Tại sao lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc lại quan trọng với thành công của doanh nghiệp

Hãy dành thời gian để nghĩ về người lãnh đạo hoặc quản lý mà bạn thích làm việc cùng. Họ có phẩm chất nào để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả hay người tích cực để làm việc cùng? Có lẽ những từ và cụm từ như “đồng cảm”, “biết lắng nghe” và “giao tiếp hiệu quả” sẽ xuất hiện. Đó là các cụm từ mô tả trí tuệ cảm xúc.

Tiến sỹ Daniel Goleman, một nhà tâm lý học cộng tác thường xuyên với Harvard Business Review và cũng là tác giả cuốn sách Trí tuệ Cảm xúc cho biết những mô tả này thường được sử dụng để nói về lãnh đạo mạnh mẽ, tích cực tại nơi làm việc và không phải ngẫu nhiên mà họ là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc. Trong cuốn sách Trí tuệ Cảm xúc, ông cho rằng trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng quan trọng đối với thành công như IQ, đặc biệt là đối với những người lãnh đạo. Bài viết này sẽ xem xét vai trò của EQ tại nơi làm việc và tìm hiểu nguyên nhân tại sao nó là một phần quan trọng trong quá trình phát triển của các nhà lãnh đạo nhằm thực thi thành công chiến lược của tổ chức.

Kết nối trí tuệ cảm xúc với hiệu suất

Tiến sỹ Goleman nói rằng “Bạn cần các kỹ thuật cụ thể khi thực hiện công việc, nhưng chúng không giúp bạn trở thành một nhà lãnh đạo, thành viên nhóm hay nhân viên xuất sắc”. Giảng viên và nhà huấn luyện Leila Bulling Towne của Udemy Business cũng đồng tình với quan điểm này khi nói rằng “Trí tuệ cảm xúc (EQ) là phần bí mật của đại đa số những người có thành tích xuất sắc tại nơi làm việc”

Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng hiểu được cảm xúc của chính họ và những người xung quanh. Cụ thể hơn, Tiến sỹ Goleman xác định 5 thành tố của trí tuệ cảm xúc là:

  1. Nhận diện bản thân
  2. Tự điều chỉnh bản thân
  3. Động lực
  4. Đồng cảm
  5. Các kỹ năng xã hội

Những đặc điểm này kết hợp với nhau tạo nên nhân viên xuất sắc mà Tiến sỹ Goleman đã đề cập ở trên. Thực tế, theo nghiên cứu của ông, 66% người được khảo sát cho rằng trí tuệ cảm xúc giúp phân biệt những người có thành tích xuất sắc tại nơi làm việc. Điều này trái ngược với tư tưởng xem IQ hay các kỹ năng kỹ thuật – vốn chỉ có 33% người đồng tình là chúng có thể giúp phân biệt những người có thành tích tốt với các nhân viên còn lại.

Con số này thậm chí còn cao hơn khi mọi người xem xét cấp bậc lãnh đạo. 85% người cho rằng các lãnh đạo hiệu quả thường có trí tuệ cảm xúc cao. Tại một sự kiện gần đây của ngành nhân sự Greenhouse Open, ông nói rằng “Bạn càng ở vị trí cao trong tổ chức thì trí tuệ cảm xúc càng đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả”.

Các nhà lãnh đạo cần một số kỹ năng kỹ thuật ở mức nào đó để đưa ra chiến lược, những các kỹ năng tạo sức mạnh ở con người như thuyết phục, giao tiếp và hợp tác mới là những thứ cuối cùng mang chiến lược vào thực tế.

Cách EQ giúp các nhà lãnh đạo động viên nhân viên

“Một trong những khía cạnh thú vị nhất của EQ là nó có thể được cải thiện – không giống với IQ, vốn tương đối ổn định trong suốt cuộc đời con người”, theo Giảng viên Leila Bulling Towne. Là một nhà huấn luyện điều hành, Leila làm việc với các nhà lãnh đạo để giúp họ nâng cao trí tuệ cảm xúc. Cô cho biết “Nhiều nhà lãnh đạo trong số này đang chủ động phát triển khả năng nhận biết, hiểu và quản lý cảm xúc của mình”.

Điều đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phát triển những kỹ năng này do bộ não xã hội. Khi ở cạnh người khác, chúng ta có xu hướng phản ánh cảm giác và cách cư xử của họ. Tiến sỹ Goleman giải thích rằng “Cảm xúc có tính lây lan và dễ lây lan nhất từ người có quyền lực nhất trong phòng ra ngoài”. Khái niệm này cho rằng khi các nhà lãnh đạo thể hiện sự tích cực và nhiệt tình, nhóm của họ sẽ phản ánh những đặc điểm đó và hiệu suất có thể sẽ tăng lên. Điều ngược lại cũng đúng. Các nhóm sẽ nhận ra sự căng thẳng hoặc kỹ năng giao tiếp kém của người lãnh đạo phản ánh những đặc điểm đó. Kết quả là chúng ta có thể thấy hiệu suất hoặc động lực bị ảnh hưởng.

Ví dụ về lây lan này cho thấy các đặc điểm EQ như tự nhận thức và đồng cảm có thể khiến lãnh đạo trở thành người động viên tích cực cho nhóm như thế nào. Tiến sỹ Goleman nói “Nếu không có sự đồng cảm, bạn sẽ là loại ông chủ mà không ai muốn làm việc cùng. Khi một nhà lãnh đạo nhận ra lời nói, hành động và cảm xúc của mình ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên, qua đó tích cực nuôi dưỡng cảm giác an toàn về tâm lý cho nhóm, họ sẽ có nhiều khả năng giúp nhóm của mình thành công hơn.”

Giúp lãnh đạo của bạn phát triển trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc cao ở các nhà lãnh đạo khiến công việc của nhóm trở nên thú vị hơn, những lợi ích của nó còn vượt xa hơn thế. Đó là sự hài lòng và cam kết trong công việc cao hơn, doanh thu thấp hơn và sức khỏe thể chất, tinh thần cao hơn. Tiến sỹ Goleman cho biết mặc dù CEO và giám đốc điều hành thường được thuê vì chuyên môn kinh doanh của họ, nhưng họ cũng thường bị sa thải vì thiếu trí tuệ cảm xúc.

Dịch từ Why Emotional Intelligence in Leaders is Critical for Organizational Success

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ