Quản lý sự thay đổi văn hóa tại nơi làm việc

Thay đổi văn hóa đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh hành vi của nhân viên với các mục tiêu kinh doanh hiện tại và tương lai. Nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức cần giải quyết và vượt qua. Các chuyên gia nhân sự đã đưa ra một số thách thức và biện pháp vượt qua các rào cản trong thay đổi văn hóa công ty.

Tầm quan trọng của văn hóa tổ chức

Những công ty không quản lý được văn hóa tại nơi làm việc hoặc để cho văn hóa độc hại phát triển và lan rộng sẽ gặp vô số khó khăn trong điều hành và kinh doanh. Luật sư Richard Celler cho biết “Quấy rối, bắt nạt, vi phạm quyền của nhân viên và các hành vi lạm dụng khác xuất phát từ môi trường công ty độc hại. Nó khiến các chủ doanh nghiệp phải trả hàng triệu USD cho các khiếu nại pháp lý”.

Nhiều vụ kiện tụng có thể tránh khỏi bằng cách thay đổi văn hóa tại nơi làm việc. Điều may mắn là văn hóa độc hại thường khá dễ nhận ra. Các hành vi và thái độ tiêu cực được kiềm chế kịp thời sẽ giúp ngăn chặn được nhiều vấn đề sau này.

Thay đổi văn hóa trong một doanh nghiệp

Thay đổi văn hóa xảy ra khi một doanh nghiệp bắt đầu điều chỉnh văn hóa nội bộ theo tầm nhìn và giá trị cốt lõi của tổ chức. Quá trình này được gọi là quá trình chuyển đổi văn hóa. Nó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu mới.

Văn hóa của một công ty, hay niềm tin và hành vi ảnh hưởng đến cách mọi người hành động trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú ý đến tác động của văn hóa đối với các hoạt động và thay đổi văn hóa theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Văn hóa công ty là được thể hiện nhiều hơn bằng cảm nhận thay vì đo lường. Về bản chất, văn hóa của công ty là nhận thức chung về “cách thức thực hiện mọi việc”. Nhận thức này có thể phù hợp hoặc không phù hợp với chính sách, giá trị hoặc nhiệm vụ đặt ra.

Tuy nhiên, quản lý văn hóa doanh nghiệp có thể gặp nhiều thách thức và khó khăn khi cần cần có sự thay đổi. Nguyên nhân là do các thành phần văn hóa như giá trị, mục tiêu, vai trò, quy trình, cách giao tiếp và thái độ nhân viên đan xen và tác động qua lại lẫn nhau.

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp cần có chiến lược và lập kế hoạch cẩn thận. Nó cần bắt đầu từ cấp cao nhất và được lan rộng ra toàn bộ doanh nghiệp. Về phía bạn, bạn cần phải xác định khi nào nên thay đổi văn hóa và các yếu tố tác động đến sự thay đổi văn hóa.

Điều gì thúc đẩy sự thay đổi trong tổ chức?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhu cầu thay đổi văn hóa tại nơi làm việc. Đó có thể là công ty có sự tăng trưởng đáng kể, thay đổi trong ban lãnh đạo hoặc nhiều nhân viên giỏi chuyển sang công ty khác làm việc… Những dấu hiệu này cho thấy đã đến lúc bạn cần xem xét lại văn hóa công ty. Dưới đây là một số nguyên nhân thúc đẩy thay đổi văn hóa doanh nghiệp:

1. Nhân viên

Yếu tố đầu tiên thúc đẩy thay đổi văn hóa là những nhân viên có vấn đề.

Hầu hết nhân viên có thể tin cậy được, nhưng vẫn có một số nhân viên nổi loạn hoặc lợi dụng chính sách công ty để mang lại lợi ích cho bản thân. Ban đầu, việc cho phép một số nhân viên giữ những thói quen xấu của họ có vẻ vô hại, nhưng thái độ của họ có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến các nhân viên khác tạo ra hành vi kém cỏi xung quanh.

Thay đổi văn hóa tích cực hơn là giải pháp cho vấn đề này. Julie từ 4Good Consulting tin rằng “văn hóa có tính lây lan”. Một văn hóa nuôi dưỡng thái độ chủ động, lạc quan, giải quyết vấn đề sẽ tác động tích cực đến nhân viên và tạo ra môi trường làm việc đáng mơ ước.

2. Sự phát triển

Khi các công ty phát triển, họ nhận thấy cần phải thay đổi văn hóa tại nơi làm việc. Thời gian làm việc linh hoạt có thể phù hợp với các công ty nhỏ hơn, nhưng nếu công ty đã phát triển, cần nhiều cơ cấu và thủ tục hơn để quản lý đội ngũ nhân sự. Ngoài ra, khi các công ty phát triển, CEO thường ít được biết đến hơn, dẫn đến giảm tác động trực tiếp của CEO đến văn hóa công ty.

Sự tăng trưởng của công ty cũng có thể dẫn đến sự phát triển của các tiểu văn hóa và tạo nhiều cơ hội cho văn hóa độc hại lây lan. Nhiều quy định cần được sử dụng cho công ty đang phát triển và mô hình quản trị cần thay đổi để hỗ trợ sự phát triển này.

Nhưng sự phát triển không chỉ mang lại tác động tiêu cực đến văn hóa. Một công ty đang phát triển sẽ thu hút nhiều người mới với những quan điểm khác nhau giúp ích cho công ty. Các nhà lãnh đạo mới cũng có thể nhận ra môi trường làm việc độc hại và tạo ra các thay đổi quan trọng để ứng phó với chúng.

3. Hiệu suất

Nhiều doanh nghiệp mong muốn thuê nhân viên có hiệu suất cao từ thị trường lao động nhưng họ đã quên mất sự thật là họ đã có lực lượng lao động sẵn sàng làm việc ngay trong công ty.

Trước khi tìm kiếm các nhân tài bên ngoài, hãy kiểm tra văn hóa công ty có khuyển khích nhân viên phát triển, đổi mới và nhiệt tình với công việc hay không. Chuyên viên Marketer Jon từ Authority Hacker tin rằng việc thay đổi văn hóa sẽ giúp bạn tìm ra cách đào tạo nhân viên tốt hơn và cung cấp cho họ “các công cụ họ cần để liên tục phát triển trong doanh nghiệp”.

4. Sự ra đi của nhân viên

Nhân viên thường hay đến và đi. Nhưng nếu có quá nhiều người rời bỏ công ty mà bạn không biết lý do, bạn nên tìm hiểu lại văn hóa công ty.

Chuyên gia văn hóa doanh nghiệp Sane Green cho rằng “Những nhân viên trẻ không ngại phải rời bỏ công việc hoặc người quản lý để tìm đến vị trí tốt hơn. Nếu một doanh nghiệp muốn giữ lại những gì tốt nhất và sáng giá nhất thì họ cần mang lại trải nghiệp tốt nhất cho nhân viên.”

5. Mua bán và sáp nhập

Khi nói đến quản lý sự thay đổi văn hóa, cố vấn cấp cao Beth Browde từ Mercer cho biết “văn hóa là một vấn đề rất lớn trong sáp nhập”.

Khi các công ty sáp nhập và thay đổi lãnh đạo, động lực của công ty thường xuyên thay đổi. Việc sáp nhập và thay đổi lãnh đạo thành công phụ thuộc vào sự hội nhập văn hóa công ty thành công.

6. Khủng hoảng

Đôi khi động lực để thay đổi văn hóa doanh nghiệp không đến từ những điều tích cực.

Các vấn đề về khiếu nại khách hàng, nhân viên, quản lý… có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý, tổn thất cho công ty. Đây là thời điểm cần lãnh đạo và các chuyên gia nhân sự cân nhắc về thay đổi văn hóa công ty để tránh các vấn đề này trong tương lai.

Tạo ra nền văn hóa tại nơi làm việc tốt mang lại vô số lợi ích như

  • Tăng sự hài lòng trong công việc
  • Giảm bớt áp lực
  • Hiệu suất tốt hơn
  • Giữ chân nhân viên

Thiết lập một nền văn hóa công ty mạnh mẽ, thành công thông qua thay đổi văn hóa tổ chức là điều quan trọng đối với sự thành công lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Thay đổi văn hóa xấu trong doanh nghiệp

Văn hóa có thể là sức mạnh lớn nhất nhưng cũng có thể là điểm yếu của công ty. Bạn hãy kiểm tra doanh nghiệp của mình có đang gặp phải các dấu hiệu xấu này không:

  • Không xác định được giá trị cốt lõi
  • Người quản lý không tuân theo các giá trị cốt lõi
  • Tỷ lệ nhân viên rời bỏ công ty cao
  • Danh tiếng công ty xấu
  • Nhân viên thường xuyên đi trễ hoặc vắng mặt
  • Lượng tin đồn xấu trong văn phòng cao
  • Mâu thuẫn giữa những gì mọi người nói và làm
  • Cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhân viên
  • Nhân viên không được thừa nhận hoặc khen thưởng thỏa đáng
  • Nhân viên không được nghỉ trưa hoặc thường xuyên làm việc vào ban đêm, cuối tuần

Khi bạn nhận ra xu hướng văn hóa tiêu cực hoặc độc hại tại công ty, đã đến lúc phải thay đổi. Thay vì tiếp tục đưa ra danh sách các giá trị và yêu cầu mọi người tuân thủ, bạn cần giải quyết các vấn đề cơ bản trước bằng cách:

  • Thúc đẩy một môi trường có trách nhiệm giải trình, cả quản lý và nhân viên phải thực hiện
  • Thảo luận với các phòng ban về những gì quan trọng nhất đối với họ
  • Đưa ra các phương pháp thực hiện dựa trên phản hồi từ mọi người
  • Tiếp tục theo dõi và đánh giá văn hóa công ty

5 thách thức trong quản lý sự thay đổi văn hóa tại nơi làm việc:

Các quản lý lãnh đạo phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý sự thay đổi văn hóa. Có 5 thách thức chính được các chuyên gia đưa ra:

1. Chống lại sự thay đổi

Heidi Lynne Kurter, người sáng lập và CEO của Heidi Lynne Consulting cho rằng: “Thách thức lớn nhất mà tôi thấy khi cố gắng thay đổi văn hóa doanh nghiệp là những phản đối thay đổi”. Nhân viên không muốn thấy những thay đổi ở nơi làm việc, thậm chí một số nhân viên có xu hướng chống lại những thay đổi.

Những nhân viên lan truyền sự tiêu cực có thể gây tổn hại cho việc thay đổi văn hóa. Matthew Ross, đồng sở hữu và COO của RIZKNOWS và The Slumber Yard lưu ý rằng những người này “có xu hướng lên tiếng chống lại ban quản lý và những nhân viên khác. Trong những trường hợp này, điều quan trọng mà bạn cần làm là giải thích tại sao những thay đổi đó lại quan trọng và lợi ích của thay đổi đối với doanh nghiệp.

Jim Robertson, CEO của The Alternative Board Woodlands cho rằng dù đã thực hiện thay đổi văn hóa, “Nhân viên có thể quay lại những gì họ đã quen thay vì tiếp tục làm theo cái mới”.

Phản đối thay đổi không đồng nghĩa với nổi loạn. Giám đốc nhân sự Alex Robinson tại Team Building Hero cho biết “Những nhân viên lớn tuổi bất đồng quan điểm trong thầm lặng, giảm năng suất và giảm hài lòng trong công việc”. Điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp. Quản lý thay đổi văn hóa thành công là đưa tất cả nhân viên tham gia vào quá trình chuyển đổi và nhận các phản hồi từ họ.

2. Thiếu động lực để thay đổi

Việc thu hút nhân viên và các giám đốc tham gia vào thay đổi văn hóa tại nơi làm việc có thể rất khó khăn.

Alex Robinson, giám đốc nhân sự tại Team Building Hero cho biết “Cách tốt nhất để nhân viên chấp nhận sự thay đổi văn hóa là thuyết phục họ và chọn những nguyên tắc, giá trị không thể chối cãi.” Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách xây dựng các nguyên tắc có ý nghĩa đối với nhân viên và nhận được sự hỗ trợ từ họ. Tuy vậy, việc thu hút được ủng hộ của nhân viên chỉ là một phần của thách thức.

Tạo được sự đồng tình của các giám đốc cũng rất quan trọng. Thậm chí, việc này còn khó hơn thuyết phục nhân viên nếu ban giám đốc không thấy cần phải dành thêm thời gian và nguồn lực để thay đổi văn hóa nơi làm việc. Tuy nhiên, sự tham gia của các quản lý rất quan trọng vì văn hóa sẽ được lan truyền từ trên xuống. Nếu đội ngũ quản lý không sẵn sàng thực hiện thay đổi, công ty của bạn sẽ gặp khó khăn trong thay đổi.

3. Thiếu quyền sở hữu

Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không chỉ của riêng bộ phận nhân sự.

Julie từ 4Good Consulting cho biết “không phải ai cũng cảm thấy có trách nhiệm thay đổi văn hóa hoặc tin rằng họ có khả năng tác động đến nó”. Thông báo cho mọi người về những thay đổi bạn muốn thực hiện, thử nghiệm các sáng kiến khác nhau đối với nhóm thử nghiệm sẽ giúp bạn có được kết quả phản hồi hợp lý. Điều này cũng giúp các nhân viên hiểu rằng họ là một phần quan trọng của quá trình thay đổi.

4. Sự tự mãn

Mọi người thường không muốn làm đảo lộn tình hình hiện tại. Joshia M. Evans từ Hiệp hội tư vấn văn hóa cho biết “Mọi người đã quá quen với “những điều đang diễn ra” đến mức họ sẽ đấu tranh với bất cứ điều gì mới, ngay cả khi nó tốt hơn, chỉ để giữ những gì quen thuộc”. Đặt ra những kỳ vọng về văn hóa sẽ giúp vượt qua sự tự mãn, “liên tục truyền đạt và củng cố những kỳ vọng về văn hóa mới.”

5. Tiềm năng bị giới hạn

Một số công ty nhận ra cần phải thay đổi văn hóa khi họ đối mặt với vấn đề tiềm năng của nhân viên bị giới hạn. Bạn có thể vượt qua thách thức này bằng cách phân bổ ngân sách và thời gian cho đào tạo và phát triển nguồn lực để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, tạo ra văn hóa học tập cho toàn doanh nghiệp.

Dịch từ How to Successfully Manage Culture Change in the Workplace

Đọc thêm bài viết khác về thay đổi văn hóa doanh nghiệp tại: Các giải pháp quản lý thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ