Vai Trò và Quy Trình Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cần thiết với một doanh nghiệp thành công. Bởi vậy phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp chính là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu cũng chỉ ra một sự thật thú vị đó chính là: 92% các giám đốc điều hành cấp cao nhận định rằng cải thiện văn hóa của họ sẽ làm tăng giá trị công ty.

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa là khái niệm rất rộng nhưng văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ đó nó trở thành quy tắc tập quán quen thuộc ăn sau vào hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Tuyển dụng

Nhiều nhà chuyên gia về nhân sự đồng ý rằng văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những cách tốt  nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Một nền văn hóa tích cực sẽ mang lại cho tổ chức cạnh tranh rất lớn. Tâm lý chung của người đi làm là muốn làm trong một công ty có danh tiếng tốt mà điều này do các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì càng uy tín. Một công ty có văn hóa tích cực sẽ thu hút các tài năng và sẵn sàng xem công ty, nơi làm việc như nhà của mình.

Nhân viên trung thành

Một nền văn hóa tích cực không chỉ giúp cho công tác tuyển dụng mà nó giúp giữ chân nhân tài. Những người chủ biết xây dựng sự hài lòng của nhân viên sẽ nhận được sự tận tụy và tự giác cống hiến đóng góp cho doanh nghiệp. Nhân viên sẽ có nhiều khả năng ở lại với người quản lý khi họ cảm thấy được đối xử đúng đắn và có xu hướng muốn đi làm mỗi ngày.

Tinh thần nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái. Điều này rất là hiệu quả so với tình trạng chảy máu chất xám đang phổ biến hiện nay. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một lức nào đó người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu n hập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp và cấp trên tôn trọng.

Giảm xung đột doanh nghiệp

Văn hóa tích cực sẽ giúp giảm đáng kể căng thẳng tại nơi làm việc, là chất gắn kết các thành viên với doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về các vấn đề đánh giá, lựa chọn định hướng, hành động. Khi nhân viên đối mặt với xung đột thì văn hóa doanh nghiệp là yêu tốt giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Hiệu suất làm việc

Văn hóa công ty mạnh mẽ đã được liên kết với tỉ lệ năng suất cao hơn. Điều này là do nhân viên có xu hướng có động lực và tận tâm hơn đối với các nhà tuyển dụng. Các công ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh thường có xu hướng nhìn thấy nhân viên ít căng thẳng và áp lực hơn. Điều này giúp củng cố sức khỏe, hiệu suất và năng suất làm việc của nhân viên cho doanh nghiệp.

3. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bước1 : Đào tạo nhân lực văn hóa doanh nghiệp

Đầu tiên cần thống nhất về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, và quá trình này cần sự tham gia của tất cả mọi người trong công ty. Nếu nhận thức của mọi người không rõ ràng thì rất khó để thành công. Bộ phận truyền thông nội bộ phải liên tục đưa các thông điệp truyền thống về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đến kênh truyền thông nội bộ.

Bước 2: Khảo sát

Để hiểu hơn về xu hướng văn hóa hiện tại và mong muốn của doanh nghiệp thì nên tạo ra một cuộc khảo sát trong doanh nghiệp. Cần làm rõ các nội dung: Lý tưởng, niềm tin của nhân viên, sứ mệnh của doanh nghiệp, quy tắc biểu ngữ, nghi lễ, sản phẩm… Sau đó cần tổng hợp khái quát xu hướng văn hóa của công ty hiện tại và những văn hóa mong muốn trong tương lai.

Bước 3: Xây dựng giá trị cốt lõi

Để thống nhất các ý kiến thì cần xây dựng giá trị cốt lõi mà toàn bộ cán bộ nhân viên mong muốn. Mỗi giá trị có phần nhận thức và phần hành động và thông điệp phải ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu.

Bước 4: Truyền thông giá trị cốt lõi

Sau khi được phê duyệt thì cần truyền thông mạnh mẽ về giá trọ cốt lõi về văn hóa doanh nghiệp cho toàn bộ nhân viên. Đưa nội dung truyền thông lên các kênh như: báo nội bộ, các kênh social madia của công ty…

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động

Cần xây dựng kế hoạch hành động cho toàn công ty theo giá trị cốt lõi, xây dụng thêm các chính sách nhân sự nhằm củng cố và thức thi văn hóa doanh nghiệp.

 Khi nhà lãnh đạo xây dựng một doanh nghiệp thì song song với đó là xây dựng văn hóa danh nghiệp. Những văn hóa này có lớn mạnh hay khôn phụ thuộc vào bộ má điều hành và và sự lãnh đạo của người đứng đầu. Đây cũng được xem là tinh thần của doanh nghiệp vì nó sẽ phản ánh giá trị, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ