Trong những thời điểm khó khăn, đặc biệt là biến động về môi trường, kinh tế – xã hội. Nhà lãnh đạo kiên tâm chính là chìa khóa giúp tổ chức, doanh nghiệp vượt qua các áp lực và duy trì hoạt động, phát triển sau khủng khoảng. Vậy một nhà lãnh đạo kiên tâm được định nghĩa như thế nào? Cần có những yếu tố – kỹ năng gì? Hãy cùng nghiên cứu nội dung chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Thế nào là nhà lãnh đạo kiên tâm
Có thể nói trong mọi bối cảnh, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang phát triển, doanh nghiệp nhảy vọt lên những bước phát triển mới. Hoặc như bây giờ hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều phải đang đối mặt với những tác động rất lớn từ kinh tế thị trường, chính trị – xã hội. Thì Điều đầu tiên, lớn nhất để duy trì được một một đội ngũ, tổ chức là vai trò của người lãnh đạo.
Lãnh đạo kiên tâm là khả năng duy trì một tổ chức hoặc một nhóm có lợi thế cạnh tranh theo thời gian thông qua khả năng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: mang lại hiệu suất xuất sắc so với các mục tiêu hiện tại và đổi mới hiệu quả, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, hỗn loạn của thị trường và công nghệ.
Nhà lãnh đạo kiên tâm kiên là chìa khóa giúp cá nhân cũng như doanh nghiệp vượt qua áp lực, duy trì hoạt động và phát triển trước và sau khủng hoảng. Ngoài ra, lãnh đạo kiên tâm còn đóng vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực và định hướng chiến lược, đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt và hiệu quả.
-> Tìm hiểu thêm: Kỹ Năng Lắng Nghe Hiệu Quả Cho Các Nhà Lãnh Đạo Mà Bạn Nên Biết
2. Những yếu tố tạo nên nhà lãnh đạo kiên tâm
Thứ nhất là không đầu hàng trước khó khăn
– Đội ngũ nhân viên, nhân tài trong tổ chức bởi nếu tiền tài là máu thịt thì nhân tài là nguyên khí của doanh nghiệp. Nên đồng hành và chia sẻ với nhân viên vì họ là những người sẽ sát cánh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hay nỗ lực hết mình khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng.
– Duy trì tổ chức, doanh nghiệp cần ưu tiên phòng thủ thật chắc, giữ hệ sinh thái bằng cách bảo vệ các yếu tố then chốt như khách hàng, nhân viên,…
– Nhà lãnh đạo kiên tâm cần luôn tỉnh táo trong việc đưa ra quyết định và tạo động lực, truyền tinh thần lạc quan cho nhân viên.
Thứ hai lãnh đạo cần linh động
Trước hết, cần nắm bay thay đổi trong nhu cầu của khách hàng, thay đổi trong trật tự xã hội và trong thói quen của người tiêu dùng. Sẽ có những thay đổi tạm thời nhưng cũng có những thay đổi mang tính vĩnh viễn. Phải biết ưu tiên chiến lược gắn với thay đổi lâu dài trong hành vi người tiêu dùng.
Thứ ba là tính kịp thời
Nhà lãnh đạo cần ưu tiên tốc độ trước sự hoàn hảo, nhanh giản dị tốt hơn chậm hoàn mỹ. Các thông điệp gửi tới khách hàng và nhà cung cấp cần ngắn gọn và thường xuyên. Một nhà lãnh đạo kiên tâm cũng cần nhanh chóng và dứt khoát trong việc ra quyết định. Ngoài ra, cũng cần khẩn trương và sáng tạo trong hành động. Muốn làm được thì doanh nghiệp không nên có quá nhiều cấp trung gian phê duyệt, cần thực hiện trao quyền.
Thứ tư là tìm cách khai thác cơ hội trong nguy nan
Những khủng khoảng, khó khăn sảy ra cũng là cơ hội để doanh nghiệp khơi thông những quá trình trước đây còn chậm như số hoá, quy trình, công nghệ… vì không có lựa chọn nào khác để tồn tại. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp kiếm tìm các thị trường ngách.
Nhà lãnh đạo kiên tâm cũng cần khai thác cơ hội và định vị chiến lược của doanh nghiệp, xác định xem phân khúc nào để tồn tại và phân khúc nào để tăng trưởng, phải biết cách nắm bắt và khai thác cơ hội.
Cuối cùng, lãnh đạo doanh nghiệp cần kiến thiết cho tầm nhìn dài hạn
Các nhà lãnh đạo kiên tâm cần xem xét kỹ và giữ tầm nhìn dài hạn, đừng để các mục tiêu ngắn hạn làm giảm sự phát triển và tầm nhìn của doanh nghiệp.
-> Xem thêm bài viết: Những Điều Cần Biết Cho Nhà Lãnh Đạo Trong Thời Kỳ Kỷ Nguyên Số
3. Những kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo kiên tâm
Duy trì đội ngũ nhân tài
Là người lãnh đạo, chúng ta cần nắm bắt và đồng cảm với những khó khăn, thách thức mà nhân viên chúng ta đang gặp phải. Cần tạo ra các cuộc đối thoại thẳng thắn giữa nhà lãnh đạo và nhân viên. Những cuộc đối thoại như vậy giúp chúng ta truyền tải những thông điệp chân thực, kịp thời trong cuộc khủng hoảng:
• Để xử lý những tình huống khó khăn như đóng cửa doanh nghiệp, cắt giảm nhân sự hay cho nhân viên tạm nghỉ…
• Để quyết định và thực thi hành động, kể cả khi không nhận được nhiều sự đồng tình.
• Để nói lên sự thật về hiện trạng, vì sao các quyết định được đưa ra và nắm bắt được ý nghĩa của chúng.
• Để lắng nghe quan điểm, ý kiến của mọi người, những điều giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn mà còn để duy trì hoạt động tổ chức.
Duy trì tổ chức
Các cuộc khủng hoảng thường mang lại những cơ hội đáng kể như thúc đẩy quá trình đổi mới, mở rộng các mối quan hệ trong hệ sinh thái của doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi trong cấu trúc thị trường và kiến tạo những mô hình kinh doanh mới.
Các doanh nghiệp cần bảo toàn và tạo ra giá trị mới cho các bên liên quan trong dài hạn thông qua hỗ trợ cho người lao động, các ngành nghề, cộng đồng và nền kinh tế nói chung trong khi vẫn phải có tầm nhìn dài hạn về tương lai phía trước.
Duy trì tác động xã hội
Những nhà lãnh đạo kiên tâm, đóng một vai trò chủ động trong việc tạo ra những ảnh hưởng đối với hệ thống và cơ cấu xã hội cho một mục đích cao đẹp hơn. Điều này đòi hỏi sự đồng thuận và tuân phục, và sự tuân phục được được tạo ra bởi lòng tin hay sự tín nhiệm và nó cũng là thước đo của lãnh đạo kiên tâm.
-> Xem thêm: Ba Cách Mà Các Nhà Lãnh Đạo Có Thể Thúc Đẩy Khả Năng Phục Hồi Tại Nơi Làm Việc
Duy trì khả năng lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo kiên tâm là người có trách nhiệm với mọi người, với tổ chức của mình và với xã hội. Bằng cách đảm bảo rằng bản thân mình luôn phải khỏe mạnh về thể chất và minh mẫn về tinh thần. Quan trọng nhất là ý thức tự giác ngộ cao và nhận thức rõ về những hạn chế của bản thân và nỗ lực hoàn thiện.
Duy trì tầm ảnh hưởng
Một nhà lãnh đạo kiên tâm trước hết cần nhìn sâu vào bên trong nội tâm của chính mình. Cần phải lan tỏa ảnh hưởng để duy trì nhân sự, bằng cách đồng hành cùng nhân viên, duy trì tổ chức bằng những điều chỉnh táo bạo về chiến lược phát triển, và duy trì ảnh hưởng xã hội bằng cách đầu tư để tăng cường niềm tin, để có thể kiến tạo những ảnh hưởng tích cực đối với các tổ chức và hệ thống.
Hi vọng qua bài viết LCT Education cung cấp ở trên các bạn đã hiểu hơn thế nào là nhà lãnh đạo kiên tâm. Chúng ta đã thấy được vai trò quan trọng của nhà lãnh đạo kiên tâm đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt trong những thời điểm khó khăn, nhà lãnh đạo kiên tâm là chìa khóa giúp cá nhân cũng như doanh nghiệp vượt qua áp lực, duy trì hoạt động và phát triển sau khủng hoảng.