Một nhà quản lý cấp trung cần có những kỹ năng gì để làm tốt công việc của mình và có cơ hội thăng tiến trong tương lai, hãy cùng LCT Educationtìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Quản lý cấp trung là gì?
Phải biết rằng hầu hết các doanh nghiệp đều sẽ có ba cấp độ quản lý: quản lý cấp cơ sở, quản lý cấp trung, quản lý cấp cao. Những nhà quản lý này được phân loại theo thẩm quyền quản lý của họ và những công việc khác nhau. Ở nhiều doanh nghiệp nhà các nhà quản lý này là cấp lãnh đạo trung gian, ít thẩm quyền hơn những những lãnh đạo cấp cao và trên những nhà quản lý cấp cơ sở.
Họ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và triển khai các chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra còn đóng vai trò trung gian và thường là những người nắm giữ chức vụ trưởng phòng, phó phòng, phó giám đốc.
Xem thêm: Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề Và Ra Quyết Định Cho Cán Bộ Lần Đầu Làm Quản Lý
2. Vai trò của những nhà quản lý cấp trung
Các nhà quản lý cấp trung có thể bao gồm: các nhà quản lý chung, các giám đốc chi nhánh, các giám đốc bộ phận… Họ chịu trách nhiệm với những lãnh đạo cấp cao về bộ phận của họ. Phần lớn thời gian của họ là phân chia công việc cho những quản lý cấp cơ sở và một số công việc như:
- Tổ chức thực hiện các công việc phù hợp với chính sách của công ty và mục tiêu của ban lãnh đạo.
- Mô tả và thảo luận các thông tin, chính sách từ ban lãnh đạo tới các quản lý cấp cơ sở.
- Ngoài ra điều quan trọng là truyền cảm hứng và hướng dẫn cho các nhà quản lý cấp cơ sở giúp họ nâng cao hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu kinh doanh.
- Họ cũng có thể đưa ra những đề xuất, ý kiến phản hồi với các lãnh đạo cấp cao. Vì họ là những người tham gia vào các công việc của công ty nên có thể cung cấp những thông tin giá trị và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bài viết tham khảo: Các Kỹ Năng Cần Có Cho Một Nhà Quản Lý Doanh Nghiệp
3. Chức năng của vai trò
Một số chức năng chính quan trọng như:
- Lên kế hoạch, hệ thống thông tin và điều hành hoạt động nhóm hiệu quả.
- Xác định và giám sát các chỉ số hiệu suất cấp nhóm.
- Giải quyết các vấn đề trong nhóm và giữa các bộ phận
- Hỗ trợ các hoạt động hợp tác, triển khai và thiết kế các hệ thống trong doanh nghiệp.
- Báo cáo tiến độ, hiệu suất công việc lên các quản lý cấp trên.
Các nhà quản lý cấp trung làm việc với lãnh đạo cấp cao và cấp cơ sở nên cần phải có những kỹ năng trong giao tiếp. Ngoài ra họ cũng cần phải có các kỹ năng lập kế hoạch, giao việc, điều hành và giám sát … Vậy nên với vai trò quan trọng trong bộ máy các nhà quản lý này cần thường xuyên nâng cao năng lực bản thân để hoàn thành tốt công việc.
Hi vọng thông qua bài viết bạn có thể hình dung được vai trò và các kỹ năng cần thiết của nhà quản lý cấp trung. Từ đó có thể trang bị cho mình nhiều kiến thức và các kỹ năng. Để từng bước trở thành nhà quản lý cấp trung chuyên nghiệp trong sự nghiệp của mình. LCT là đơn vị chuyên cung cấp các khóa đào tạo – tư vấn cho các doanh nghiệp. Nếu quan tâm tới các khóa học bạn có thể liên hệ chúng tôi ngay nhé.