Cách nhà quản lý làm việc hiệu quả với chính quản lý của họ

Bất kể bạn làm việc trong nhóm hay công ty có quy mô như thế nào, quản lý đều đóng vai trò quan trọng trong công việc bạn làm, các dự án bạn đóng góp, sự phát triển nghề và thậm chí hạnh phúc của bạn. Vì tầm quan trọng của họ đối với sự thành công, với hiệu quả làm việc, điều quan trọng là bạn phải ưu tiên mối quan hệ của mình với họ ngay cả khi bạn là quản lý có đội ngũ cấp dưới trực tiếp.

Theo Leila Bulling Towne – coach và người hướng dẫn Xây dựng Mối quan hệ Bền chặt với Quản lý của bạn – sự trợ giúp, hiểu biết sâu sắc và mối quan hệ hợp tác mà quản lý mang lại là vô giá. Dành thời gian để xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với quản lý không chỉ giúp đạt được mục tiêu của nhóm mà còn giúp đạt được mục tiêu nghề nghiệp tổng thể.

Quản lý là gì?

Khi cân nhắc về cách làm việc hiệu quả với quản lý, Towne nhấn mạnh tầm quan trọng của từ bỏ những niềm tin sai lầm. Thông thường, gánh nặng từ quản lý tồi trước đây hoặc môi trường làm việc không vui vẻ có thể khiến bạn giữ quan niệm sai lầm khiến việc xây dựng mối quan hệ tích cực với quản lý trở nên khó khăn. Towne cho biết có rất nhiều điều sai sự thật về quản lý. Quản lý không phải những người tâng bốc cấp trên hoặc thao túng họ để được đối xử đặc biệt.

Vậy quản lý được hình thành như thế nào ở nơi làm việc? Theo Towne:

  • Quản lý không phải lúc nào cũng dễ dàng và thoải mái
  • Đó là một phần công việc của bạn và quản lý của bạn
  • Nó truyền đạt nhu cầu và ưu tiên
  • Nó nói về những thành công của chính bạn
  • Nó có tác động đến mối quan hệ của bạn với các bên liên quan có ảnh hưởng khác

Theo Harvard Business Review, một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần thành thạo khi quản lý là tìm ra cách trở thành người trợ giúp. Tạo ra giá trị cho cấp trên và công ty bằng cách trở thành nhân viên hiệu quả nhất có thể. Con đường tốt nhất để có một mối quan hệ bền chặt băt đầu và kết thúc với việc làm tốt nhiệm vụ của mình.

Group of business collegues discussing ideas and planning work during coffee break in office

Mối quan hệ bền chặt với quản lý thúc đẩy sự nghiệp của bạn như thế nào

Việc bạn có chức danh hấp dẫn hay nhiều cấp dưới trực tiếp không có nghĩa là bạn nên bỏ qua việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với người quản lý của mình. Ưu tiên mối quan hệ công việc này sẽ giúp bạn tạo ra một người ủng hộ, thay mặt bạn lên tiếng với các bên liên quan khác. Người này có thể hỗ trợ những nỗ lực phát triển và trưởng thành trong sự nghiệp của bạn. Khi đã ở vị trí quản lý thì xây dựng mối quan hệ không đến một cách tự nhiên mà đã trở thành một kỹ năng.

Ngoài vai trò là người ủng hộ, quản lý còn có thể là nguồn phản hồi có giá trị và người có thể chia sẻ những ý tưởng mới với bạn về cách trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn. Theo Business Insider, mối quan hệ lành mạnh, tôn trọng với quản lý có thể cải thiện tinh thần và hiệu suất của bạn và nhóm. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự nghiệp.

Mẹo làm việc hiệu quả hơn với quản lý của bạn

Bạn nên bắt đầu xây dựng mối quan hệ tốt với quản lý ngay từ đầu khi bắt đầu công việc. Nếu bạn sắp gia nhập một công ty hoặc nhóm mới, hay có người quản lý mới, đó là cơ hội hoàn hảo để thiết lập nền tảng cho mối quan hệ đó. Chia sẻ niềm đam mê, kỹ năng và tạo tiền đề cho những điều bạn muốn tiếp tục làm, bắt đầu làm hoặc làm nhiều hơn ở vị trí của mình.

Đối với những người muốn củng cố mối quan hệ với quản lý, Towne khuyên bạn nên bắt đầu bằng việc đánh giá mối quan hệ ở trạng thái hiện tại. Đây là bước rất quan trọng để hiểu bạn đang ở đâu và muốn đi đâu. Bạn nghĩ đến điều gì khi nói về mối quan hệ với quản lý hiện tại. Bạn có cảm thấy được kết nối và chia sẻ quan điểm chung không? Tiếp theo, hãy nghĩ về trạng thái lý tưởng. Sẽ như thế nào nếu bạn đảm bảo được những gì bạn cần từ người quản lý về thời gian, phản hồi và dự án? Xác định bất kỳ khoảng cách nào giữa trạng thái hiện tại và lý tưởng, sau đó quyết định những gì bạn muốn làm để thay đổi.

Harvard Business Review gợi ý lập kế hoạch hành động cho mối quan hệ bạn muốn với quản lý của mình bằng cách:

  1. Tìm cơ hội hợp tác với quản lý trong các nhiệm vụ để bạn có thể hiểu được suy nghĩ, sở thích và giá trị của họ
  2. Ghi lại những khoảnh khắc tốt và xấu trong mối quan hệ và thảo luận điều này với họ
  3. Kiểm tra định kỳ với quản lý để thảo luận về những gì đang hoạt động và những gì không hiệu quả. Xác định thành tựu, bài học và lĩnh vực cần cải thiện.
  4. Xem lại tầm nhìn về sự nghiệp và mối quan hệ. Thực hiện các thay đổi trong cách bạn tiếp cận với quản lý của mình dựa trên những gì đã học được. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn tiếp tục đạt được tiến bộ.

Cho dù bạn sắp có quản lý mới hay đang tìm cách xây dựng mối quan hệ tốt hơn với quản lý hiện có, hãy thử những mẹo sau:

  • Nói về điểm mạnh, sự đóng góp và thành tựu của bạn – giúp họ hiểu về bạn và xác định những gì sẽ giao cho bạn
  • Nói về kinh nghiệm quản lý tốt của bạn và bổ sung chúng và phong cách quản lý
  • Bạn và sếp có thể có nhiều điểm chung. Hãy khám phá xem sở thích và điểm mạnh của các bạn trùng khớp ở đâu và có thể học hỏi nhau ở chỗ nào
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

Tiến về phía trước với mối quan hệ năng động

Thành công hay thất bại ở bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc rất lớn vào quản lý. Vì vậy mối quan hệ mà bạn đang có với họ là điều quan trọng để xây dựng và phát triển. Làm việc hiệu quả với quản lý cũng sẽ giúp bạn trở thành quản lý tốt hơn. Khi bạn ưu tiên xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với họ, bạn đã chuẩn bị cho sự thành công của bản thân và của nhóm.

Dịch từ Managing Up: How Managers Can Work Effectively With Their Own Managers

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ