỉ cho họ thấy tại sao bạn lại tin tưởng vào những gì đang nói và để họ tự chọn lọc.
Thấu hiểu chính là bí quyết thuyết phục: Khi bạn nói ra một điều gì đó mà khiến người nghe phản ứng thì hãy thừa thắng xông lên còn ngược lại thì nên rút ngắn bài thuyết trình lại.
Sử dụng ngôn từ phù hợp: Nếu bạn sử dụng những từ quá phô trương sẽ kiến người nghe xa lánh và thiếu thân thiện vậy nên cần sử dụng những từ ngữ, hình ảnh phù hợp hơn.
Không bao giờ từ bỏ mục đích: Những quyết định thường được đưa ra vào phút chót vậy nên đừng bao giờ từ bỏ bất kỳ cơ hội nào để thuyết phục người nghe.
-> Xem thêm: Data Storytelling – Kỹ Thuật Kể Chuyện Đằng Sau Những Con Số
2. Xây dựng kịch bản thuyết phục khán giả theo công thức 3C
Công thức 3C tượng trưng cho ba phần của bài thuyết trình và cũng tượng trưng cho những nội dung cần đưa vào để gia tăng tính thuyết phục, thu hút sự chú ý và tạo sự lôi cuốn.
- Context (bối cảnh): Vấn đề/ cơ hội
- Conflict (mâu thuẫn): Sự phức tạp
- Conclusion (kết luận): Ý tưởng giải pháp và kế hoạch hành động
-> Tìm hiểu thêm: Nghệ Thuật Kể Chuyện Và Truyền Cảm Hứng Bằng Con Số
Một số lưu ý khi kể chuyện bằng dữ liệu theo cấu trúc 3C:
- Thấu hiểu khán giả, vấn đề họ đang gặp phải và mong muốn của họ.
- Bắt đầu bài thuyết trình bằng mong muốn và đề cập ngay vào vấn đề họ đang gặp phải.
- Sử dụng các dữ liệu, biểu đồ hoặc các bằng chứng khác để mô tả cụ thể vấn đề này nhằm kết nội và thu hút sự chú ý của khán giả.
- Lồng ghép nhiều vấn đề để tạo ra tính phức tạp sâu đó hãy đề xuất giải pháp.
- Thuyết phục khán giả của bạn về giải pháp bằng cấu trúc trình bày giải pháp và kế hoạch hành động cụ thể.
3. Chọn đúng dữ liệu giúp giải quyết đúng vấn đề của doanh nghiệp
Việc phân tích đúng và đủ dữ liệu có thể mang lại nhiều lợi ích và giá trị cho tổ chức của bạn. Hãy bắt đầu với khách hàng, được cho là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu để có được tầm nhìn đầy đủ về tất cả các khía cạnh liên quan đến khách hàng, bạn có thể hiểu họ sử dụng kênh nào để giao tiếp với bạn, nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi mua hàng của họ,…
Về lâu dài, nó sẽ thúc đẩy thành công cho các chiến lược tiếp thị của bạn, cho phép bạn xác định khách hàng tiềm năng mới và tránh lãng phí nguồn lực vào việc nhắm mục tiêu sai người hoặc gửi sai thông điệp. Bạn cũng có thể theo dõi mức độ hài lòng của khách hàng bằng cách phân tích các đánh giá của khách hàng hoặc hiệu suất của bộ phận dịch vụ khách hàng của bạn.
Từ góc độ quản lý, bạn cũng có thể hưởng lợi từ việc phân tích dữ liệu của mình vì nó giúp bạn đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên thực tế chứ không phải trực giác đơn giản.