THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, công việc và cách giao tiếp của mọi người.

So sánh với giai đoạn hậu COVID-19 – cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng chưa từng có đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế thị trường – chúng ta đang thấy những thay đổi lớn khác do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Tự động hóa khiến nhiều công việc thay đổi.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sử dụng công nghệ thực-ảo như Internet vạn vật (the Internet of Things – IoT) và Internet hệ thống (the Internet of Systems) vào các hoạt động khác nhau. Internet of Things là một mạng gồm các thiết bị thông minh được kết nối với nhau, cho phép từng thiết bị riêng biệt gửi và nhận dữ liệu với các thiết bị khác trên mạng. Internet of Systems là các hệ thống độc quyền thu thập dữ liệu từ các mạng IoT để đưa ra các quyết định độc lập về xã hội, kinh tế, thậm chí về cả chính trị.

Khi IoT trở nên phổ biến hơn, các thiết bị thông minh sẽ có nhiều quyền truy cập vào dữ liệu hơn. Điều này cho phép chúng trở nên độc lập. Chúng sẽ có đủ thông tin để tự đưa ra các quyết định và kiểm soát các quá trình kinh doanh quan trọng mà không cần con người phải nhập dữ liệu.

Vậy, con người sẽ có vai trò gì trong thị trường việc làm tương lai?

Theo Diễn đàn công nghệ thế giới (The World Economic Forum), khoảng 65% trẻ em đang học tiểu học sẽ làm những công việc hoàn toàn mới so với thị trường việc làm hiện nay.

Quá trình tự động hóa nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 diễn ra nhanh vượt trội so với tốc độ phát triển của các lĩnh vực sản xuất. 60% việc làm trong lĩnh vực sản xuất, 40% lĩnh vực tài chính, 30% lĩnh vực tiếp thị, 60% lĩnh vực bán hàng, 50% lĩnh vực khách sạn và 50% lĩnh vực bán buôn và bán lẻ được dự báo sẽ biến mất vào đầu những năm 2030.

Trong 20 năm qua, việc sử dụng công nghệ mới đã khiến một số việc làm mất đi đồng thời tạo ra các việc mới. Mặt khác, những tiến bộ công nghệ cũng dẫn đến sự xuất hiện của nhiều công việc đòi hỏi kỹ năng và năng khiếu mới.

Những thay đổi này có cải thiện hay cản trở mức sống hiện tại và tương lai nghề nghiệp của chúng ta hay không?

Một nghiên cứu do Viện Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institude) cho rằng khoảng một nửa lực lượng lao động sẻ bị ảnh hưởng khi trí tuệ nhân tạo AI và tự động hóa trở nên phổ biến hơn. Các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển đều nằm trong sự ảnh hưởng này.

50% công ty tin rằng đến năm 2024, tự động hóa sẽ làm giảm số lượng nhân sự toàn thời gian. Đến năm 2030, robot sẽ thay thế hơn 1 tỷ nhân viên trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số ngành sẽ có tỷ lệ thay thế thấp hơn do yêu cầu riêng về kỹ năng mà chỉ con người mới có thể làm tốt. Có thể kể đến ngành nghề liên quan tới con người.

Mặc dù robot có thể hoàn thành tốt các công việc liên quan đến thể chất, có khả năng dự đoán nhanh chóng, hiệu quả và an toàn, nhưng nó không hoàn hảo. Hầu hết các robot hiện nay đều thiếu các kỹ năng xã hội. Chatbot có thể tự động phản hồi các câu hỏi và khiếu nại của khách hàng, nhưng chúng còn quá cứng nhắc. Robot chưa có khả năng đồng cảm để chăm sóc khách hàng một cách toàn diện.

Là một học sinh hay sinh viên, bạn có thể làm được gì?

Bạn cần đầu tư 10 kỹ năng cần thiết cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

  • Giải quyết các vấn đề phức tạp
  • Tư duy phản biện
  • Sáng tạo
  • Quản lý con người
  • Phối hợp hiệu quả với người khác
  • Trí thông minh cảm xúc
  • Ra quyết định
  • Định hướng dịch vụ
  • Đàm phán thương lượng
  • Tư duy linh hoạt

3 yếu tố khiến con người luôn vượt trội hơn so với máy móc:

  1. Sáng tạo: Mọi hoạt động sáng tạo từ khám phá khoa học đến viết, khởi nghiệp đều rất khó bị thay thế.
  2. Tương tác xã hội: Robot không có trí tuệ cảm xúc như con người nên không thể làm tốt các công việc yêu cầu có sự tương tác cao.
  3. Sự khéo léo và khả năng vận động kết hợp với hai yếu tố trên:  Khiêu vũ, leo núi, bơi lội… là các hoạt động vừa khó bị thay thế vừa mang lại cho con người sự nhanh nhẹn và tinh thần thoải mái.

Khi người lao động cân bằng các yếu tố trên, các chuyên gia cần hoạch định lại cơ cấu việc làm, thu nhập và phúc lợi của nhân viên.

Một khi thị trường lao động có sự chuyển dịch, người lao động cần được đảm bảo tiếp cận đầy đủ với các cơ hội việc làm. Bảo trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng công việc bấp bênh này.

Vai trò của Bosch trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Khái niệm “hệ thống sản xuất thực – ảo” (tên ban đầu của công nghiệp 4.0) được đưa ra lần đầu vào năm 2011.

Vào năm 2012, Bosch cùng nhóm công tác về công nghiệp 4.0 của Đức đưa ra các khuyến nghị ban đầu cho Chính phủ Liên bang Đức. Họ cho rằng “Đức sở hữu tất cả các năng lực cần thiết trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và kỹ thuật cơ khí để tiếp tục thành công trong giai đoạn IoT phát triển.”

Năm 2013, Bosch tuyên bố rằng công nghiệp 4.0 tạo ra các mô hình kinh doanh dựa trên tiềm năng kỹ thuật của công nghiệp 3.0. Nó sẽ dẫn đến “chất lượng cuộc sống tốt hơn” chứ không phải lợi nhuận cao hơn.

Năm 2014, Bosch tạo ra robot đầu tiên trên thế giới có thể hợp tác với con người. Thay vì thay thế con người, robot được cho là sẽ giải phóng họ để tìm được các cơ hội việc làm mới.

Năm 2015, Bosch phát động chiến dịch giáo dục đào tạo về công nghệ thông tin và các công việc cần bằng cấp học thuật cho những người chưa có bằng. Mục đích của chiến dịch này là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyên môn phần mềm và chuẩn bị lực lượng lao động cho các công việc trong Công nghiệp 4.0. Khoảng 80 công nhân lành nghề đã tham gia nhóm đầu tiên.

Năm 2016, Bosch ra mắt Cloud (điện toán đám mây) riêng cho các dịch vụ trên Internet, trở thành nhà cung cấp dịch vụ đầy đủ về kết nối và IoT.

Năm 2017, Bosch tạo ra nơi làm việc đầu tiên nơi con người và máy móc cùng làm việc song song với nhau. “Con người đóng vai trò quan trọng trong ra quyết định và điều khiến máy móc dưới sự hỗ trợ chính xác của các trợ lý sản xuất”. Nơi làm việc 4.0 (Workplace 4.0) phải phù hợp với từng cá nhân từ chiều cao của thiết bị tới tốc độ hay khả năng hướng dẫn các quy trình mới.

Năm 2019, chương trình đào tạo nghề đầu tiên trên toàn nước Đức hướng đến bộ kỹ năng Công nghiệp 4.0 ra mắt. Chương trình này được phát triển bởi Bosch và Phòng thương mại. Chương trình đào tạo hiện cũng được sử dụng ở Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Năm 2020, Bosch đưa mạng 5G đầu tiên vào hoạt động và tiên phong trong ứng dụng công nghệ 4.0 để thiết lập các hoạt động sản xuất toàn cầu. “Tính bền vững” trở thành yếu tố trọng tâm của các hoạt động quản lý và kinh doanh.

Dịch từ The Fourth Industrial Revolution – Talking points, theo AIT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline:0967 92 56 56
Nhắn tin Facebook Zalo: 0967 92 56 56 Bản đồ