Bạn không thể tránh được những tranh chấp, bất đồng ý kiến với người khác trong cuộc sống hằng ngày. Rèn luyện kỹ năng giải quyết xung đột sẽ giúp bạn xử lý các tình huống này dễ dàng hơn trong cuộc sống.
1. Các dấu hiệu có sự mâu thuẫn xung đột trong nhóm
Quá trình tương tác đội nhóm có thể xảy ra những khó khăn và tạo ra sự xung đột. Có những mâu thuẫn giữa các thành viên phát sinh xảy ra như sự tranh luận, cạnh tranh trong nhóm.
Các dấu hiệu của mâu thuẫn
- Khi có sự khác biệt về giá trị.
- Cạnh tranh quyền lợi.
- Khi không xác định rõ vao trò của bản thân và của người khác.
Tính hai mặt của xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm
Tiêu cực:
- Mẫu thuẫn hình thành nên trình huống cãi cọ, tranh luận và đánh nhau.
- Mâu thuẫn như là những khác biệt có tính thù địch và bất mãn giữa hai hoặc nhiều bên.
- Mâu thuẫn được xem là sự bất bình thường, thiếu tính xây dựng. Nó có thể làm hỏng các mối quan hệ, phá vỡ sự cân bằng.
- Một nhóm luôn có mâu thuẫn mà không có cách giải quyết sẽ kiến cho các thành viên cảm thấy không an toàn và thù địch lẫn nhau.
Tích cực:
- Mâu thuẫn đạt tới một thế cân bằng trong hệ thống.
- Mâu thuẫn thường xem là một nhân tố cần thiết cho sự phát triển.
- Tính thường xuyên của mâu thuẫn tạo ra do có những sự khác biệt của mỗi cá nhân.
- Không có mâu thuẫn thì sẽ không có sáng tạo và động lực.
- Một nhóm mà không có sự mâu thuẫn là một nhóm khó có thể phát triển và tồn tại được.
Xem thêm bài viết: Phát Triển Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Và Những Sai Lầm Cần Tránh
2. Cách giải quyết xung đột trong nhóm
Khi các xung đột xảy ra trong nhóm thì xẽ được kiểm xoát bằng những phương pháp khác nhau để kiểm xoát những vấn đề khó khăn. Đối với các vấn đề lớn hoặc các mâu thuẫn lớn thì cần dành nhiều thời gian giải quyết hơn.
Những mâu thuẫn và khó khăn không xuất hiện ngay lập tức để giải quyết vấn đề cốt lõi cần thời gian và sự thương thuyết nhiều hơn. Kỹ năng điều hành của người quản lý, điều phối nhóm là rất quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn. Vậy nên người quản lý cần phải có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để giải quyết mâu thuẫn.
Xem thêm: Phát Triển Kỹ Năng Tư Duy Đột Phá
3. Các bước giải quyết mâu thuẫn
Xác định vấn đề từ phía có mâu thuẫn
Bạn cần lắng nghe những gì các thành viên chia sẻ và cảm nhận. Khi lắng nghe chú tâm, bằng sự đánh giá của mình và chính các thành viên tham gia trong nhóm. Lắng nghe tất cả những điểm mạnh, các thông tin để hiểu rõ vấn đề mâu thuẫn trong nhóm là gì.
Xác định vấn đề từ các phía khác
Tìm hiểu liệt kê ý kiến các bên, nguyên nhân, lý do gây ra mâu thuẫn và điều phối để mọi người đầu hiểu vấn đề họ đang gặp phải. Hỗ trợ và đảm bảo các thành viên hiểu họ đang có mâu thuẫn gì. Vì đôi khi mâu thuẫn đó xảy ra chỉ xuất phát từ một hoặc vài thành viên trong nhóm. Kỹ năng giải quyết xung đột giúp các thành viên trong nhóm xác định lại vấn đề mâu thuẫn và cùng nhau tìm ra giải pháp.
Đặt ra các giải pháp khác nhau
Bằng cách đặt ra các câu hỏi dành cho nhóm, phân tích lấy ý kiến và đưa ra các giải pháp. Nên tập trung vào các vấn đề hiện tại để giải quyết thay vì mọi người tranh luận và đổ lỗi cho nhau. Nên điều quan trọng là xem xét vấn đề tạo ra sự mâu thuẫn có đáng để giành thời gian và năng lượng hay không.
Tìm hiểu thêm: Những Vai Trò Và Nguyên Tắc Trong Kỹ Năng Quản Lý Con Người
Chọn những giải pháp
Khi bạn đưa ra được những giải pháp khả thi cải thiện quá trình làm việc nhóm thì những xung đột sẽ dần tan biến. Điều này cần tới điều phối viên rất nhiều vì vai trò của nó là rất quan trọng. Có thể đặt ra một số câu hỏi cho các thành viên trong nhóm như: Giải pháp đó giúp gì được cho chúng ta? Chúng ta sẽ làm gì cho những giải pháp đó? Mức độ cam kết đóng góp của các thành viên trong nhóm như thế nào để hiệu quả?
Thực hiện giải pháp
Khi các thành viên trong nhóm thống nhất với nhau về thực hiện giải pháp đã chọn, thì đóng vai trò là một người quản lý bạn nên khuyến khích động viên các thành viên trong nhóm giữa ở thế trung lập khi có những đối đầu hay những mâu thuẫn không đáng có.
Theo dõi – Lượng giá
Bạn nên theo dõi quá trình tương tác giữa các thành viên trong nhóm, hành vi, thái độ của những thành viên tạo ra mâu thuẫn để cân bằng các mối quan hệ và cải thiện chất lượng làm việc. Khi xung đột đã được nêu ra và giải quyết thì sẽ có nhau cầu để quyến khích các thành viên bày tỏ quan điểm cảm xúc của mình, thiết lập sự tin tưởng và an toàn.
LCT Education hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay quan tâm tới các khóa học để phát triển cho doanh nghiệp của mình thì liên hệ ngay với chúng tôi nhé.