Khiêm tốn – kỹ năng mới cần có của một lãnh đạo có trí tuệ cảm xúc

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng là những người có thành tích cao, có tính cạnh tranh cao, muốn giành chiến thắng lớn và đạt được kết quả nhanh chóng. Những bản năng này rất mạnh mẽ và thường cần thiết. Suy cho cùng, mọi tổ chức đều cần tham vọng. Mọi công ty đều cần xây dựng những sản phẩm thành công và tăng thị phần. Nhưng phong cách lãnh đạo truyền thống là chỉ huy và kiểm soát, áp đặt, độc đoán không còn phù hợp với những thách thức kinh doanh ngày nay.

Sau những tổn thương và căng thẳng do đại dịch COVID-19, với sự thiếu hụt nhân tài trong nhiều ngành, nhân viên cần nhiều hơn về văn hóa lấy con người làm trung tâm và nuôi dưỡng. Thay vì “ông chủ anh hùng”, người ra lệnh cho mọi người xung quanh và lãnh đạo dựa trên ý chí (hoặc tệ hơn là độc đoán, sợ hãi và hăm dọa), những nhà quản lý thành công ngày nay cần có trí tuệ cảm xúc (EQ) ở mức độ cao hơn và các kỹ năng mềm không liên quan đến áp đặt.

Hơn bao giờ hết, đang có một phong cách lãnh đạo mới trong môi trường kinh doanh. Thay vì tôn vinh những lãnh đạo “alpha dog” thống trị nhóm của mình, các doanh nghiệp hiện nay cần sự lãnh đạo khiêm tốn. Các nhà lãnh đạo công ty có thể phát huy tối đa động lực cạnh tranh, đạt được những thắng lợi lớn cho tổ chức của mình mà vẫn dịu dàng, quan tâm đến nhóm và chia sẻ công lao. Tinh thần lãnh đạo vị tha, có EQ cao này được gọi là “sự khiêm tốn triệt để.

Hãy xem xét 3 nguyên lý chính của “khiêm tốn triệt để” và cách xây dựng kỹ năng lãnh đạo thông minh về mặt cảm xúc này trong tổ chức của bạn.

1. Hiểu biết về bản thân: Biết và phát triển bản thân, đồng nghiệp của mình

Những nhà lãnh đạo khiêm tốn rất giỏi trong việc phát triển khả năng tự nhận thức đúng đắn và chính xác. Sự khiêm tốn triệt để đòi hỏi họ phải nắm lấy điểm mạnh và tài năng của mình đồng thời thừa nhận những khuyết điểm và điểm yếu. Bạn càng hiểu rõ bản thân và nhận thức được những hạn chế của mình thì bạn càng có nhiều khả năng giúp nhóm tăng tốc hiệu suất và quản lý rủi ro.

Các nhà lãnh đạo nên liên tục tìm kiếm phản hồi 360 độ chân thật về hiệu suất của mình. Bạn có thể sử dụng những câu hỏi này trong các cuộc gặp riêng:

  • Tôi làm tốt điều gì?
  • Tôi có thể làm tốt hơn điều gì?
  • Tôi nên ngừng làm điều gì, bắt đầu làm điều gì hay tiếp tục duy trì điều gì?

Điều này không có nghĩa là lãnh đạo không nên tự tin hay nói về điểm mạnh của bản thân. “Khiêm tốn” không đồng nghĩa với “tự ti”. Thay vào đó, bạn nên cố gắng nhận thức bản thân thật chính xác. Những nhà lãnh đạo khiêm tốn không mong đợi việc mình là người thông minh nhất trong mọi chủ đề. Hãy nhận thức được những gì mình không biết. Hãy nhạy cảm với cách thức (và thời điểm) yêu cầu giúp đỡ, đồng thời sẵn sàng tận dụng điểm mạnh và kiến thức chuyên môn của người khác.

2. Lãnh đạo quan hệ: Xây dựng mối quan hệ bền chặt bằng sự tin cậy và minh bạch

Lãnh đạo là hoàn thành những công việc quan trọng thông qua mối quan hệ hợp tác với người khác. Những nhà lãnh đạo giỏi phát huy tối đa nỗ lực của người khác để đạt được thành tựu lớn hơn và tốt hơn, vượt xa hành động cá nhân của bất kỳ ai.

Với tư cách là lãnh đạo, bạn là một phần của mối quan hệ hai chiều với người mà bạn quản lý, làm việc cùng hoặc báo cáo. Điều quan trọng là phải cho cấp dưới trực tiếp thấy rằng bạn coi trọng họ và quan tâm đến họ với tư cách là con người chứ không phải chỉ là nhân sự hoàn thành nhiệm vụ cho bạn. Khả năng lãnh đạo tổ chức khiêm tốn đòi hỏi bạn hiểu và tích cực phát triển động lực giữa các cá nhân và nhóm.

Khi bạn luyện tập khiêm tốn triệt để, việc trao đổi thường xuyên với các bên liên quan sẽ trở thành sự trao đổi, phản hồi minh bạch. Điều này giúp tạo ra văn hóa không sợ hãi, nơi mọi người cảm thấy an toàn khi lên tiếng và đóng góp. Điều này hoàn toàn trái ngược với nền văn hóa Top-Down, độc đoán, gây sợ hãi, nơi mọi người sợ mắc sai lầm hoặc mất lòng “sếp”.

Nghiên cứu của tôi trong 10 năm qua, tôi luôn phát hiện ra rằng các tổ chức quan tâm đến khiêm tốn triệt để từ lãnh đạo sẽ có nền văn hóa hợp tác, sáng tạo, tự tin và đạt được kết quả kinh doanh lớn hơn.

Group of young business people having a meeting or presentation and seminar standing in the office. Portrait of a young business woman talking

3. Tư duy phát triển: Trao quyền cho mọi người học hỏi từ thất bại

Lãnh đạo khiêm tốn không sợ thất bại. Thay vào đó họ có thể xem thất bại hay các sai lầm trong quá khứ như một cơ hội phát triển và là cơ hội tốt để cải tiến.

Tạo ra tư duy phát triển cho bản thân và đội nhóm đòi hỏi bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Hãy thử những điều mới và học những kỹ năng mới để rèn luyện các phần khác nhau của bộ não. Điều này có thể bao gồm việc tham gia một khóa học trực tuyến về các kỹ năng nghề nghiệp mới, tham gia một lớp học phát triển, thử một môn thể thao mới hoặc học một ngôn ngữ mới. Thử những điều mới – ngay cả khi không thoải mái, thất bại hoặc mắc sai lầm 0 có thể kích thích tinh thần phát triển của bạn. Sự khó chịu và thử thách khiến chúng ta khiêm tốn theo khía cạnh tốt.

Sự khiêm tốn thường mang tiếng xấu vì nó gắn liền với sự yếu đuối. Mọi người phản đối điều đó vì họ cho rằng khiêm tốn có nghĩa là thiếu tự tin và tham vọng, hoặc không thể khẳng định bản thân. Nhưng điều này không đúng. Bạn có thể khiêm tốn và quyết đoán. Bạn có thể khiêm tốn và cứng rắn, khắt khe và tự tin. Bạn có thể khiêm tốn và cạnh tranh. Trên thực tế, trong thị trường nhân tài ngày nay, sự khiêm tốn triệt để có thể là lợi thế cạnh tranh lớn nhất.

Đó là bởi vì các tổ chức đang cạnh tranh để tìm kiếm càng nhiều nhân tài. Hầu hết mọi người không muốn bị những kẻ độc tài điều khiển. Thay vào đó, họ muốn trở thành một phần của nền văn hóa hợp tác, nơi mọi người đều được đánh giá cao. Sự khiêm tốn triệt để giúp các nhà lãnh đạo tạo ra một nền văn hóa nơi các quyết định được đưa ra với sự tin tưởng và minh bạch, mọi người không ngại chia sẻ ý tưởng, thử những điều mới và thậm chí mắc sai lầm – bởi vì thất bại là một cơ hội khác để học hỏi và phát triển. Đổi mới tiếp theo hoặc ý tưởng sản phẩm có tính thay đổi doanh nghiệp có thể đang có sẵn trong tâm trí mọi người chỉ chờ được lên tiếng và lắng nghe. Sự khiêm tốn triệt để có thể giúp thu thập những ý tưởng và đóng góp tốt nhất trong nhóm và mang lại chiến thắng lớn cho tổ chức của bạn.

Dịch từ Radical Humility: The New Must-Have Skill for Emotionally Intelligent Leaders

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ