Phát Triển Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Và Những Sai Lầm Cần Tránh

Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm là vô cùng quan trọng từ nhân viên cho tới đội ngũ quản lý của doanh nghiệp. Vậy làm sao để làm việc nhóm đạt kết quả tốt nhất? Hãy cùng LCT Education tìm hiểu về phát triển kỹ năng làm việc nhóm làm sao cho hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Mục tiêu đào tạo phát triển kỹ năng làm việc nhóm

  • Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chung

Để làm bất cứ điều gì thì mục tiêu luôn là yếu tố ban đầu quyết định hướng đi cho đội nhóm. Tuy nhiên, để đạt tới mục tiêu chung đó thì trước hết các thành viên trong nhóm phải hợp tác hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển nhóm.

  • Nắm được nguyên tắc, quy trình và phương pháp làm việc nhóm

Để làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên không chỉ cần làm tốt trong khả năng của mình mà còn biết kết hợp, tận dụng các điểm mạnh của đồng đội, hỗ trợ nhau để có kết quả tốt nhất. Những nguyên tắc làm việc nhóm phù hợp chắc chắn sẽ hỗ trợ đội nhóm của bạn gắn kết và có kết quả công việc tốt nhất.

Các nguyên tắc làm việc nhóm
Các nguyên tắc làm việc nhóm
  • Phát huy được tinh thần đồng đội và tăng khả năng làm việc của từng thành viên

Làm việc nhóm chính là lúc các thành viên phải giao tiếp với nhau trao đổi ý kiến. Đây là lúc mọi người đưa ra những ý tưởng mới, ý kiến sáng tạo phục vụ cho công việc chung. Nó còn giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn khi làm việc độc lập. Ngoài ra còn giúp các thành viên gắn kết được với nhau, từ đó chia sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống.

  • Cải thiện những kỹ năng mềm quan trọng khác giữa các thành viên

Trong suốt quá trình làm việc nhóm sẽ có rất nhiều cá nhân thể hiện đa dạng các hành vi. Nên các kỹ năng cần thiết cho làm việc nhóm: Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết xung đột, tư duy phản biện, lập kế hoạch… đều cần thiết.

2. Các giai đoạn phát triển đội nhóm

Mô hình 4 giai đoạn phát triển đội nhóm của B.W Tuckman
Mô hình 4 giai đoạn phát triển đội nhóm của B.W Tuckman
  • Giai đoạn: Hình thành

Nhóm mới tập hợp, mọi người chưa thực sự hiểu về nhau. Các thành viên vẫn chưa rõ về mục tiêu và nhiệm vụ. Kiến thức và kỹ năng tối thiểu, tinh thần đang cao, mọi người đều hăng hái, có kỳ vọng cao.

  • Giai đoạn: Nhiễu loạn/ Xung đột

Sự bất đồng, chênh lệch về trình độ, văn hóa, quan điểm và thói quen công việc (KASH) thể hiện. Một số cá nhân bắt đầu “thể hiện” tỏ rõ cá tính, mâu thuẫn xuất hiện rõ rệt.

  • Giai đoạn: Định hình/ Ổn định

Nhóm học hỏi cách làm việc cùng nhau để giải quyết những bất đồng. Mọi người tin tưởng và hợp tác với nhau hơn. Từ đó văn hóa nhóm được xây dựng và xác định.

  • Giai đoạn: Phát triển

Mọi người phấn đấu vì mục tiêu chung. Đội nhóm làm việc tốt, năng suất cao (KASH khá đồng nhất).

3. Những sai lầm bạn cần tránh trong làm việc nhóm

Chúng ta cũng biết rằng làm việc nhóm hiệu quả là tập hợp được sức mạnh của tập thể cũng như tận dụng được lợi thế của từng thành viên. Nên để đạt được kết quả cao nhất thì cần tránh những sai lầm phổ biến và dễ mắc phải dưới đây:

  • Không chú trọng đến việc lập mục tiêu ngay từ đầu

Nếu một đội nhóm không xác định mục tiêu ngay từ đầu, mỗi thành viên trong nhóm sẽ tự đưa ra một mục tiêu riêng. Điều này sẽ khiến mọi kế hoạch vận hành chệch hướng, nhóm không thể nào đạt được kết quả như mong đợi.

  • Xây dựng nhóm không dựa trên sự tương thích lẫn nhau

Khi xây dựng nhóm người ta thường quan tâm tới chất lượng thành viên mà quên đi sự tương thích và hòa hợp giữa các cá nhân. Mỗi người với một cá tính khác nhau, có thể họ ăn ý với người này nhưng lại xung đột với người kia. Nên việc phát triển kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết, là đòn bẩy giúp nhóm bạn phát triển.

Xây dựng nhóm không dựa trên sự tương thích lẫn nhau
Xây dựng nhóm không dựa trên sự tương thích lẫn nhau
  • Thất bại trong việc truyền tải và nắm bắt thông tin

Muốn phát triển, duy trì và thành công thì bắt buộc các thành viên trong nhóm phải nắm bắt được thông tin, tình hình, nhiệm vụ một cách chính xác. Nếu không việc sai lệch, chậm trễ sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu, kết quả của toàn nhóm.

  • Sự xuất hiện của thành viên thiếu ý thức, thụ động

Những cá nhân thiếu ý thức, thụ động luôn là những người không đưa ra ý kiến đóng góp xây dựng tập thể. Họ thờ ơ với mọi quyết định của nhóm, nếu được phân công việc thì thực hiện nếu không cũng chả sao. Chính những nhân tố này sẽ kéo kết quả làm việc của nhóm đi xuống.

Phải biết rằng làm việc nhóm là sự chung tay, góp sức của mỗi cá nhân nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Ngoài việc cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, mỗi thành viên trong nhóm cũng cần khắc phục những nhược điểm, những thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả công việc của cả nhóm.

Hi vong qua bài viết LCT Education đã cung cấp ở trên đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn về phát triển kỹ năng làm việc nhóm. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp bạn đọc vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ